Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$item_name is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 58

Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$beta is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 64

Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$item_id is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 65
Các công thức tính m3 và một số bài tập áp dụng - Ôn Thi Tốt
Ôn Thi Tốt

Các công thức tính m3 và một số bài tập áp dụng

Trong thực tế ta gặp rất nhiều bài toán về tính m3 vì vậy hôm nay tamcaotrithuc.com sẽ cùng các bạn ôn lại các công thức tính m3 và một số bài tập để các bạn có thể vận dụng các công thức này một cách hiệu quả nhất.

I/ Công thức tính m3

Các công thức tính m3 thể tích của vật

1/ Công thức tính m3 theo khối lượng riêng

V = m / D

Trong đó:

2/ Công thức tính m3 theo trọng lượng riêng

V = P / d

Trong đó:

II/ Bài tập áp dụng công thức tính m3

1/ Bài tập áp dụng công thức tính m3 có lời giải

Dưới đây là một số bài tập áp dụng công thức tính m3 có hướng dẫn giải để các bạn có thể nắm vững các công thức

Bài tập 1: Cho biết 10 lít cát có khối lượng là 15 kg

a) Hãy tính thể tích của 1 tấn cát.

b) Hãy tính trọng lượng của 1 đống cát là 3m3

Tóm tắt :

V = 10 lít = 0,01 m3;

m1 = 15kg

m2 = 1 tấn  = 1000kg

V = ? ;

P = ? biết V = 3m3

Giải:

a/ Ta có khối lượng riêng của cát là : D = m / V = 15 / 0,01 = 1500 (kg/m3)

     Vậy thể tích 1 tấn cát là: V = m / V = 1000 / 1500 = 0,667 (m3)

b/ Đống cát 3m3 có trọng lượng là: P = d x V = 10 x 1500 x 3 = 45000N

Bài tập 2: Tính  khối lượng của 1 khối đá. Cho biết khối đá đó có thế tích 0,5 m3.

Giải:

 Theo bảng ta có khối lượng riêng của đá: D = 2600kg/m3.

Vậy với 0,5m3 đá thì ta có khối lượng là: m = V.D = 2600.0,5 = 1300kg.

Bài tập 3: Xác định trọng lượng riêng của chất đã làm quả cân. Dụng cụ để làm quả cân gồm có:

– Để làm 1 quả cân 200g ta cần đo trọng lượng riêng của chất làm ra nó và có 1 sợi chi buộc vào quả cân.

– 1 bình chia độ có GHĐ 250 cm3, miệng rộng đế của nó có thể cho lọt qủa cân vào trong bình. Bình này có chứa khoáng 100 cm3 nước.

– 1 lực kế có GHĐ ít nhất là 2,5N.

Giải:

Ta thả chìm quả cân này vào bình chia độ.

Giả sử ta thấy mực nước dâng lên đến 120 m3.

Vậy thì thể tích của quả cân 200g là: V = 120 – 100 = 20 (m3) = 0,00002(m3).

Ta treo quả cân này vào lực kế để xác định trọng lượng của quả cân: 2 N (do p = 10m = 10 . 0,2 = 2N).

Vậy ta có trọng lượng riêng của chất làm ra quả cân (200g) là:

d = P / V = 2 / 0,00002 = 100000 (N/m3).

Bài tập 4: Hãy tính khối lượng của 1 chiếc dầm sắt mà có thế tích là 40 dm3.

Giải:

Theo bảng khối lượng riêng ta thấy sắt có khối lượng riêng; D = 7800kg/m3

Thể tích của dầm sắt là V = 40dm3 = 0,04 m3

Vậy khối lượng dầm sắt là:

m = D.V = 7800.0,04 = 312 (kg)

2/ Bài tập áp dụng công thức tính m3 tự giải

Sau đây là một số bài tập tamcaotrithuc.com đưa ra để các bạn có thể tự vận dụng công thức tính m3 vào việc giải bài tập

Bài tập 1: Có 2 chai thuỷ tinh giống hệt nhau, 1 chai chứa đầy nước và 1 chai chứa đầy dầu. Khi ta thả 2 chai thủy tinh này vào trong chậu nước thì 1 chai chìm xuống đáy còn 1 chai thì lơ lửng trong nước. Nếu ta thả chai chứa đầy nước vào trong 1 chậu chứa đầy nước thì thể tích nước tràn ra ngoài là 1 lít.

Biết khối lượng riêng của thuỷ tinh làm vỏ chai là 2,4g/cm3 và khối lượng riêng của dầu là 0,8g/cm3 và khối lượng riêng của nước là 1 g/cm3. Hãy xác định dung tích của chai thủy tinh.

Bài tập 2: Cho 1 quả nặng có khối lượng là 0,27kg, có thể tích là 0,0001 m3.

  1. Hãy tính khối lượng riêng của chất đã làm ra vật? Hãy cho biết vật được làm bằng chất gì?
  2. Hãy tính trọng lượng riêng của vật?
  3. Nếu ta treo quả nặng này vào 1 lực kế thì lực kế sẽ chỉ giá trị là bao nhiêu?

( Biết D sắt  = 7800kg/m3, D đá  = 2600kg/m3 và Dnhôm  = 2700kg/m3)

 Bài tập 3: Có 1 bình chia độ có chứa nước ở vạch là 32 cm3. Ta thả 2 hòn bi giống hệt nhau vào trong bình thì mức nước dâng lên ở vạch là 42 cm3. Hãy tính:

a/ Thể tích của 1 viên bi?

b/ Khối lượng riêng của chất đã làm ra viên bi theo đơn vị là kg/m3? Cho biết khối lượng của một viên bi là 39 gam.

c/ Trọng lượng riêng của chất đã làm ra viên bi này?

Bài tập 4: Cho 1 khối gỗ có khối lượng là 2,4 kg và có thể tích là 3 dm3.

a/ Hãy tính trọng lượng của khối gỗ này.

b/ Hãy tính khối lượng riêng của khối gỗ.

c/ Hãy tính trọng lượng riêng của khối gỗ.

d/ Người ta khoét bỏ ở trên khối gỗ 1 lỗ tròn có thể tích là 50 cm3. Hãy tính khối lượng của phần gỗ bị khoét bỏ này.

Bài tập 5: Cho 1 mẫu hợp kim gồm chì-thép có khối lượng là  m = 664g và khối lượng riêng là D = 8,3 g/cm3. Hãy cho biết khối lượng của thép và chì có trong hợp kim này biết: Dthép = 7300 kg/m3 và Dchì = 11300 kg/cm3.

Exit mobile version