Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$item_name is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 58

Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$beta is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 64

Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$item_id is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 65
Kể lại một truyền thuyết em đã được nghe hoặc được đọc - Ôn Thi Tốt
Ôn Thi Tốt

Kể lại một truyền thuyết em đã được nghe hoặc được đọc

Đề bài: Em hãy kể lại một truyền thuyết em đã được nghe, được đọc

Bài văn mẫu số 1: Kể lại một truyền thuyết em đã được nghe hoặc được đọc

Em đã được nghe bà kể rất nhiều truyện cổ tích và truyền thuyết lịch sử, nhưng em rất thích là truyện cố tích về Hồ Gươm.

Bà em kể lại rằng: Thời đó đã lâu lắm rồi, khi giặc Minh sang đô hộ nước Nam. Cuộc sống của nhân dân ta vô cùng lầm than, cơ cực. Trước sự bạo ngược của quân giặc thì mọi người dân nước Nam đều rất căm giận. Thế rồi ở vùng đất Lam Sơn đã có một người đứng lên cầm đầu Nghĩa quân nổi dậy đánh đuổi giặc. Nhưng những ngày đầu lực lượng còn non yếu nên nghĩa quân nhiều lần bị giặc đàn áp. Đức Long Quân thấy vậy liền giúp đỡ, gửi cho họ mượn một thành gươm báu qua người đánh cá tên là Lê Thận. Sau khi Lê Thận thả lưới vớt được thanh kiếm liền mang về nhà cất giữ. Một thời gian sau Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn dưới trướng của chủ tướng Lê Lợi. Một lần chủ tướng và mấy tùy tùng đến nhà Thận chơi. Trong túp lều rách nát bỗng nhiên có một tia sáng rực lên ở xó nhà. Lê Lợi lấy làm lạ liền cầm vật đó lên xem và thấy có khắc hai chữ “Thuận Thiên”, nhưng vẫn chưa biết đó là báu vật. Thế rồi, có lần Lê Lợi đi qua cánh rừng, bỗng thấy trên ngọn cây có một thứ ánh sáng lạ. Lê Lợi lấy xuống xem thì đó là một cái chuôi nạm ngọc. Chợt nhớ đến lưỡi gươm nhà Lê Thận, ông giắt vào lưng mang về. Mấy ngày sau gặp Thận, ông đem chuyện này kể lại. Thận nâng lưỡi gươm lên và nói rằng, đây là ý trời muốn minh công làm việc lớn. Tất cả cùng đồng thanh nguyện đi theo Lê Lợi đánh đuổi giặc.

Từ khi có gươm báu, nhuệ khí nghĩa quân ngày một hùng mạnh, đi đến đâu cũng làm cho quân Minh kinh hồn bạt vía. Chẳng mấy chốc đã không còn một bóng giặc trên quê hương. Thế rồi Lê Lợi lên làm vua. Ít lâu sau nhà vua cưỡi thuyền rộng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Khi thuyền đi ra đến iguwax hồ thì bỗng thấy một con rùa nổi lên tiến gần phía nhà vua và nói:” Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Vú rút gươm quăng về phía rùa vàng. Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Từ đó hồ Tả Vọng được mang tên là Hồ Hoàn Kiếm hay còn có tên gọi khác là Hồ Gươm.

Em thấy câu chuyện lịch sử này thật ý nghĩa. Đọc truyện em càng thêm yêu Hồ Gươm – một danh thắng nổi tiếng luôn được mện danh là trái tim của Thủ đô.

Bài văn mẫu số 2: Kể lại một truyền thuyết em đã được nghe hoặc được đọc

Từ nhỏ em đã được nghe mẹ nói nhiều lần rằng, con ăn khỏe vào đến lớn nhanh như Phù Đổng. Khi lớn lên một chút em mới biết Phù Đổng là nói về Thánh Gióng trong câu chuyện cùng tên.

Truyền thuyết kể rằng, vào đời Hùng Vương thứ sau, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và tiếng là phúc đứa. Hai ông bà hiếm muộn luôn ao ước có một đứa con. Một hôm bà vợ ra đồng múc nước trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử xem thế nào. Thế rồi về nhà bà mang thai và hạ sinh được một con trai, nhưng cậu bé lên ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì ngồi đấy khiến cho ông bà lo lắng, phiền muộn. Nhưng khi giặc Ân đến chiếm đánh nước ta, nghe tiếng sứ thần của nhà vua đi tìm người tài giúp nước thì bỗng dưng đứa trẻ cất tiếng nói nhờ mẹ ra gọi sứ thần vào. Đứa trẻ nói với sứ thần về tâu vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt thì sẽ giúp vua đánh đuổi giặc. Sau khi sứ thần mang các thứ đó đến thì đứa bé bỗng vươn vai đứng dậy trở thành một tráng sĩ cao lớn, vạm vỡ. Tráng si mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi nhanh đến chỗ giặc và đánh cho chúng tơi bời. Khi roi sắt gẫy, tráng sĩ đã nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào quân giặc khiến cho chúng chết như ngả rạ. Số còn lại hoảng hốt bỏ chạy, tráng sĩ đuổi theo đến núi Sóc Sơn thì lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả người cả ngựa bay về trời. Để ghi nhớ công on của tráng sĩ, nhà vua đã phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

Hiện nay, vẫn còn đền thờ gọi là đền Gióng và dân chúng thường gọi ông với cái tên đầy tôn kính – Thánh Gióng.

Exit mobile version