Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$item_name is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 58

Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$beta is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 64

Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$item_id is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 65

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$field is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 14

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$value is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 15

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$unique is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 16

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$where is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 17

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$parent is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 18

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_color::$field is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 14

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_color::$value is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 15

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_color::$unique is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 16

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_color::$where is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 17

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_color::$parent is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 18

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_color::$field is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 14

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_color::$value is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 15

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_color::$unique is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 16

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_color::$where is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 17

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_color::$parent is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 18

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_typography::$field is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 14

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_typography::$unique is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 16

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_typography::$where is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 17

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_typography::$parent is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 18

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_typography::$field is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 14

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_typography::$unique is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 16

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_typography::$where is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 17

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_typography::$parent is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 18

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$field is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 14

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$value is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 15

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$unique is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 16

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$where is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 17

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$parent is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 18

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$field is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 14

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$value is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 15

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$unique is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 16

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$where is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 17

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$parent is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 18

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$field is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 14

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$value is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 15

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$unique is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 16

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$where is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 17

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$parent is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 18

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$field is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 14

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$value is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 15

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$unique is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 16

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$where is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 17

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$parent is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 18

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$field is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 14

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$value is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 15

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$unique is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 16

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$where is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 17

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$parent is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 18

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$field is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 14

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$value is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 15

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$unique is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 16

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$where is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 17

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$parent is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 18

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$field is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 14

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$value is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 15

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$unique is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 16

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$where is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 17

Deprecated: Creation of dynamic property CSF_Field_number::$parent is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/framework/classes/fields.class.php on line 18
Phân tích tác phẩm “VỢ NHẶT” của Kim Lân - Ôn Thi Tốt

Phân tích tác phẩm “VỢ NHẶT” của Kim Lân

Phân tích tác phẩm “VỢ NHẶT” của Kim Lân

I. Giới thiệu chung về tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân

Tác giả: Kim Lân là nhà văn gắn bó với con người và cảnh sắc làng quê Việt Nam. Ông có tài khắc họa tâm lý nhân vật và xây dựng cốt truyện độc đáo, bất ngờ.

Tác phẩm

  • Trích trong tập truyện “Con chó xấu xí” năm 1962
  • Truyện dựa theo tiểu thuyết “Xóm Ngụ Cư” của Kim Lân đã bị thất lạc sau CMT8.
  • Truyện phản ánh nạn đói khủng khiếp năm 1945. Đây còn là bài ca ca ngợi:

+ Vẻ đẹp của tình người.

+ Khát vọng sống của con người, khát vọng hạnh phúc.

+ Niềm tin vào tương lai của những người dân nghèo.

II. Tìm hiểu văn bản “Vợ nhặt” của Kim Lân

  1. Bức tranh nạn đói năm 1945.

a) Thời điểm: Câu chuyện xảy ra lúc “cái đói tràn đến xóm này từ lúc nào”– xóm Ngụ Cư. Nạn đói như một cơn lũ không báo trước, bất ngờ đổ ập xuống, đe dọa từng xóm làng, uy hiếp từng con người à Cách diễn đạt của Kim Lân đã khắc họa được nỗi kinh hoàng của người dân Việt Nam trước nạn đói khủng khiếm đã cướp đi gần một phần 10 dân số lúc bấy giờ. Thiệt hại ấy còn lớn hơn bất kì một cuộc chiến tranh nào trong lịch sử dân tộc.

b) Không gian ngày đói: Bao trùm cả xóm ngụ cư là không khí chết chóc:

  • Nó hiện lên thành màu sắc:

+ Đó là “màu xanh xám như những bóng ma” của những người sắp chết, đó là làn da xanh xao do thiếu ăn, đói khát, không có sức sống.

+ Đó còn là màu đen của lũ quạ bay “đầy trời như những đám mây đen” à Báo hiệu điềm gỡ.

  • Nó còn vẫy lên thành mùi:

+ Không khí đầy mùi tử khí: “Không khí vẫn lên mùi ẩm thối của rác rưỡi và mùi gây của xác người”

+ “Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt”

  • Nó bật lên thành những âm thanh:

+ Đó là tiếng kêu thê lương của lũ quạ: “tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết”

+ Đêm tân hôn của Tràng diễn ra trong “tiếng hờ khóc vẳng đến từ phía những nhà có những người chết đói”.

+ Tiếng trống thúc thuế “dội lên mồi hồi trống, dồn dập, vội vã”.

