Ôn Thi Tốt

Bài văn mẫu: Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Đề bài: Em hãy viết bài văn biểu cảm về cây tre Việt Nam

Bài văn mẫu: Biểu cảm về cây tre

Tre, tre có tự bao giờ, chẳng biết tự bao giờ tre xuất hiện bên cạnh làng quên chúng ta. Tre là biểu tượng cho bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam, mai đình, con đò, lũy tre.. những hình ảnh sống mãi trong lòng lữ khách tha hương.

“ Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”…

Cái hình ảnh cầu tre lắc lẻo cứ rụng động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi như lời ru ầu ơ của mẹ. Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời nhất của người nông dân và nhân dân Việt Nam, từ thuở lọt lòng đã nằm trong chiếc nôi tre đong đưa những giấc mơ yên bình.  Cây tre còn là biểu tượng cao quý về con người Việt Nam, về đất nước Việt Nam.

Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. Chẳng biết tre có tự bao giờ, nhưng từ thời Hùng Vương đã xuất hiện tre chống giặc cứu nước. Tre tượng trưng cho người quân tử, bởi thân hình gầy guộc lá mong manh, thân hình khẳng khiu vút lên bầu trời cao. Lá thì mong manh áo cọc bao ngoài thì để che chở cho những mầm măng bé nhỏ, như người mẹ âu yếm cho con. Dù gầy guộc là vậy nhưng tre biết kết sức mạnh để tạo nên lũy nên thành, sức mạnh đó không gì có thể phá nổi. Những cây non nhọn hoắt, đâm thẳng tự tin, như đại diện cho những mầm non. Tre kiên cường bền bỉ vươn lên mọi môi trường sống, dù có bùn lầy, khô hạn, ở môi trường nào tre cũng có thể vươn cao nhưng vẫn toát lên dáng vẻ thanh cao tự tin như con người. Sự hóa thân ấy đã xóa bỏ ranh giới giữa người với sự vật.

Tre gắn bó với con người từ khi bé đến khi trưởng thành. Từ nhỏ chúng ta vẫn thường chơi diều tre, ống thụt… Chúng lao động dưới bóng tre, tre là minh chứng cho những cuộc tình của đôi lứa “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng. Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?”. Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có cột tre, giường tre, tre dõi theo cả một đời con người. Dưới bóng tre là mái đình làng cổ kính , đại diện cho một nền văn hóa nông nghiệp, là những những nhọc nhằn, giã dần sàng… Tre còn được dùng để chẻ lạt gói bánh chưng mỗi độ tết đến xuân về, khít chăn nhưu những mỗi tình quê buổi ban đầu. Tre của tuổi thơ, tuổi già.. ràng buộc con người như tơ duyên.

Tre đi vào đời sống tâm linh như văn hóa của người Việt. Từ những câu hát câu thơ xâu chuỗi vào tâm hỗn dân tộc. Tre với người là người bạn thâm giao “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm. Ha tre gắn với khúc giao duyên  “ lạt này gói bánh chúng xanh , cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng”.

Khúc nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê, những trưa hè lộng gió tre rì rào, kẽo kẹt ru tuổi thơ giấc ngủ trưa hè. Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước xe dựng nước giữ nước, tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre tình nguyên dâng hiến mình cho quê hương đất nước để bảo vệ người dân khỏi kẻ thù xân lược.

Dù sau này có đi đâu về đâu, đất nước ta có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì tre vẫn mãi là hồn của quê hương Việt Nam. Tre là biểu tượng tinh thần, là bóng cây râm mát che chở những tâm hồn của tất cả chúng ta sau những chặng đường đời mỏi mệt. Chẳng có gì quá với câu nói Tre Việt Nam anh hùng bất khuất cả.

Exit mobile version