Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$item_name is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 58

Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$beta is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 64

Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$item_id is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 65
Bình giảng đoạn thơ trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi - Ôn Thi Tốt
Ôn Thi Tốt

Bình giảng đoạn thơ trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi

Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi:

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Bài văn mẫu Bình giảng đoạn thơ trên trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi

Bài thơ Đất nước là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi, là thành tựu lớn của thơ ca chống Pháp, là tác phẩm tiêu biểu về chủ đề đất nước. Trong bản đại hợp xướng hào hùng về Tổ quốc, bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi là một trong những khúc nhạc có giai điệu riêng vừa hào hùng, vừa sâu lắng, vừa là khúc trữ tình, vừa là khúc tráng ca về đất nước.

Bài thơ được viết trong khoảng thời gian dài (từ 1948 đến 1955), chính vì vậy, tác giả có điều kiện để đề cập đến những phương diện khác nhau của đất nước. Bài thơ là cảm hứng thi ca mang tính chất khái quát tổng hợp về chủ đề Tổ quốc: có mùa thu Hà Nội, mùa thu ở chiến khu Việt Bắc, không khí của chiến trường Điện Biên, có quá khứ, hiện tại và suy ngẫm về tương lai, có đau thương và căm hận, có phấn khởi, tự hào và tin tưởng. Bài thơ có kết cấu khá đặc biệt, được tạo dựng bằng cách ghép những đoạn thơ sáng tác trong những thời gian khác nhau. Bài thơ Đất nước gồm hai phần, phần đầu gồm những bài thơ trong hai bài thơ Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949) đã được sửa chữa và bổ sung. Phần hai là cảm hứng thi ca được khơi nguồn từ thu đông năm 1948 cho đến khi hòa bình lập lại trên miền Bắc. Tuy sáng tác trong những thời gian khác nhau nhưng cảm xúc vẫn liền mạch, cùng hướng tới hình tượng đất nước. Đoạn bình giảng và bảy câu thơ đầu, trong đó đặc sắc nhất là bốn câu thơ viết về mùa thu Hà Nội.

Ở ba câu đầu: điểm nhìn của nhà thơ là ở chiến khu Việt Bắc và hiện tại tác giả nhớ lại những ngày thu đã xa. Vì là mùa thu ở chiến khu Việt Bắc, chiến khu tự do nên tất cả đều trong lành, khoan khoái, dễ chịu. Bầu trời thu như xanh hơn, rộng hơn, không khí thì dịu mát, mùa thu ngọt ngào với hương vị cốm mới.

Hương cốm như tín hiệu báo thu về là một sáng tạo của Nguyễn Đình Thi. Thơ xưa khi nói về mùa thu thường xuất hiện những hình ảnh ước lệ: “Sen tàn cúc lại nở hoa” (Truyện Kiều). “Một lá ngô đồng rụng. Mọi người biết thu sang” (Ngô đồng nhất diệp lạc, Thiên hạ cộng thú thu…), “Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san” (Truyện Kiều). Đến với thơ lãng mạn, ta lại thấy Xuân Diệu mở một lối đi vào mùa thu qua “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang” (Đây mùa thu tới).

Mùa thu nhận ra bởi hương cốm mới nên gợi được thời gian và không gian mùa thu, đồng thời gợi lên được cả tình quê hương tha thiết, chân thành mà bình dị. Cái hương nếp, hương cốm rất dân tộc, dân dã ấy có điều gì mà cứ xôn xao hoài niệm trong nỗi nhớ, trong tâm hồn của những người lính trên đường ra trận: “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” (Tây Tiến – Quang Dũng), “Quê hương ta lúa nếp thơm nồng” (Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm”.

Đặc sắc nhất là bốn câu thơ về mùa thu Hà Nội trong quá khứ hoài niệm một mùa thu đẹp và phảng phất buồn. Đẹp và buồn trong cảnh, trong hình ảnh người ra đi. Cảnh sắc đẹp trong hơi thu lạnh, trong không khí thu tĩnh lặng:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may.

Cụm từ “sáng chớm lạnh” cho ta thiết Hà Nội mới vào thu. Cái lạnh chưa đến mức “Đã nghe rét mướt luồn trong gió” như trong bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, thế nhưng “hơi may” đã bao trùm khắp phố phường. Hình ảnh “những phố dài xao xác heo may” gợi lên một không gian có phần trống vắng, tĩnh lặng. Đường phố trong buổi sngs mùa thu như thiếu vắng hóng người, chỉ có lá thu xào xạc, chỉ có hơi may chạy dài trên phố phường. Sự tĩnh lặng của phố phường càng làm đậm thêm cái lạnh của thời tiết lúc chuyển mùa.

Câu thơ nói cảnh mà gợi lên tâm trạng. Câu thơ “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội” gợi lên cái se lạnh của phố phường khi mới vào thu nhưng đồng thời lại đem đến cái cảm giác lạnh trong lòng người, cái “xao xác hơi may” cũng là xao xác của phố phường nhưng nó lại đem đến cho ta sự cảm nhận cái xao xác có tâm hồn người. Câu thơ của Nguyễn Đình Thi đã đem đến sự tinh tế “Tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” (Nguyễn Du).

