Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$item_name is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 58

Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$beta is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 64

Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$item_id is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 65
Phân tích bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên - Ôn Thi Tốt
Ôn Thi Tốt

Phân tích bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên để thấy sức sống của ông Đồ già

Bài làm

Tất cả năm khổ thơ với vẻn vẹn trăm từ, thoáng qua như một phim tài liệu cực ngắn. Nuhng do đâu điệu buồn của nó chưa thôi day dứt lớp người ở những năm cuổi của thế kỷ XX mà phần lớn xa lạ với Hán học và có khi chưa một lần nhìn thấy hình ảnh ông đồ khăn đóng, áo theo của một thời. Những bạn đọc của thời mở cửa, đang háo hức với một loại ngoại ngữ phổ biến hơn cả thứ tiếng đã thay thế chữ nghĩa của ông đồ ngày nào, đồng cảm thế nào ới bàu thơ? HỌ đã tìm thấy điều gì gần gũi ở ông già cô đơn ấy, khi ngay nhũng kẻ qua đường cùng thời đã tỏ ra hờ hững.

Trong một bài phỏng vấn tác giả đã giải đáp hộ điều mà bao lâu những bạn đọc tinh ý lấy làm ngờ. Đúng là nhà thơ có dụng ý mượn hình ảnh hao đào và không khói bùi ngùi man mác của Thô Hộ trong bài đường thi lưu danh thiên cổ. Lạ cho loài hoa nổi tiếng phương đông đẹo và sang dến thê,s lại thêm một lần bị thi nhân bát bắt chứng kiến chuyện biệt ly dâu bể. Ai chẳng biết so về nhan sắc với mỹ nhân thì chỉ thiệt thòi cho ông đồ già nhưng sự vắng bóng của ông khi hoa đào y như năm cũ lại nở – hợp quy luật thiên nhiên cùng vô tình biết bao – vẫn gây dược hiệu quả tình cảm và nghệ thuật.
Không có cái chắt lọc đài các như ngôn ngữ của Thôi Hộ. Ngôn ngữ của nhà thơ hiền lành giản dị, nhịp điệu chậm rãi khoan thai nhưu bất giác lây ka phong thái của nhân vật ông đồ.

So với

Mái chèo Mơ để bâng khuâng trôi đến
Một phương trời mây lạc bóng trăng khuya

cũng chính của tác giả và cùng một đề tài hoài cổ thì thấy rõ lối hành văn giản dị ở đat là kết quả của sự dụng công.
Sự gắn bó và giọng điệu đều đều thường thấy ở thơ ngũ ngôn lại giúp cho bàu thơ mở đầu có giọng khách quan, kiếm chế tình cảm. Hai khổ thơ đầu toàn tả thực cũng hỗ trợ tót cho mục đích này:

Mỗi năm hoa đào nở 
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài

Nhưng khi qua khổ thơ thứ bam giọng khách quan này liền bị phá vỡ bởi hai câu thơ vào loại xuất thần:

Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Chai, ơi đến hoa mà phương đông tin là có thần có hồn còn vô tình “y cựu tiếu đông phong”, nghĩa là hóa ra vẫn là loài vô tri vô giác nói chi hạng giấy mực. Thứ mực phảng phất sầu và loại giấy buồn mà không thắm ất có thể là thứ giấy và bị mực lòe đi rưng rưng trước mắt người biết chuyện đấy thôi!
Màu giấy đỏ và sắc hoa đào. Những xác lá vàng lay lắt rơi quanh cái sáng đen sẫm, bất động của ông đồ già. Tình người nhạt dần theo nỗi khổ thơ.

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
NGười thuê viết nay đâu
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay

Cho đến khi lụi tàn hẳn và đất trời và hình như cũng như muốn hòa vào cuộc ngậm ngùi bằng làn mưa bụi và cái tiết trời bỗng dưng da diết.
cảnh ấy, sắc ấy, tình ấy hòa hiệp với nhau đưa cảm xúc cao đân để tiếng thở dài cuối cùng:

Những người muôn năm cũng
Hồn ở đâu bây giờ

Trở nên sâu lắng, lay động tình người hơn.

Ở mặt khác bài thơ lại đan chéo những cặp đối ngịch cái tất bật của khách qua đường và sự đơn độc của ông đồ, cái buồn thấu xương của kiếp người lạc lõng bên cảnh phố phường rộn ràng mừng xuân mới. Và bất nhẫn làm sao lặng lẽ của người đại diện cuối cùng của nền Hán học tàn tạ, lặng lẽ cả lúc rút lui lại diễn ra ở một nơi ồn ào trần ai bậc nhất trên thế gian: Hè phố! Cái đám tang tự đưa giũa phố phường đông hững hờ mà người tri âm duy nhất lại có mặt khi cỗ xe khuất bóng từ lâu rồi.

