Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$item_name is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 58

Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$beta is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 64

Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$item_id is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 65
Cách lập dàn ý cho một bài văn nghị luận văn học - Ôn Thi Tốt
Ôn Thi Tốt

Cách lập dàn ý cho một bài văn nghị luận văn học

Nghị luận văn học là một trong hai dạng văn cơ bản của thể loại văn nghị luận và là dạng văn thường gặp đối với học sinh trung học.  Đây là dạng văn có đề tài và đối tượng viết về các tác phẩm, hiện tượng văn học, cũng có thể là về những ý kiến, nhận định văn học.

Một bài nghị luận văn học phải đúng hướng, trật tự , mạch lạc, trong sáng đồng thời phải vừa hấp dẫn, sinh động. Để đạt được những yêu cầu nói trên đòi hỏi người viết phải có những kiến thức và kỹ năng nhất định. Một trong những kỹ năng cần thiết nhất chính là lập dàn ý cho bài văn.

Trước khi lập dàn ý cho một bài văn, người viết cần tìm hiểu đề để nắm bắt được vấn đề, luận đề cần giải quyết. Thông thường đề ra sẽ có 2 dạng: đề nổi và đề chìm. Bước tìm hiểu đề cũng là bước để xác định đề yêu cầu nghị luận theo kiểu nào trong các kiểu sau: bình giảng một bài thơ, phân tích một bài thơ, phân tích một đoạn thơ, phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi, phân tích một nhân vật, phân tích một hình tượng… Khi xác định được kiểu đề nghị luận, người viết sẽ xác định được những thao tác  nghị luận cần dùng cũng như hệ thống dẫn chứng cần đưa vào bài viết.

Cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận văn học

Dàn ý của một bài văn nghị luận văn học cũng gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài như bố cục của một bài văn thông thường.

1, Mở bài

Mở bài sẽ là chìa khóa để gây ấn tượng với người đọc về phong cách nghị luận, phong cách ngôn ngữ của người viết. Một mở bài thông thường nên đi theo công thức gợi (gợi ý ra vấn đề cần làm) – đưa (đưa ra vấn đề) – báo (thể hiện cho người đọc biết mình sẽ làm gì).

Chú ý bám sát đề để đưa ra luận đề cần giải quyết một cách rõ ràng, chính xác. Những thông tin không thể thiếu trong phần  mở bài bao gồm:

2,Thân bài

Phần thân bài sẽ được triển khai theo trình tự:

Khi trình bày phần thân bài, có thể trình bày riên rẽ từng phần từ nội dung cho đến hình thức, từ những đặc sắc trong nội dung đến những đặc sắc trong nghệ thuật. Nhưng cũng có thể kết hợp nội dung và nghệ thuật với nhau để cùng làm nổi bật nhau.

Để tăng thêm tính thuyết phục, mở rộng cho bài văn thì nên so sánh tác phẩm đó với các tác phẩm khác cùng thời, từ đó làm bật lên được nét riêng, nét đặc sắc của tác phẩm hoặc, tác giả, luận đề mà mình trình bày. Có thể nêu một vài khuyết điểm( nếu có) để thể hiện sự khách quan, tuy nhiên không nên lạm dụng tránh phản tác dụng.

3, Kết bài

Có thể thực hiện theo công thức: tóm (tóm gọn lại vấn đề đã trình bày) – Rút (rút ra kết luận cho vấn đề) –  Phấn (hướng phấn đấu, ý kiến, thái độ của bản thân).

Khi đã có dàn ý của bài văn, người viết chuyển sang bước viết thành bài hoàn chỉnh.  Chú ý, khi đã viết được bài văn hoàn chỉnh, không nên bỏ qua bước đọc soát lại bài, dù chỉ mất ít thời gian nhưng nó lại là bước giúp bài văn của chúng ta không mắc những lỗi cơ bản như: câu từ, chính tả… đó cũng là một điểm để gây ấn tượng tốt cho người đọc.

Chúc các bạn thành công !

Exit mobile version