Ôn Thi Tốt

Phân tích hình tượng Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

Hình tượng Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

Bài mẫu:Phân tích hình tượng Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. 

Truyện ngắn Rừng xà nu là tác phẩm xuất sắc viết về đề tài miền núi,đề tài chiến tranh,cách mạng. Truyện ngắn này đã đạt giải thưởng Văn học Nguyễn Đình Triểu năm 1965. Rừng xà nu phản ánh cuộc đấu tranh của đồng bào Tây Nguyên chống Mĩ ngụy, làm ngời lên lòng yêu nước bất khuất và sức sống kiên cường của người dân Tây Nguyên nói riêng, đồng bào miền Nam nói chung. Tác phẩm Nguyễn Trung Thành nổi bật ở cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trong văn học giai đoạn 1945-1975. Nổi bật lên trong truyện ngắn Rừng xà nu là nhân vật Tnú.

Bài mẫu: Hình tượng Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

Tnú là hình tượng điển hình cho tính cách người dân Tây Nguyên,điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, làm sáng tỏ một chân lí thời đại đánh Mĩ: “chúng nó dã cầm súng mình phải cầm giáo”. Qua hình tượng nhân vật Tnú, người đọc còn thấy được nghệ thuật giàu chất sử thi ở truyện ngắn Rừng xà nu.

Ở Tnú vừa có những tính cách đặc trưng riêng, vừa hiển hình cho tính cách Tây Nguyên. Tnú là người có tính cách trung thực,gan góc,dũng cảm,cái chất Tây Nguyên này đã thấm sâu vào Tnú từ khi còn nhỏ. Lúc Tnú và Mai dẫn đường tiếp tế lương thực cho cán bộ,được anh Quyết dạy cho cái chữ. Học chữ thua Mai. Tnú đã đập vỡ bảng, lấy đá đập vào chảy máu để đưa được cái chữ vào trong đầu. Điều đó chứng tỏ Tnú là một cậu bé có nghị lực và gai góc, kiên cường. Sự gan góc,dũng cảm của cậu bé Tây Nguyên này càng bộc lộ khi diện với kẻ thù.

Bài tham khảo: Hình tượng Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

Ở nhân vật Tnú, hình tượng đôi bàn tay gây một ấn tượng sâu sắc, hình tượng hai bàn tay là hình tượng mang tính cách, hai bàn tay khi còn lành lặn là đôi tay nghĩa tình. Đôi bàn tay ấy còn biết cầm phấn học cái chữ anh Quyết dạy cho,cũng đôi bàn tay ấy đã ghè đầu tự trừng phạt mình khi không học được cái chữ. Khi Tnú thoát ngục Kon Tum trở về, Mai đón anh ở tận đầu làng, chị cầm đôi bàn tay Tnú mà rưng rưng nước mắt. Đôi bàn tay Tnú bị giặc đốt giờ mỗi ngón chỉ còn hai đốt,vĩnh viễn không bao giờ mọc lại. Nhung với đôi bàn tay cụt đốt ấy Tnú vẫn cầm vũ khí lên đường chiến đấu. Đó là đôi bàn mang sức mạnh căm hờn.

Trong cuộc sống cũng như chiến đấu, Tnú có tính kỉ luật cao,tuyệt đối trung thành với cách mạng. Tham gia lực lượng đấu tranh đánh Mĩ, Tnú rất nhớ quê hương nhưng anh chỉ về thăm quê khi được phép của cấp trê. Băng rừng, lội suối qua bao hiểm nguy Tnú mới về đến làng nhưng anh cũng chỉ là ở lại quê đúng một đêm rồi lại lên đường về đơn vị.

Tnú là người giàu lòng yêu thương nhưng cũng cháy bỏng căm hờn. Yêu thương hay căm hờn đều mang tính cách Tây Nguyên.

Hình tượng Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

Lòng căm thù của Tnú cũng mang tính cách Tây Nguyên. Tnú mang trong mình ba mối thù lớn: mối thù bản thân, gia đình và buôn làng. Lưng Tnú dọc ngang những vết dao chém, mười ngón tay anh bị đốt, là những chứng tích tội ác của kẻ thù mà anh mang theo suốt đời. Vợ con anh bị chết thảm khốc dước cây gậy sắt của giặc, là mối thù lớn của gia đình mà anh không bao giờ quên.

Bị kịch của Tnú là bi kịch cá nhân nhưng đồng thời là bi kịch mang ý nghĩa điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của người dân làng Xô Man. Người dân Strá cũng phải chịu bao đau thương như Tnú. Bà Nhan bị chặt đầu,cắt tóc,..Bi kịch Tnú khi chưa cầm vũ khí cũng là bi kịch của người dân làng Xô Man khi chưa giác ngộ chân lí :”Chúng nó cầm súng mình cầm giáo”

Tnú hội tụ trong mình sức mạng cá nhân,sức mạng thể chất và cả sức mạnh tinh thần. Anh cường tráng như một cây xà nu lớn. Chứa trong lồng ngực là sức mạng phi thường, hoang dại của núi rừng Tây Nguyên. Chạy trong huyết quản anh là dòng máu anh hùng của Tây Nguyên bất khuất có từ thời Đăm San. Tnú gan góc, dũng cảm, không có sức mạng tàn bạo nào có thể khuất phục được anh,dù sự tàn bạo ấy hiện thành lưỡi dao, thành mũi súng hay ngọn lửa….

Con đường đấu tranh của Tnú từ sự bột phát đến tham gia lực lượng vũ trang đánh Mĩ là con đường đấu tranh từ tự phát đến tự giác của người dân làng Xô Man. Con đường ấy chính là phải vũ trang đứng lên chiến đấu tiên tiêu diệt kẻ thù dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tnú mang tính cách Tây Nguyeeb. Điển hình cho tính cách Tây Nguyên đó chính là tính cách của những người trung thực, gan góc,dũng cảm. Những con người giàu lòng yêu thương mà cũng người giàu lòng yêu thương mà cũng cháy bỏng căm hờn. Những con người có lòng tin tuyệt đối vào cách mạng. Để khắc họa tính cách nhân vật Tnú, nhà văn chú ý miêu tả ngôn ngữ đối thoại thẳng thắn,ngắn gọn,chú ý miêu tả mạnh mẽ quyết liệt.

Với bài tham khảo “Phân tích hình tượng Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.” chúc các bạn học tốt!

 

Exit mobile version