Ôn Thi Tốt

Các dạng đề nghị luận xã hội thường gặp và những lưu ý khi làm bài

Từ năm 2009 trong các kỳ thi xét tuyển Đại học – Cao đẳng bắt đầu xuất hiện dạng đề nghị luận xã hội. Các dạng đề nghị luận xã hội nhằm kiểm tra vốn sống, kiến thức xã hội của học sinh. Kỳ thi THPT Quốc gia đề nghị luận xã hội sẽ chiểm 3 điểm trong toàn bộ bài thi.

Dưới đây là một số dạng đề nghị luận xã hội thường gặp

Thứ nhất nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống

Đây là dạng bài nghị luận xã hội liên quan đến những vấn đề thời sự, sự kiện hằng ngày.  Những hiện tượng này có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến xã hội. Hiện nay có một số vấn đề đang nổi cộm trong xã hội mà chúng ta cần phải lưu tâm đến như vấn đề thực phẩm bẩn, bạo lực học đường, ô nhiễm môi trường, văn hóa của người Việt qua một số hiện tượng xã hội…

Thứ hai là dạng đề nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý

Những vấn đề đưa vào nghị luận ở đây là những tư tưởng đạo lý đa chiều có cả nhân văn và phản nhân văn. Những vấn đề mang tính tính tích cực như yêu thương con người, lòng dũng cảm…; hay sự vô cảm của con người… Và đặc biệt các em cần chú ý đến dạng đề tư tưởng đạo lý từ một mẩu chuyển hoặc một đoạn thơ. Dạng đề này đã xuất hiện trong đề thi thử nghiệm của bộ vừa qua.

Thứ ba là dạng đề nghị luận xã hội về vấn đề rút ra từ tác phẩm văn học

Đây là một dạng bài quen thuộc mà những năm gần đây thường có trong đề thi THPT Quốc gia. Dạng đề này này yêu cầu người viết sẽ nghị luận về một vấn đề được rút ra từ một tác phẩm văn học. Đây là một dạng đề nghị luận xã hội rất hay và thường xuyên gặp nên các bạn cần chú ý.

Những lưu ý khi làm bài văn nghị luận xã hội

Làm bài văn  nghị luận xã hội không hề khó nhưng để viết đúng, viết hay thì các bạn cũng cần phải trang bị cho mình một số kỹ năng nhất định.

Phân tích đề

Trước khi làm bài ở bất kỳ dạng văn nào cũng vậy không riêng gì nghị luận xã hội các bạn phải đọc thật kỳ đề xem đó yêu cầu nghị luận về vấn đề gì rồi mới làm. Vì ở những dạng đề khác nhau thì sẽ có cách làm khác nhau, để tránh nhầm lẫn thì các bạn nên đọc thật kỹ đề trước khi làm bài.

Lập dàn ý

Đây là một khâu vô cùng quan trong khi làm văn. Việc lập dàn ý sẽ giúp bạn không bị thiếu ý, làm dàn ý trước bài văn sẽ không bị lan man dài dòng.

Dẫn chứng cụ thể

Văn nghị luận nói chung và nghị luận xã hội nói riêng thì yếu tố dẫn chứng đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp bài văn sống động và có sức thuyết phục hơn. Dẫn chứng của bài văn nghị luận xã hội phải thật cụ thể, mang tính thời sự cao. Để làm được điều này các bạn nên thường xuyên theo dõi sách báo và các phương tiên thông tin đại chúng.

Lập luận chặt chẽ, sắc bén, câu văn cô đọng

Để bài văn nghị luận xã hội có tính hấp dẫn và thuyết phục thì việc lập luận vô cùng quan trọng. Các bạn không nên viết quá lan ma, dài dòng mà nên viết cô đọng nhất có thể, câu văn trong sáng, có những từ ngữ mang tính thuyết phục cao.

Rút ra bài học kinh nghiệm

Mục địch của đề văn nghị luận xã hội là giáo dục nhận thức cho tất cả mọi người nên sau khi giải quyết hết tất cả các vấn đề thì các bạn nên rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. Thường thì bài học nhận thức trả lời cho câu hỏi bạn sẽ làm gì để bản thân thay đổi theo hướng tích cực hơn…

Trong kỳ thi THPT Quốc gia sẽ yêu cầu các bạn viết một đoạn văn nghị luận xã hội dài khoảng 200 chữ nên các bạn cố gắng viết ngắn gọn cô đúc nhé. Chúc các bạn làm bài tốt.

Exit mobile version