Ôn Thi Tốt

Đề án tuyển sinh riêng Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vĩnh Phúc

PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

1. Phương thức tuyển sinh

Từ năm 2015 trường Cao đẳng kinh tế – kỹ thuật Vĩnh Phúc tổ chức tuyển sinh theo 2 phương thức:

– Xét tuyển 50% tổng số chỉ tiêu tuyển sinh theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia do Bộ GDĐT tổ chức.

– Xét tuyển 50% tổng số chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên kết quả học tập 05 kỳ học THPT.

1.1. Phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức.

1.1.1. Các ngành xét tuyển (cho tất cả các ngành đào tạo của nhà trường).

STT

Ngành tuyển sinh

Mã ngành

 Môn xét tuyển

Ghi chú

1

Kế toán

C340301

 

Xét tuyển 3 môn:

– Toán, Văn, Tiếng Anh.

– Toán, Vật Lí, Hóa.

– Toán, Vật Lí, Tiếng Anh.

– Toán, Văn, Địa lí.

Điều kiện và tiêu chí xét tuyển mục 1.1.2.

2

Quản trị kinh doanh

C340101

3

Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử

C510301

4

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

C510303

5

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

C510201

6

Công nghệ kỹ thuật ô tô

C510205

7

Truyền thông và mạng máy tính

C480102

8

Thú y

C640201

Xét tuyển 3 môn:

– Toán, Văn, Tiếng Anh.

– Toán, Vật Lí, Tiếng Anh.

– Toán, Vật Lí, Hóa.

– Toán, Hóa, Sinh học.

9

Chăn nuôi

C620105

1.1.2. Điều kiện và tiêu chí xét tuyển

–  Xét tuyển thực hiện theo các quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

– Ngưỡng điểm xét tuyển đối với từng môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng (nếu có);

–  Nguồn tuyển: Tuyển sinh trong cả nước.

 

1. 2. Phương thức xét tuyển căn cứ kết quả học tập THPT.

1.2.1. Các ngành xét tuyển

STT

Ngành tuyển sinh

Mã ngành

Môn xét tuyển

Ghi chú

1

Kế toán

C340301

Xét tuyển kết quả học tập 3 môn:

– Toán, Văn, Tiếng Anh.

– Toán, Vật Lí, Hóa.

– Toán, Vật Lí, Tiếng Anh.

– Toán, Văn, Địa lí.

Điều kiện và tiêu chí xét tuyển mục 1.2.2.

2

Quản trị kinh doanh

C340101

3

Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử

C510301

4

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

C510303

5

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

C510201

6

Công nghệ kỹ thuật ô tô

C510205

7

Truyền thông và mạng máy tính

C480102

8

Thú y

C640201

Xét tuyển kết quả học tập 3 môn:

– Toán, Văn, Tiếng Anh.

– Toán, Vật Lí, Tiếng Anh.

– Toán, Hóa, Sinh học.

– Toán, Vật Lí, Hóa.

9

Chăn nuôi

C620105

1.2.2. Điều kiện và tiêu chí xét tuyển

a) Điều kiện:

– Tốt nghiệp Trung học phổ thông.

– Hạnh kiểm lớp 12 xếp từ loại Khá trở lên.

– Điểm xét tuyển => Điểm trung bình môn 5 học kỳ.

Điểm trung bình môn = (Tổng điểm các môn xét tuyển học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 10;  học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11; học kỳ 1 lớp 12)/15.

– Điểm xét tuyển >= 5.5.

– Nguồn tuyển: Tuyển sinh trong cả nước.

b) Tiêu chí xét tuyển:

Bước 1: Xác định sàn xét tuyển

Điểm xét tuyển được xác định như sau:

            ĐXT  = ĐT  + ĐUT

Trong đó :

ĐXT: Điểm xét tuyển

ĐT: Tổng điểm trung bình chung của 3 môn thuộc khối (tổ hợp) xét tuyển trong 5 học kỳ THPT (từ học kỳ 1 của lớp 10 đến hết học kỳ 1 lớp 12)  đạt từ 16,5 trở lên.