Cuộc sống của xóm ngụ cư đang bị bao vây trong những gam màu, mùi và những âm thanh ghê rợn, ám ảnh ấy. Cái chết lan tràn khắp nơi, sự sống chỉ còn là thoi thóp, yếu ớt

c) Hình ảnh con người: Chủ yếu được xây dựng bằng nghệ thuật so sánh:

  • Người chết nhiều vô kể: “chết như ngả rạ”. Sáng nào cũng có “ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường”.
  • Người sống thì lẫn vào thế giới của người chết: “xanh xám như những bóng ma”, “dật dờ lặng lẽ như những bóng ma”.

Chân dung người đói hiện lên ưu tối, hốc hác, rất gần với những người chết. Hai lần so sánh người sống như những bóng ma để Kim Lân khẳng định ranh giới giữa người và ma, sự sống và cái chết, cõi âm và cõi dương, nó thật mong manh. Con người đang ở mép bờ vực, bóng ma tử thần đó đang bao trùm cả xóm ngụ cư.

Chuyển ý: Bất chấp những điều đó, con người ở đây vẫn có khát vọng sống, khát vọng được ấm no, hạnh phúc. Nạn đói chỉ giết chết được thể xác chứ không giết được tinh thần của họ

  1. Hình tượng nhân vật anh Tràng (nhân vật trung tâm)

a) Ngoại hình của anh Tràng

  • “Hai con mắt nhỏ tí”
  • “Hai bên quai hàm bạnh ra”
  • “Thân hình to lớn, vập vạp”
  • “Cái đầu trọc lóc, to rộng như lưng gấu”

Tràng có vẻ ngoài xấu xí, thô kệch như một sự đẽo gọt sơ sài của tạo hóa.

b) Hoàn cảnh nhân vật Tràng:

  • Anh là người dân xóm ngụ cư: Đây là một cái nhìn đầy khinh miệt, xem thường của xã hội dành cho những người khắp nơi trôi dạt đến đây, không gốc gác, quên quán.
  • Tràng là một người nông dân nghèo, làm nghề “kéo xe bò thuê cho liên đoàn tỉnh”, sống với mẹ già trong một căn nhà “vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại” ở xóm ngụ cư. Đây thực chất là một cái chòi, một cái lều xiêu vẹo, thảm hại.

Anh Tràng đại diện cho những người nông dân lao động nghèo khổ đến tận cùng trong xã hội cũ, xấu xí, nghèo khổ, quê mùa, ít học, nói chuyện cọc lốc… Chính vì vậy, việc Tràng lấy được vợ là một sự kiện hết sức bất ngờ, gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người, thậm chí là người trong cuộc.

c) Diễn biến tâm trạng Tràng, sự thay đổi trong của Tràng từ khi nhặt được vợ:

  • Khi nhặt được vợ:
  • Lúc đầu, khi có anh có ý định đưa người đàn bà xa lạ này về nhà. Tràng phân vân, do dự “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chẳng biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bồng”.
  • Nhưng sau Tràng lại tắc lưỡi “Chậc, kệ!”, rồi đưa người vợ nhặt về nhà.
Phân tích tác phẩm “VỢ NHẶT” của Kim Lân – Hình ảnh nhân vật Thị đẩy xe cho Tràng

Trong cảnh bần cùng của đói khổ, cái chết đang rình rập quyết định và hành động của anh Tràng không chỉ thể hiện khao khát hạnh phúc gia đình mà còn thể lòng thường người cao cả

  • Trên đường về nhà: Nhà văn dùng ngoại hình để diễn tả tâm trạng Tràng:
  • Khác với lúc trước, thường “mỏi mệt, vẻ mặt đăm chiêu, lo lắng”. Hôm nay Tràng hết sức vui vẻ, hào hứng, phấn khởi vì đã có vợ. “Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh” à Niềm vui mỗi lúc một dâng cao, không kiềm chế được.
  • Không chỉ vui sướng, anh còn tỏ ra “thích lắm, cái mặt vênh lên tự đắc với mình” bởi anh lấy được vợ quá dễ dàng và nhanh chóng, chỉ bằng “bốn bát bánh đúc”, vài câu nói bông đùa và qua hai lần gặp mặt với thị. à Hạnh phúc đã làm anh Tràng thay đổi.
  • Khi về đến nhà:
  • Lúc đầu anh cảm thấy ngượng nghịu, ngại ngùng vì:

+ Vì nhà cửa tuềnh toàng, bừa bộn, siêu vẹo.

