Ôn Thi Tốt

Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thõa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình

Nghị luận về câu nói:Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thõa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình

Đề bài:“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình” (Nam Cao). Suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Bài làm:

Từ xa xưa, xã hội đã tồn tại khái niệm về kẻ mạnh- kẻ yếu, thắng làm vua”.Từ những bộ phim , ta vẫn thấy những kẻ yếu luôn bị người khác bắt nạt, còn kẻ mạnh là kẻ có sức mạnh, quyền lực, bắt nạt được người khác. Nhưng quan niệm về kẻ mạnh hay kẻ yếu được định nghĩa tùy thời đại và quan niệm mà có những định nghĩa khác nhau.Quan niệm của Nam Cao về kẻ mạnh là: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình.”
Kẻ mạnh ở đây là người mạnh mẽ. Có thể là mạnh mẽ về thể chất, hoặc về tâm hồn, hoặc cả hai. Kẻ mạnh có bản lĩnh đối diện với cuộc sống và cả sự ích kỉ của bản thân. Kẻ mạnh là kẻ đạt được mục tiêu của đời mình.“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ”.”Giẫm lên vai người khác tức là dùng sức mạnh của mình để bắt nạt, chèn ép người khác”,kẻ dẫm lên vai người khác là người đạt được mục bằng sức mạnh chân chính.Là kẻ vươn lên không phải bằng cách lợi dụng người khác, chèn ép hay lừa gạt người khác.

“Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình”: Theo Nam Cao, một kẻ mạnh chân chính được công nhận là người vươn lên cùng với sự giúp đỡ và che chở cho những người yếu thế. Kẻ mạnh luôn có khả năng để giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình. Đó chính là tinh thần cao thượng mà kẻ được xem là kẻ mạnh cần phải có, “kẻ mạnh”những người có năng lực về thể chất, tinh thần hoặc có những ưu thế lớn về quyền lực, về vật chất … so với những người khác,phải dùng sức mạnh, ưu thế của mình để giúp đỡ người khác.Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm đạp lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Hành động “giẫm đạp lên vai kẻ khác” là hành động dùng sức mạnh của mình để áp chế, để đè nén người khác bằng bạo lực bất chấp đạo lí và công lí. Hành động ấy đáng lên án.
Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình. Đó mới thực sự là hành động của kẻ mạnh. Giúp đỡ người khác được hiểu là sự giúp đỡ về vật chất, về tinh thần, nâng đỡ người khác, nhất là những kẻ yếu hơn mình. Sự giúp đỡ đó phải xuất phát từ lòng nhân ái, vị tha, từ ước muốn chân thành, trong sáng không tư lợi, là hành động cao thượng, nhân văn đáng được ngợi ca, nể phục. Người thực hiện hành động đó sẽ được những người xung quanh và cộng đồng yêu mến, kính trọng, nể phục. Đó mới là hành động thể hiện sức mạnh chân chính của mỗi con người.

Xét đến một phạm vi lớn hơn,ở phạm vi quốc gia,quốc gia mạnh phải là quốc gia thể hiện được vai trò, vị trí của mình với thế giới và với các quốc gia khác. Một quốc gia mạnh không phải là một quốc gia dẫm đạp lên quốc gia khác để thỏa mãn lòng ích kỉ.Không phải là một quốc gia đem sức mạnh quân sự để đi xâm lược nước nhỏ nhằm thỏa mãn những lợi ích về dầu mỏ, tài nguyên. Một quốc gia mạnh là một quốc gia phải biết giúp đỡ quốc gia khác trên chính đôi vai của mình.Nhắc đến đây ta không thể quên những quốc gia đã tài trợ, giúp đỡ nước ta khi có thiên tai, lũ lụt. Việc Nga tài trợ cho Việt Nam 1 triệu đô để khắc phục sau cơn bão lớn.Hay trong chiến tranh, Cuba đã tài trợ nhiều lương thực, thực phẩm, vũ khí cho nước ta chính là minh chứng cho một quốc gia mạnh. Không phải quốc gia mạnh, quốc gia lớn là có quyền áp đặt, áp chế quốc gia khác, có các hành vi đe dọa, xâm lược quốc gia khác. Thực tế lịch sử, thực tế cuộc sống đã chứng minh, những quốc gia luôn cạy thế mình mạnh, mình lớn để chèn ép, đe dọa, xâm lược các quốc gia khác chỉ khiến xã hội cũng như cộng đồng thế giới lên án và thậm chí phải chuốc lấy thất bại mà thôi.

Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình.

Qua câu nói của Nam Cao, chúng ta thấy nhà văn không chỉ đề cao sức mạnh của kẻ mạnh mà xa hơn nữa là lòng nhân ái, sự cao thượng của con người.Lòng nhân ái mới làm cho con người trở nên cao thượng, mới có thể kết đoàn, thắt chặt dây thân ái, làm cho tình anh em, tình bè bạn, tình đồng bào trở nên gắn bó, thân thiết.Lòng nhân ái mới làm cho con người trở nên cao thượng, mới có thể kết đoàn, thắt chặt dây thân ái, làm cho tình anh em, tình bè bạn, tình đồng bào trở nên gắn bó, thân thiết.
Thương yêu đồng loại, hết lòng bao dung kẻ khác mới là con người nhân từ, mới gọi là “kẻ mạnh”. Bênh vực kẻ yếu, nhường cơm sẻ áo cho kẻ bần hàn, thương yêu các em nhỏ mồ cồi, hiến máu nhân đạo, giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam, cứu tế đồng bào vùng bị lũ lụt tàn phá… là những việc làm vô cùna tốt đẹp, đúng là đã “giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”. Một bộ quần áo ấm, một đôi dép, dăm ba quyển vở… giúp đỡ học sinh nghèo,… là những việc làm có ý nghĩa nhất, nêu cao tình thương. Kẻ mạnh không chỉ là những con người “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”, mà còn là những con người bác ái “thương người như thể thương thân”. Chợt nhớ đến câu Kiều Của Nguyễn Du: “Thiện căn ở tại lòng ta -Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Lòng nhân ái mới làm nên sức mạnh; tình thương mới gieo mầm sự sống, như cổ nhân đã nói.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, có nhiều người vì lợi ích vật chất mà không từ thủ đoạn, những kẻ táng tận lương tâm như buôn bán nội tạng người, lừa đảo người khác.Hay những người có quyền lực nhưng lạm dụng quyền lực để tư lợi bản thân. Những người như vậy, ta chỉ thấy họ mạnh về vật chất nhưng không hề cao thượng.Bởi lẽ trong bất cứ ai cũng có sức mạnh tiềm tàng để mang lại những điều tốt đẹp đến cho bản thân và những người xung quanh. Sức mạnh nên được khai thác triệt để, bất kì ai cũng có thể là kẻ mạnh, bất kì ai cũng có thể là người chiến thắng, một chiến thắng khiến người ta tâm phục khẩu phục chứ không phải là chiến thắng bằng cách “giẫm lên vai người khác”….

Quan niệm của Nam Cao là cách sống nên có của mỗi người hiện nay.Bởi lẽ, trong xã hội hiện nay, nhiều người vẫn lầm tưởng kẻ có tiền, có quyền là kẻ mạnh mà quên mất đi bản chất cần có của kẻ mạnh. Kẻ mạnh có thể không có nhiều tiền nhưng vẫn nhận nuôi hàng trăm em bé bị bỏ rơi. Chỉ có lòng nhân ái, thương yêu, giúp đỡ đồng loại, tâm hồn cao thượng mới tạo nên kẻ mạnh. Ta không hề nghi ngờ về nhận định của Nam Cao:”Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình”.

Exit mobile version