Nổi bật nhất trên cảnh thu hẹp nhưng phảng phất buồn là hình ảnh “người ra đi” đẹp trong tư thế lên đường vì lý tưởng và phảng phất buồn trong nỗi niềm thương nhớ gắn bó với mùa thu Hà Nội:

Người ra đi đầu không ngoảnh lại,

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Hình ảnh người ra đi trong bài thơ Đất nước đã có những cách hiểu khác nhau. Cách hiểu không chính xác là cách hiểu gắn hình ảnh người ra đi với những chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô rút khỏi Hà Nội sau khi đã thực hiện nhiệm vụ sáu mươi ngày đêm cần giữ chân giặc Pháp. Cần lưu ý rằng những chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô rời Hà Nội vào đêm mùa xuân năm 1947. Họ ra đi trong cảnh “Hà Nội sau lưng lửa cháy ngút trời, sông Hồng Hà réo”. Vì vậy không thể nào phù hợp với câu thơ “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.

Cần đặt hình ảnh người ra đi ở bài Đất nước trong cảm hứng lãnh mạn một thời. Đó là thời tiền khởi nghĩa, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Những con người lên đường theo tiếng gọi lí tưởng của non sông với tư thế quyết tâm “một đi không trở về”. Vì vậy, hình ảnh “Người ra đi đầu không ngoảnh lại” phảng phất vẻ đẹp của một li khách trong Tống việt hành của Thâm Tâm “Chí nhớn chưa về bàn tay không. Thì không bao giờ nói trở lại, phảng phất vẻ đẹp của một chiến binh Tây Tiến trong thơ Quang Dũng: “Tây Tiến người đi không hẹn ước. Đòng lên thăm thẳm một chia phôi”.

Hình ảnh người ra đi không chỉ mang vẻ đẹp của lí tưởng mà còn có vẻ đẹp của tâm hồn. Nói” đầu không ngoảnh lại” nhưng thực ra tâm trạng đã “ngoảnh lại” rồi. Người ra đi không nhìn mùa thu Hà Nội bằng mắt mà nhìn bằng linh giác:

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Câu thơ có hai cách ngắt nhịp khác nhau dẫn đến hai cách hiểu khác nhau. Cách ngắt nhịp thứ nhất “Sau lưng thềm/nắng lá rơi đầy” gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa thu: Nắng thu vàng, lá thu vàng cùng rơi đầy thềm. Tuy nhiên, cách ngắt nhọp này có phần cầu kì và điều quan trọng là nó thiên về diễn tả sự việc đã xây ra, không thật gợi lên tâm trạng. Cách ngắt nhịp thứ hai “Sau lưng/ thềm nắng?lá rơi đầy” vẫn diễn tả vẻ đẹp riêng của mùa thu với hình ảnh lá thu rơi đầy thềm nắng. Theo Nguyễn Đình Thi, mùa thu của Việt Nam mang vẻ đẹp sâu lắng, bình dị nên câu thơ cần được ngắt nhịp theo tiết tấu quen thuộc. Cách ngắt nhịp này diễn tả sự việc đã sang và sẽ diễn ra. Lá thu còn tiếp tục rơi đầy thềm nắng như nỗi nhớ khôn vơi của người ra đi cứ mãi gửi về mùa thu Hà Nội.

Không phải đến bài thơ Đất nước mới xuất hiện hình ảnh chiếc lá thu rơi. Đã từng có hình ảnh chiếc lá thu rơi trong nét bút xuất thần của Nguyễn Khuyến “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. Đã từng có hình hành chiếc lá thu tơi mang tâm trạng thời thế của Tản Đà: “Vèo trông lá rụng đầy sân”. Hình ảnh lá thu rơi xào xạc trong bài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư thì không những làm “con nai vàng ngơ ngác” mà còn làm ngơ ngác cả một thế hệ các nhà thơ. So với những câu thơ ấy thì câu thơ của Nguyễn Đình Thi “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” có một nét riêng đặc sắc về mua thu.

Những câu thơ viết về mùa thu Hà Nội có cảnh thu và tình thu, có hình người và hồn người, có âm thanh và màu sắc… xứng đáng đứng cùng hàng những câu thơ hay nhất viết về mùa thu. Nếu Đây mùa thu tới của Xuân Diệu cảm hứng chủ yếu là viết về thiên nhiên, viết về mùa thu thì Đất nước của Nguyễn Đình Thi cảm hứng chủ yếu là viết về đất nước, vì vậy những câu thơ viết về mùa thu cũng nằm trong cảm hứng về đất nước. Qua những câu thơ viết về mùa thu, ta còn thấy cả tình đất nước thiết tha sâu nặng. Ta nhận ra vẻ đẹp của mùa thu đất nước và ta nhớ mãi hình ảnh người ra đi vì lí tưởng, vì tiếng gọi của non sông.

Exit mobile version