Công thức tính tổng điểm trung bình chung (ĐT):

ĐT  = ĐTBC Môn 1 + ĐTBC Môn 2 + ĐTBC Môn 3

ĐTBC Môn 1, ĐTBC Môn 2, ĐTBC Môn 3: là điểm trung bình chung trong 5 học kỳ (từ học kỳ 1 của lớp 10 đến hết học kỳ 1 lớp 12) của môn tham gia xét tuyển.

ĐUT:  Điểm ưu tiên đối tượng và khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Xác định thí sinh trúng tuyển

– Thí sinh trúng tuyển phải đạt mức điểm xét tuyển trở lên.

– Nguyên tắc xét tuyển: Lấy điểm xét tuyển từ cao xuống đến đủ chỉ tiêu.

1.3. Lịch tuyển sinh của trường:

1.3.1. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức:

 Nhận đăng ký và xét tuyển (phiếu đăng ký và hồ sơ xét tuyển, thời gian, địa điểm nhận) theo quy định quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.3.2. Xét tuyển theo kết quả học tập THPT.

– Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển:

+  Đợt 1: Từ 25/7-15/8 hàng năm

Đợt 2: Từ 20/8/ – 15/9/ hàng năm

Đợt 3: Từ 20/9/ -15/11/ hàng năm

–  Các đợt xét tuyển được thực hiện từ điểm cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu được giao.

1. 4. Phương thức đăng ký của thí sinh

1.4.1. Hồ sơ đăng ký xét tuyển

– Đối với xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức: Hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Đối với xét tuyển theo kết quả học tập THPT

+ Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu –  Phần phụ lục)

+ Bản sao học bạ trung học phổ thông.

+ Bản sao bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời.

+ Phiếu đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

+ 2 phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên hệ.

+ 04 ảnh 4×6.

1.4.2. Địa điểm nhận hồ sơ

Trung tâm tuyển sinh & Quan hệ doanh nghiệp trường Cao đẳng kinh tế – kỹ thuật Vĩnh Phúc, đường Hùng Vương, phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0211 3723 918; Email: trungtamts.cka@mail.com.

1.4.3. Phương thức

– Nộp trực tiếp tại Trung tâm tuyển sinh & Quan hệ doanh nghiệp, trường Cao đẳng kinh tế – kỹ thuật Vĩnh Phúc, đường Hùng Vương, phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0211 3723 918; Email: trungtamts.cka@mail.com.

– Gửi chuyển phát nhanh qua bưu điện về: Trung tâm tuyển sinh & Quan hệ doanh nghiệp trường Cao đẳng kinh tế – kỹ thuật Vĩnh Phúc, đường Hùng Vương, phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0211 3723 918; Email: trungtamts.cka@mail.com.

1. 5. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

–  Điểm ưu tiên theo Khu vực và Đối tượng ưu tiên được thực hiện theo quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1. 6. Lệ phí xét tuyển 

Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh

Việc tổ chức tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và phương thức xét tuyển kết quả 05 học kỳ ở THPT như đề xuất trong phương án cho phép lựa chọn được các sinh viên có đủ điều kiện về kiến thức văn hóa thông qua mức sàn tối thiểu về kết quả học tập ở phổ thông, đảm bảo chất lượng của việc xét tuyển này được ràng buộc bởi ngưỡng tối thiểu của kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm trung bình trong quá trình học tập.

2.1. Ưu điểm

– Giảm việc gây áp lực trong thi tuyển sinh đại học, cao đẳng cho thí sinh.

– Đáp ứng nguồn nhân lực và các ngành nghề mà xã hội đang cần.

– Phù hợp với đặc thù các ngành đào tạo của trường và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

– Định hướng được việc lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh THPT.

– Đảm bảo chất lượng yêu cầu của từng ngành.

– Việc sử dụng đồng thời 2 phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển theo kết quả học tập THPT là cơ hội để trường phân tích, so sánh hiệu quả của hai phương thức tuyển sinh làm cơ sở có những điều chỉnh cho năm sau tiến tới tự chủ tuyển sinh.

– Khai thác tốt tiềm năng về đội ngũ và cơ sở vật chất của Nhà trường trong công tác tuyển sinh.

– Tiết kiệm chi phí cho gia đình thí sinh và nhà trường trong công tác tuyển sinh.