+ Đây là lần đầu tiên Tràng tiếp xúc với phụ nữ, “Tràng đứng tây ngay ra giữa nhà một lúc”, “đến bây giờ hắn vẫn còn ngợ ngợ như không phải thế. Ra là hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Chính vì đây là lần đầu tiên hắn tiếp xúc với phụ nữ, nên chính bản thân hắn không biết phải nói gì hay làm gì.

Tràng là một người chất phát, đơn thuần, hiền lành, anh không có kinh nghiệm trong tình yêu. Chính vì vậy, có lúc anh còn ngạc nhiên, không tin vào sự thật.

  • Niềm hạnh phúc của Tràng khi có vợ được Kim Lân diễn tả rất thực và sinh động qua nỗi chờ đợi mẹ về:

+ Anh lo lắng, sốt ruột “Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết” à Bởi có lẽ anh đang sung sướng và muốn giải bày niềm vui với mẹ, anh đang hạnh phúc và muốn mẹ cùng hạnh phúc với anh

+ Và khi mẹ về, Tràng reo lên như một đứa trẻ, lật đật chạy ra đón: “Hôm nay sao u về muộn thế!, làm tôi đợi nóng cả ruột”.

Thực chất Tràng không phải là vô tư, nông cạn, thiếu hiểu biết. Anh ý thức rất rõ lấy vợ là chuyện hệ trọng trong cả một đời người. Không chỉ vậy, anh còn tỏ ra hiếu thảo, lễ phép qua cánh anh thưa chuyện với bà Cụ Tứ.

  • Sáng hôm sau: Tâm trạng anh càng thay đổi rõ rệt
  • Lúc mới trở dậy: Tràng có cảm giác mới mẻ, kì diệu thấy “trong người êm ái lửng lơ như người vừa trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫ còn ngỡ ngàng như không phải” Có lẽ Tràng bất ngờ trước hạnh phúc quá lớn lao. Tác giả như hóa thân vào nhân vật để diễn tả cái mới mẻ, lạ lẫm trong Tràng – một niềm vui cảm động lẫn lộn giữa hiện thực và ước mơ.
  • Tràng chợt nhận ra xung quanh đã có sự thay đổi, mới mẻ khác lạ: “Nhà cửa sân vườn hôm nay đều được quét tước thu dọn sách sẽ, gọn gàng…người mẹ lúi húi giẫy cỏ dại, người vợ lại quét cái sân… Cảnh tượng ấy thật đơn giản bình thường nhưng “hắn lại thấm thía cảm động”. Điều đó có nghĩa là Tràng đã ý thức được giá trị của cuộc sống gia đình.
  • Anh thấy mình phải có trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận với gia đình. Điều đó thể biện qua hành động “xăm xăm chạy ra giữa sân để phụ giúp mẹ, giúp vợ”. Lần đầu tiên Tràng nghĩ về tương lai “hắn sẽ cùng vợ con sinh con đẻ cái” à Lạc quan, hi vọng vào tương lai. Qua đây ta thấy rằng: Khi con người được yêu thương thì sẽ sống tốt hơn.
  • Trong óc Tràng hiện lên “hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”. Điều này hứa hẹn: một ngày không xa, anh sẽ giác ngộ, sẽ gia nhập Việt Minh để tự cứu người, cứu mình.

Sự kiện nhặt được vợ đã làm thay đổi cuộc đời và số phận của Tràng: Tràng cảm thấy mình nên người và có ý thức trách nhiệm với gia đình, chứ không phải chỉ tận hưởng niềm vui riêng của cá nhân.

  • Từ một anh Tràng cục mịch, chỉ biết những việc trước mắt, Tràng đã biết quan tâm đến gia đình, sống có trách nhiệm, biết suy nghĩ chính chắn. Truyện mở ra trong một buổi chiều chạng vạng và kết thúc trong ánh nắng mùa hè cho thấy niềm tin của con người và cuộc đời của những người dân ngụ cư nghèo khổ nhưng hiền lành tốt đẹp. Kim Lân tin rằng trong hoàn cảnh khốn cùng, ở họ vẫn có khát vọng sống mãnh liệt, họ vẫn khao khát hạnh phúc, không tuyệt vọng. Qua đó, nhà văn mở ra con đường sống cho họ. Chỉ có đi theo CM thì con người mới giải phóng và thay đổi số phận của mình à Đây là giá trị nhân đạo sâu sắc.
  1. Hình tượng nhân vật người vợ nhặt.

a) Hoàn cảnh, xuất thân: Cuộc đời bất hạnh của nhân vật này gói gọn trong con số 0 tròn trĩnh: không quê hương, không xuất thân, không gia đình, không nhà cửa, không nghề nghiệp, không tuổi, thậm chí là khổng có cả một cái tên (xuyên suốt tác phẩm, nhân vật được tác giả gọi là “cô ả”, “thị”, “người vợ mới”…một cách chung chung.)

