Ôn Thi Tốt

Nghị luận xã hội về lối sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ

Đề bài: Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.

(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh)

Suy nghĩa của anh/chị về lối sống giản dị, thanh đạm của Bác Hồ.

Bài văn mẫu  Nghị luận xã hội về lối sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ

Hồ Chí Minh, vị cha già của dân tộc Việt Nam, Người đã đời đời gắn bó, chiến đấu cùng nhân dân trong hai cuộc kháng chiến trường kì không ngại gian lao, không cần sự đền đáp. Bác đã dành trọn cuộc đời mình cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam. Ở Người hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp mà thế hệ chúng ta cần nên noi theo và học hỏi. Một trong số đó là lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Người.

Lối sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những ước mơ. Ước mơ đó chỉ là những điều mà khả năng của ta có thể làm được. Trong cuộc sống, ta luôn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người cả về phong cách và lối sống. Không kiêu ngạo, bon chen, ghen tị hay sống xa hoa, đua đòi những của cải vật chất vô nghĩa. Ta không nghĩ nhiều cho bản thân và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.

Thật vậy, trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta, công lao của Bác Hồ dành cho đất nước là vô cùng to lớn được toàn dân tộc Việt Nam đời đời ghi nhớ. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh thì công ơn đó lại càng sâu nặng. Vì thế, ai ai cũng ra sức học tập, cố gắng tiếp thu nhiều hơn những phẩm chất tốt đẹp của Người. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, lối sống giản dị vô cùng có ích, giúp cho mọi người biết sống giản dị, phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh gia đình. Lối sống giản dị của Người được thể hiện trong tất cả mọi việc, trong từng bữa cơm, trong từng phong cảnh sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản, căn nhà cũng chỉ có vài ba phòng nhưng lúc nào cũng gió lộng, hòa hợp với thiên nhiên. Tuy nó đơn sơ, mộc mạc nhưng Bác dành nhiều tình cảm cho tất cả các vật dụng trong đó từ chiếc bàn, chiếc ghế, cái giường ngủ của Bác nữa. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gô thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
(Thăm cõi Bác xưa)

Tất cả những vật dụng chỉ có thế nhưng Bác vẫn làm việc và sống vui vẻ với hoàn cảnh hiện tại của mình. Nôi băn khoăn lớn nhất của Bác chỉ mong sao dân tộc ta thoát khỏi vòng lệ thuộc của các nước phương Tây để có một cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc. Bác luôn luôn quan tâm và gần gũi, cởi mở với người khác. Đó là một đức tính quý báu mà môi người trong chúng ta đều phải ra sức học tập.

Phẩm chất giản dị thanh cao của Bác bắt nguồn từ truyền thống dân tộc. Người xưa có câu: “Tốt gô hơn tốt nước sơn” dùng để chỉ hình thức bên ngoài không quan trọng bằng bản chất bên trong của con người. Sống khiêm tốn, thật thà, giản dị hay sống xa hoa, bon chen, đua đòi theo vật chất, danh lợi là tùy cách nhận thức của môi người. Nhưng sống sao cho đẹp lòng người, sống có ích và không cảm thấy hối tiếc thì thật sự là một điều rất khó. Bởi thế chúng ta hãy chọn cho mình một cách sống tốt nhất bằng cách cùng tạo dựng cho bản thân một “lối sống giản dị” riêng. Ta thấy hiện lên tấm gương của những bậc vĩ nhân như Nguyễn Trãi khi về Côn Sơn ở ẩn, sống cuộc đời thanh nhàn chan hoà với tạo vật:

Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Đó cũng là lẽ sống “nhàn” mà nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm tôn thờ:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng ve
Người khôn người đến chốn lao xao.

Lối sống giản dị luôn là điều cần có ở môi con người, đó là một đức tính tốt đẹp. Giản dị không chỉ thể hiện đơn thuần ở trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt. Đó còn là cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mĩ, cầu kì rắc rối… Cách sinh hoạt: hòa đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác. Cốt lõi của lối sống giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một phong cách sống. Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống. Không nên nhầm lẫn sống giản dị với sống xuề xoà, dễ dãi, cẩu thả, vì trong những trường hợp này, cái giản đơn bên ngoài là biểu hiện của sự thiếu ý thức ở bên trong. Lối sống giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Điều đó khiến con người hoà đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác.

Sống giản dị là một trong những cách để môi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa. Ngược lại có những kẻ quen thói bốc giời, vung tiền quá trán. Điều đó chưa hẳn là sang trọng, chưa hẳn được đồng loại kính trọng. Sống đơn giản, không xa hoa, xa xỉ, lãng phí là thể hiện một nhân cách văn hoá, một lối sống văn minh, tiến bộ. Lãng phí tiền của, tài sản của riêng mình là đáng chê.

Lãng phí tài sản của quốc gia là tội lớn. Tổ quốc và nhân dân không tha thứ cho bất cứ người nào là thủ phạm gây ra lãng phí tài nguyên của quốc gia. Những người như thế chắc hẳn se hổ thẹn và tự nhìn lại mình. Hãy nhớ tới tấm gương của Bác về đức tính tiết kiệm. Bác không tiết kiệm vì mình mà vì người khác.

Để sống giản dị, cần một năng lực sống, năng lực tâm hồn và quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống để sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dô, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá. Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản. Đó là cách sống để có được sự quý mến của những người bạn chân chính.

Exit mobile version