Có sự dồn nén thái quá những cặp hòa hiệp và đối nghịch trên vuông thơ nhỏ hẹp có một trăm từ này. Nhưng là sự thái quá làm nên kiệt tác. Mỗi chúng ta sau phút lặng người và gần như tránh mặt nhau vì cái cảm giác đồng trách nhiệm nào đó, bồng bắt đầu giành nhau lên tiếng. Nhưng tất cả bọ hít bị dạt đi trong csi từ trường do chính sự im lặng của nhân vật. Vâng âm thanh có trọng lượng nhất mà bài thơ tạo được đó chính là sự im lặng tuyệt đối của ông đồ. Nó đè nặng lên tim. Nó khuấy động não bộ, Nó tạo trạng thái tinh thần bất ổn cần thiết để đối mặt với bất kỳ một vấn đề nghiêm túc nào. Có điều đâu là vấn đề thực sự của bài thơ.

Theo Hoài Thanh thì ông đồ là lời sám hối của cả bọn thanh niên chúng ta đối với họ người đang đi về cõi chết vì một thời đã “xúm nhau lại chế giễu họ là quê mùa, mạt sát họ hủ lậu”. Nhà phê bình đã có một trích dẫn quan trọng trong bức thư Vũ Đình Liên. Ông chính là cái di tích đáng của một thời tàn và dựa vào ý này tác giả thi nhân Việt Nam kết luận bài thơ của Người có thể xme là một việc nghĩa cử.

Sẽ có một chuyện thất lễ bag dường như vô lý nữa khi nghi ngờ ý kiến của chính Vũ Đình Liên và phê bình uy tín Hoài Thanh. Nhưng khi ở một đoạn khác, Hoài Thanh gọi đối của nhà thơ bằng cụm từ không úp mở “Những kẻ thân tàn ma dại” đang đi về cõi chết, thì chúng tôi e rằng giọng tuyên ngôn hùng hồn mà ông bắt buộc mà ông phải dùng hạ huyệt thơ cũ và tôn xưng vị trí của thơ mớ có ảnh hưởng phần nào tới việc bình thơ chăng.

Nhưng hoài cổ ở đây không phải tiếc nuối thứ chữ rồng bai phượng múa của ông đồ. Từ ngày ông đồ già ra đi không trở lại xã hội đã mấy lần chứng kiến cảnh thay bậc, đổi ngôi ngôn ngữ – bản thân nhà thơ là một người giỏi tiếng Pháp, thứ ngôn ngữ đã thay thế thứ chữ mà ông đồ viết trên tờ giấy hồng điều thưở ở nào. Đấy là chữ ông ta dùng để trước tác. Nó không có nghĩa là ngôn ngữ hành chính thi cử mà còn là ngôn ngữ tâm tinh của đền chùa …. Đã dành việc tây học thế chân là một tất yếu của thời đại và của hoàn cảnh đất nước ngày đó . Chưa nói cái học từ chương, nệ cổ đã góp phần làm suy vi sức mạnh dân tộc, nhưng một dân tộc từng trải qua bao thế kỷ tự chủ và đã từng dùng chữ Hán như ngôn ngữ chính của quốc gia độc lập không không thể quên rằng Tây học đã nhập khẩu vào đất nước mình như một sự áp đặt cùng với tàu chiến và đại bác mà cảnh sụp đổ của cái học cũ luôn gợi lại vết thương vong quốc của mình.

Và có thể vượt qua ý đồ của tác giả và nhà phê bình, bài thơ đã tìm thêm được sự đồng cảm trong tâm thức dao động phức tạp của cả một dân tộc trong buổi giao thời khi giá trị truyền thống có nguy cơ mai một trong lúc cái mới chưa thu phục được nhân tâm nó đánh vòa lòng tự trọng bị xúc phạm và cả tâm lý phù suy xót thương kẻ khó. Mặt khác nó còn gợi tâm trạng khắc khoải đi tìm cội nguồn dân tộc.
Sự biểu lộ tình cảm đối với ông đồ già và sự lưu luyến với hình ảnh đã mai một ấy trong lòng bạn đọc suốt hơn nửa thế kỷ qua hẳn phản ánh những tậm sự phức ạp nhưng ưu tư đa đạng hơn chúng ta tưởng.

Cuối thế kỷ XX con tàu Việt Nam đang qua ngã rẽ hơn. Không còn không khó tủi buồn thuở nào. Đất nước đang lạc quan. Nhưng tình sự về nguồn và việc xác lâp lại những giá trị tinh thân đã được thử thách của dân tộc ở mặt nào đó sẽ gặp thách thức. Buổi giao thời hôm nay vẫn hứa hẹn những hoạt cảnh lố lăng, lai căng và hơn một lần chúng ta đã chứng kiến.

Và vì vậy người ta vẫn còn ngậm ngùi khăn khoăn khi đọc Ông đồ. Việc rút lui lặng lẽ không đơn từ khiếu nại cua ông không chỉ gợi thương tâm ma tiếp tục mời gọi, khuấy động. Tôi ngờ rằng đấy chính là tầng cảm xúc của bạn đọc thời nay.

Exit mobile version