Ý nghĩa:

+ Tác giả nhấn mạnh, hoàn cảnh bất hạnh, số phận rẻ mạc của con người trong xã hội bấy giờ. Họ nghèo khổ, họ mất cả giá trị, sống nay chết mai nên không cần có một cái tên.

+ Đây không phải là hoàn cảnh cụ thể mà là số phận chung của những người dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp ấy.

Phân tích tác phẩm “VỢ NHẶT” của Kim Lân- hình ảnh nhân vật Thị

b) Ngoại hình: Thể hiện qua 2 lần gặp Tràng:

  • Lần 1: Thị ngồi với những cô gái không có việc làm để chờ có người đến thuê. Thị vẫn còn lanh lợi, nhanh nhẹn, xông xáo chọc ghẹo anh Tràng và đẩy xe bò phụ anh.
  • Lần 2: Cái đói đã làm cho thị hiện lên như một con ma đói: “áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”

Cái đói đã khiến vẻ ngoài của thị trở nên nhếch nhác, xấu xí, gầy gò đến thảm hại. Nhưng tính cách của thị còn thay đổi hơn.

Số phận, mảnh đời của thị không hiếm hoi trong bối cảnh nạn đói năm 1945

c) Tính cách

  • Trước khi theo anh tràng:
  • Lần đầu gặp anh Tràng:
  • Hành động:

+ “Cợt đùa, đáp trả lại câu hò của anh Tràng”

+ “Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”

Bạo dạn, dạn dĩ.

  • Lời nói: Gọi Tràng là “nhà tôi ơi”

Đây là cách nói của vợ nói với chồng. à Sổ sàng, lẳng lơ, dễ dãi.

  • Vẻ mặt: “Cong cớn, liếc mắt, cười tít”. à Thiếu ý thức, vô duyên
  • Lần hai khi gặp anh Tràng:
  • Lời nói: “Thị ở đâu sầm sập chạy đến”, “sưng sỉa nói”,trách móc Tràng là “điêu”

Thị bám vào câu nói đùa của Tràng chỉ để được ăn.

  • Vẻ mặt: “sưng sĩa”, “chao chát, chỏng lỏn” à Thèm ăn, đói khát.
  • Hành động:

+ Thị gợi ý để được ăn “Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”

+ Khi nghe anh Tràng mời ăn: “Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên” rồi”thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc chẳng chuyện trò gì”

+ Khi ăn xong, “thị cầm dọc đôi đũa quệt, ngang miệng, thở”

Thiếu ý thức, thậm chí thiếu giáo dục, không có lòng tự trọng, không nữ tính.

Cái đói không chỉ tàn phá dung nhan mà còn làm thay đổi tính cách, nhân phẩm của con người. Người phụ nữ này đã đặt sự tồn tại của mình, miếng ăn lên lòng tự trọng của bản thân. Sự trơ trẽn của cô được sinh ra từ cái đói, cái nghèo chứ không phải là bản chất thật sự của thị. Vì đói, người phụ nữ này đã bám víu vào những lời nói đùa vu vơ, hi vọng mong manh. Vì đói cô đã chấp nhận theo không một người đàn ông xa lạ, trở thành vợ nhặt chỉ để trốn chạy cái đói.à Đây là giá trị hiện thực sâu sắc.

  • Sau khi theo anh Tràng
  • Trên đường về nhà:
  • Đằng sau sự lẳng lơ, trơ trẻn, là lòng ham sống mãnh liệt. Chính vì vậy, chị đã đồng ý và chấp nhận theo Tràng không do dự. à Khát vọng sống ấy thật đáng quý, hợp lẽ tự nhiên.
  • Phía sau sự trơ trẻn, thiếu ý tứ, không nữ tính là sự ngượng nghịu, e thẹn rất dễ thương của người vợ nhặt: “Thị cắp con thúng con, đầu hơi cúi xuống. cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn”, “chân nọ bước dúi vào chân kia”. Đặc biệt, chị rất ý tứ khi đi theo sau anh tràng ba bốn bước.
  • Khi về đến nhà: Không còn là người phụ nữ “chao chát”, “chỏng rỏn” vô ý vô tứ, thiếu giáo dục mà trái lại, người vợ nhặt tỏ ra rất hiểu chuyện, biết cách ứng xử, rất tinh tế trong giao tiếp, được giáo dục một cách kĩ càng:
  • Khi vừa về đến nhà Tràng, thấy “cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”, “thị nén một tiếng thở dài”

Thị chấp nhận hoàn cảnh sống, không đòi hỏi

Thị muốn giữ thể diện cho anh Tràng.

