Ôn Thi Tốt

Phân tích chất thần thoại, ca dao trong đoạn trích Đất Nước mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm

Đề bài: Phân tích chất thần thoại, ca dao trong đoạn trích Đất Nước mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm

Bài làm

Văn học dân gian đã trở thành một nguồn cảm hứng lớn cho các nhà thơ sáng tác nên những áng văn chương huyền thoại bất hủ. Đặc biệt các nhà thơ đã vận dụng tính chất ca dao, thần thoại  để tạo nên những điểm mới trong các bài thơ, bài văn của mình. Với trích đoạn Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm cũng vậy, tính chất thần thoại, ca dao đã trở thành một trong những nét tiêu biểu cho đoạn trích này.

Thơ ca chính là nghệ thuật ngôn từ, chính nghệ thuật độc đáo của thơ ca đã đem lại cho chúng ta những áng thơ văn bất hủ. Văn hóa dân gian là do nhân dân sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất, được đúc kết từ những kinh nghiệm từ xa xưa của cha ông ta. Tính chất thần thoại, ca dao trong đoạn trích này mang tính chất thần thoại từ những câu thơ:

“Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

Nguyễn Khoa Điềm đã khéo léo mượn những câu ca dao của văn học dân gian để sáng tạo nên những câu thơ:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu”

Câu thơ này gợi cho chúng ta nhớ đến câu ca dao:

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Gắn với điểm tích nàng Tô Thị chờ chồng, đất nước là gì? Đất nước chính là những điều nhỏ nhoi bình dị, là những người phụ nữ chung thủy một lòng chờ chồng trở về.

Nhân dân Việt Nam ta có truyền thống uống nước nhớ nguồn, sâu sắc, chúng ta thường nhắn nhủ với nhau rằng:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”

Bài thơ đất nước sử dụng thi liệu dân gian

Chính từ câu ca dao này, Nguyễn Khoa Điềm đã đúc kết nên câu thơ:

    “Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ”

Câu thơ là một lời nhắn nhủ đối với tất cả thế hệ trẻ chúng ta rằng, hằng năm dù đi đâu về đâu cũng phải biết đến truyền thống uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta, biết ơn các Vua Hùng. Tác giả như đang nhắc nhở cho chúng ta biết truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, dân nhân ta.

Phân tích chất thần thoại, ca dao trong đoạn trích Đất Nước mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm

Và đất nước còn là “Nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”, Đất nước bắt đầu từ tình yêu bình dị, chất phác “ khăn thương nhớ ai khăn rơi nước mắt”. Không phải là cái gì xa xôi, cao siêu mà chính những điều giản dị trong cuộc sống thường ngày đã làm nên đất nước: “Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”. Không những vậy chúng ta còn có thể thấy được những phong tục tập quán của cha ông ta như cách làm ra hạt gạo:

Đất nước bắt nguồn từ những phong tục tập quán của cha ông

“Hạt gao phải 1 nắng 2 sương xay, giã, giần sàng”

Là từ truyền thống để tóc của mẹ:

 “Tóc mẹ thì bới sau đầu”

Tất cả những điều trên đã toát lên vẻ đẹp của đất nước trong văn minh lúa nước. Nó được bắt nguồn từ cách nghĩ cách cảm của người Việt Nam từ thời thượng cổ. Cái hay, cái đẹp ở đây chính là tác giả đã không bê nguyên toàn bộ các câu ca dao tục ngữ lên mà đã cảm nhận được những tinh thần của những chất liệu dân gian từ trong các câu thơ.

Bên cạnh đó nhà thơ còn cảm nhận Đất nước ở trên một bình diện khác, đó chính là những điển tích điển cố, mang tính chất thần thoại trong ca dao. Ông đã khẳng định:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể

Cái ngày xửa ngày xưa mà tác giả nói đến ở đây chính là đất mà nước. Trong quá trình hình thành nên đất nước là hai thành tố cơ bản tạo nên đất nước. Ở đâuy ông gọi đất là “anh” nước là “em”

“Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm”

Vẻ đẹp mà bài thơ Đất nước mang lại chính là vẻ đẹp truyền thống của dân tộc ta

Và đất nước chính là nơi “ta hò hẹn”

Và chúng ta lại một lần nữa khẳng định được thần thoại đất nước qua những điển tích:

“Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi””

Và:

 “Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ”

Tác giả đã mượn sự tích Hòn Vọng Phu để nói về đất nước để minh chứng cho tấm lòng thủy chung của phụ nữ Việt Nam, một lòng chờ chồng. Biết bao người con trai ra trận đánh giặc người con gái ở nhà chờ chồng cùng con, trải qua bao năm tháng vất vả để chờ ngày đơm quả ngọt.

“Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”

Trên tất cả các lĩnh vực, mọi ngõ ngách đều mang dáng hình của đất nước

 “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”

Hình tượng đất nước được đút kết từ những câu ca dao, từ những thần thoại của cha ông ta để lại. Chúng ta đã sống trong tình cảm ngọt ngào, từ tình yêu quê hương, đất nước hàng nghìn năm nay. Từ các thế hệ anh hùng đã bao đời hi sinh ngã xuống, hết lớp này đến lớp khác để có một đất nước hôm nay.

Bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm được sáng tác từ những chất liệu dân gian và thần thoại, tất cả đã hoad quyện cùng nhau tạo nên đất nước tươi đẹp như hôm nay. Chúng ta đã, đang và luôn tự hào về đất nước của chúng ta.

Exit mobile version