2.2. Nhược điểm: Tồn tại số lượng hồ sơ ảo khi xét tuyển vì thí sinh có thể đồng thời nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia và nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo kết quả học tập THPT.

3. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh

– Trường Cao đẳng kinh tế – kỹ thuật Vĩnh Phúc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất quy định tại thông tư 57/2001,TT-BGDĐT ngày 02/12/2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ( phụ lục kèm theo)

a) Về nhân lực: đội ngũ nhà giáo: 141, trong đó thạc sĩ  93 chiếm 71%, NCS 15, tiếng anh trình độ đại học 97, trung cấp lý luận chính trị 06, cao cấp lý luận chính trị 02, 69 GV dạy giỏi cấp trường, 36 GV dạy giỏi cấp tỉnh, 08 GV dạy giỏi cấp toàn quốc; Công tác quản lý của nhà trường được thực hiện theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008.

b) Cơ sở vật chất: Trường được xây dựng khang trang, khu giảng đường với 92 phòng học trang bị đầy đủ projector. Xưởng trường, phòng thực hành, thí nghiệm có nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại, tiên tiến, đáp ứng cho công tác dạy và học.

Khu Ký túc xá sinh viên với 96 phòng ở khép kín, diện tích mỗi phòng là 30 m2 cho 8 sinh viên ở, được trang bị đầy đủ giường, quạt, có bàn học riêng cho từng sinh viên, có hệ thống nước nóng, lạnh cho từng phòng ở của sinh viên.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công tác chuẩn bị tuyển sinh:

a) Căn cứ quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh, Trường ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh.

Hội đồng tuyển sinh của trường do Hiệu trưởng làm chủ tịch Hội đồng. Hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tuyển sinh của trường.

Hội đồng tuyển sinh có các Ban giúp việc: Ban thư ký, Ban cơ sở vật chất; Ban xét tuyển.

b) Trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng phương án tuyển sinh.

Thông tin tuyển sinh của các trường bao gồm: tên trường, ký hiệu trường, địa chỉ liên hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, môn thi xét tuyển, môn học xét tuyển, thời gian xét tuyển, vùng tuyển và các thông tin khác liên quan khác.

c) Ban hành các Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, các Ban giúp việc Hội đồng; các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác tuyển sinh; mẫu hồ sơ đăng ký xét tuyển sinh.

d) Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm, … cho việc tổ chức xét tuyển sinh.

2. Tổ chức xét tuyển

a) Thành phần HĐTS

Chủ tịch: Hiệu trưởng.

Phó chủ tịch: Phó Hiệu trưởng.

Các ban giúp việc: Một số Trưởng, Phó các phòng, khoa.

b) Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐTS

HĐTS có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện các khâu:

– Tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh, xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của trường.

– Thực hiện nghiêm túc Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015 của Bộ Giáo dục và đào tạo và quy định của nhà trường về xét tuyển.

– Thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh, lệ phí xét tuyển.

– Tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật theo quy định.

– Truyền dữ liệu tuyển sinh về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định, báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch HĐTS:

– Ra quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho HĐTS trường.

– Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chế Tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, Phương thức xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của trường.

– Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác liên quan đến tuyển sinh;

– Báo cáo kịp thời với Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản về công tác tuyển sinh của trường.

3. Công tác Thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển sinh: Trường thành lập Đoàn thanh tra tuyển sinh, đoàn Thanh tra tuyển sinh của trường chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh; kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm và đề xuất các hình thức xử lý theo đúng quy định. Phối hợp với Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, các cơ quan bảo vệ an ninh nội bộ tổ chức tốt việc giám sát, thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh; tổ chức kiểm tra, thanh tra kết quả xét trúng tuyển vào trường ngay sau khi thí sinh trúng tuyển nhập học; đối chiếu kết quả thi,  kết quả học tập và chế độ ưu tiên thí sinh đã khai báo trong Hồ sơ đăng ký xét tuyển với các giấy tờ bản gốc; liên hệ xác minh các trường hợp có nghi vấn.

4. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tuyển sinh theo quy định của nhà nước.

5. Thực hiện chế độ thông tin trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Phối hợp với đơn vị, ban ngành địa phương, cơ quan Báo, Đài truyền hình tổ chức công tác tư vấn tuyển sinh và phương án xét tuyển

Exit mobile version