  • Bước vào nhà Tràng, thị “ngồi móm ở mép giường” à Vì thị hiểu rõ: không được tùy tiện ngồi ngả ngớn trên giường của người đàn ông xa lạ khi mình chưa chính thức là vợ của anh Tràng.
  • Trước mặt bà cụ Tứ: “Thị cúi mặt” xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt”, thị “khép nép”

Đây là thái độ đúng mực, dịu dàng của một người con dâu mới.

  • Sáng hôm sau: Sự thay đổi của Thị càng rõ rệt:
  • Thị dậy sớm, dọn dẹp nhà cửa, quét sân “rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn” như trước à Sự đảm đang tháo vác.
  • Khi đón bát “chè khoán” từ tay bà cụ Tứ “hai con mắt thị tối lại” chứng tỏ thị nhận ra đây không phải là chè mà chỉ là “cháo cám” nhưng thị vẫn “điềm nhiên và vào miệng”

Rất ý tứ, tế nhị. Thị chấp nhận hoàn cảnh. Đây là một người phụ nữ tinh tế, sâu sắc.

  • Người vợ nhặt còn tỏ ra hết sức hiểu biết, nhạy cảm với thời thế, xã hội. Chị đã thổi luồng sinh khí mới, chị nhen nhóm niềm hi vọng, niềm tin cho gia đình Tràng qua việc cung cấp thông tin: “Việt Minh phá kho thóc của Nhật, chia cho người đói” và “trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa”
  • Tuy thị chỉ là nhân vật phụ nhưng không thể thiếu trong tác phẩm, thiếu thị Tràng chỉ là một anh chàng vô tư, bà cụ Tứ vẫn lặng thầm trong đau khổ cùng cực, chính Thị đã làm thay đổi tất cả. Tình người, sự yêu thương, nhân hậu của gia đình anh Tràng đã giúp cho chị được sống, được lại bản chất tốt đẹp của mình, thì ngược lại thị đem đến cho anh Tràng niềm hi vọng, tương lai đầy ánh sáng, lạc quan. Đây là giá trị nhân đạo sâu sắc, giá trị của tình người.
  1. Hình tượng nhân vật bà cụ Tứ:

a) Hoàn cảnh nhân vật:

  • Bà cụ Tứ là một bà mẹ nghèo khổ, từng trải, có cuộc đời đầy gian truân và bất hạnh: chồng chết, con gái lấy chồng xa, bà sống với người con trai xấu xí, ế vợ, trong một cái nhà rách nát, xiêu vẹo.
  • Bà già rồi, dáng người “lọng khọng”, “húng hắn ho”, gần đất xa trời.

à Nhân vật bà cụ Tứ xuất hiện trong bóng chiều chạng vạng, tê tái. Đôi mặt người mẹ này lúc nào cũng rỉ ra những dòng nước mắt. Bà là hiện thân của tất cả những bà mẹ Việt Nam nghèo khổ lúc bấy giờ hết mực thương con.

Nhân cật bà cụ Tứ trong phân tích tác phẩm “VỢ NHẶT” của Kim Lân

b) Diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ:

  • Khi bà về đến nhà
  • Bà ngạc nhiên, trong tâm trạng “phấp phỏm”, “đứng sững lại”, “hấp háy con mắt cho đỡ nhoèn”. Bà ngạc nhiên vì:

+ Vì cách anh Tràng đón bà một cách đon đả, mừng rỡ.

+ Vì có người đàn bà xa lạ ở trong nhà của mình.

Cái đói, cái nghèo đã khiến cho một bà mẹ từng trải hiểu đời mất đi sự nhảy cảm vốn có của người phụ nữ.

  • Khi hiểu ra, hàng loạt những tâm trạng, cảm xúc chuyển biến trong lòng bà cụ Tứ:

+ “Bà lão cúi đầu nín lặng”. Bà tủi hổ cho bản thân mình vì mình chưa làm tròn trách nhiệm của người mẹ, bà lo nỗi hạnh phúc cho con. à Bà tự trách mình và mặc cảm vì thân phận của mình cho thấy bà rất thương anh Tràng.

+ Bà “xót thương cho số kiếp của con mình” vì đến hoàn cảnh này thì anh Tràng mới lấy được vợ.

+ Bà thấu hiểu, thương cảm cho con dâu, “người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy con mình”.

  • Bà lo lắng cho tương lai của các con: “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau qua cơn đói khác này không”.

Bà cụ Tứ là người rất hiểu chuyện, có nhiều kinh nghiệm sống. Bà hiểu tình cảnh khốn khó của người vợ nhặt và bà không hề có ý xem thường người đàn bà ấy mà ở bà chỉ có sự đồng cảm, sự bao dung.

  • Từ tâm trạng buồn tủi, thương xót, bà cụ Tứ cảm thấy mừng cho con: “Ừ, thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau, ú cũng mừng lòng”:

+ Điều này thể hiện sự chấp nhận, đồng ý, chúc phúc của người mẹ trước cuộc hôn nhân của con trai mình.

+ Khiến cho anh Tràng cảm thấy nhẹ nhõm, yên lòng, xua đi sự lo âu, phấp phỏm trong anh.

+ Khiến cho người phụ nữ xóa đi sự bẽ bàng tủi hổ vì danh phận vợ nhặt, trả lại cho người phụ nữ ấy lòng tự trọng, danh dự và nhân phẩm.

Bà là người tâm lý. Ở bà không chỉ có sự thương người mà là người có lòng nhân hậu với tất cả mọi người.

  • Bà luôn băn khoăn, dậy dứt, khổ tâm vì không thể “làm dăm ba mâm” đãi mọi người.
  • Bà ra sức khuyên các con những điều đôn hậu, chí tình để động viên các con:

+ Bà căn dặn, bảo ban con phải sống sao cho “hòa thuận”

+ Bà đem đến niềm hi vọng, sự lạc quan cho con bằng triết lý: “Ai giàu ba họ”, “ai khó ba đời”.

  • Sáng hôm sau:
  • Tâm trạng của bà cụ Tứ thay đổi rõ rệt:

+ Bà dậy thật sớm cùng con dâu thu dọn nhà cửa như đón chào một cuộc sống mới, một khởi đầu mới, “hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp nhà cửa cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn”.

+ Dáng vẻ, nét mặt, tâm trạng của bà cũng tươi tỉnh “nhẹ nhõm”, “khác ngày thường”.

Tâm trạng vui, hạnh phúc với niềm vui của con mình.

  • Trong bữa ăn ngày đói: Tuy bữa ăn thật thảm hại nhưng tương phản với điều ấy là niềm vui của bà cụ Tứ. “Bà cụ vừa ăn, vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này”. à Bà muốn gieo cho con niềm tin, hi vọng, sự lạc quan vào tương lai. Chính điều đó, khiến cho mọi thành viên trong gia đình gắn bó, hòa thuận, êm ắng.
  • Trong chi tiết “nồi chè khoán”, bà cụ Tứ cho ta thấy được:

+ Sự lo toan, tìm mọi cách để các con có được bữa ăn trong ngày đói.

+ Tình thương của người mẹ khi cố tình gọi “cháo cám” bằng cái tên mĩ miều: “chè khoán”.

+ Bà đang xua đi hiện thực khắc nghiệt, hải hục. Thắp lên ngọn lửa của niềm tin, niềm hi vọng bằng câu nói: “Khối người không có cháo cám để mà ăn”.

  • Bà cụ Tứ chỉ cho các con thấy toàn niềm vui, nụ cười, còn những giọt nước mắt bà giữ cho riêng mình (ba lần bà cụ Tứ khóc đều quay mặt đi). Bà cụ Tứ tiêu biểu cho hình tượng cho những người mẹ nghèo khổ nhưng có tấm lòng thương con vô bờ bến, luôn vun vén hạnh phúc cho con, trở thành chỗ dựa tinh thần cho các con vượt qua nạn đói. Bà là một minh chứng cho nhận xét của Kim Lân: “Khi đói, người ta không nghĩ đến con đường chết, mà chỉ nghĩ đến con đường sống”.
  1. Nghệ thuật xây dựng truyện:
  • Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, éo le.
  • Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật tinh tế, sâu sắc
  • Ngôn ngữ sinh động, giàu sức gợi.
  • Tổng kết: Ghi nhớ SGK

Trên đây là bài Phân tích tác phẩm “VỢ NHẶT” của Kim Lân. Các em cùng tham khảo nhé!

Chúc các em học tốt!

 

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *