Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$item_name is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 58

Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$beta is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 64

Deprecated: Creation of dynamic property EDD_Theme_Updater_Admin::$item_id is deprecated in /home/dh_vfxcbf/onthitot.com/wp-content/themes/blogrank-pro/updater/theme-updater-admin.php on line 65
Phân tích tác phẩm “VỢ NHẶT” của Kim Lân - Ôn Thi Tốt
Ôn Thi Tốt

Phân tích tác phẩm “VỢ NHẶT” của Kim Lân

Phân tích tác phẩm “VỢ NHẶT” của Kim Lân

I. Giới thiệu chung về tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân

Tác giả: Kim Lân là nhà văn gắn bó với con người và cảnh sắc làng quê Việt Nam. Ông có tài khắc họa tâm lý nhân vật và xây dựng cốt truyện độc đáo, bất ngờ.

Tác phẩm

+ Vẻ đẹp của tình người.

+ Khát vọng sống của con người, khát vọng hạnh phúc.

+ Niềm tin vào tương lai của những người dân nghèo.

II. Tìm hiểu văn bản “Vợ nhặt” của Kim Lân

  1. Bức tranh nạn đói năm 1945.

a) Thời điểm: Câu chuyện xảy ra lúc “cái đói tràn đến xóm này từ lúc nào”– xóm Ngụ Cư. Nạn đói như một cơn lũ không báo trước, bất ngờ đổ ập xuống, đe dọa từng xóm làng, uy hiếp từng con người à Cách diễn đạt của Kim Lân đã khắc họa được nỗi kinh hoàng của người dân Việt Nam trước nạn đói khủng khiếm đã cướp đi gần một phần 10 dân số lúc bấy giờ. Thiệt hại ấy còn lớn hơn bất kì một cuộc chiến tranh nào trong lịch sử dân tộc.

b) Không gian ngày đói: Bao trùm cả xóm ngụ cư là không khí chết chóc:

+ Đó là “màu xanh xám như những bóng ma” của những người sắp chết, đó là làn da xanh xao do thiếu ăn, đói khát, không có sức sống.

+ Đó còn là màu đen của lũ quạ bay “đầy trời như những đám mây đen” à Báo hiệu điềm gỡ.

+ Không khí đầy mùi tử khí: “Không khí vẫn lên mùi ẩm thối của rác rưỡi và mùi gây của xác người”

+ “Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt”

+ Đó là tiếng kêu thê lương của lũ quạ: “tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết”

+ Đêm tân hôn của Tràng diễn ra trong “tiếng hờ khóc vẳng đến từ phía những nhà có những người chết đói”.

+ Tiếng trống thúc thuế “dội lên mồi hồi trống, dồn dập, vội vã”.

Cuộc sống của xóm ngụ cư đang bị bao vây trong những gam màu, mùi và những âm thanh ghê rợn, ám ảnh ấy. Cái chết lan tràn khắp nơi, sự sống chỉ còn là thoi thóp, yếu ớt

c) Hình ảnh con người: Chủ yếu được xây dựng bằng nghệ thuật so sánh:

Chân dung người đói hiện lên ưu tối, hốc hác, rất gần với những người chết. Hai lần so sánh người sống như những bóng ma để Kim Lân khẳng định ranh giới giữa người và ma, sự sống và cái chết, cõi âm và cõi dương, nó thật mong manh. Con người đang ở mép bờ vực, bóng ma tử thần đó đang bao trùm cả xóm ngụ cư.

Chuyển ý: Bất chấp những điều đó, con người ở đây vẫn có khát vọng sống, khát vọng được ấm no, hạnh phúc. Nạn đói chỉ giết chết được thể xác chứ không giết được tinh thần của họ

  1. Hình tượng nhân vật anh Tràng (nhân vật trung tâm)

a) Ngoại hình của anh Tràng

Tràng có vẻ ngoài xấu xí, thô kệch như một sự đẽo gọt sơ sài của tạo hóa.

b) Hoàn cảnh nhân vật Tràng:

Anh Tràng đại diện cho những người nông dân lao động nghèo khổ đến tận cùng trong xã hội cũ, xấu xí, nghèo khổ, quê mùa, ít học, nói chuyện cọc lốc… Chính vì vậy, việc Tràng lấy được vợ là một sự kiện hết sức bất ngờ, gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người, thậm chí là người trong cuộc.

c) Diễn biến tâm trạng Tràng, sự thay đổi trong của Tràng từ khi nhặt được vợ:

Phân tích tác phẩm “VỢ NHẶT” của Kim Lân – Hình ảnh nhân vật Thị đẩy xe cho Tràng

Trong cảnh bần cùng của đói khổ, cái chết đang rình rập quyết định và hành động của anh Tràng không chỉ thể hiện khao khát hạnh phúc gia đình mà còn thể lòng thường người cao cả

+ Vì nhà cửa tuềnh toàng, bừa bộn, siêu vẹo.

+ Đây là lần đầu tiên Tràng tiếp xúc với phụ nữ, “Tràng đứng tây ngay ra giữa nhà một lúc”, “đến bây giờ hắn vẫn còn ngợ ngợ như không phải thế. Ra là hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Chính vì đây là lần đầu tiên hắn tiếp xúc với phụ nữ, nên chính bản thân hắn không biết phải nói gì hay làm gì.

Tràng là một người chất phát, đơn thuần, hiền lành, anh không có kinh nghiệm trong tình yêu. Chính vì vậy, có lúc anh còn ngạc nhiên, không tin vào sự thật.

+ Anh lo lắng, sốt ruột “Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết” à Bởi có lẽ anh đang sung sướng và muốn giải bày niềm vui với mẹ, anh đang hạnh phúc và muốn mẹ cùng hạnh phúc với anh

+ Và khi mẹ về, Tràng reo lên như một đứa trẻ, lật đật chạy ra đón: “Hôm nay sao u về muộn thế!, làm tôi đợi nóng cả ruột”.

Thực chất Tràng không phải là vô tư, nông cạn, thiếu hiểu biết. Anh ý thức rất rõ lấy vợ là chuyện hệ trọng trong cả một đời người. Không chỉ vậy, anh còn tỏ ra hiếu thảo, lễ phép qua cánh anh thưa chuyện với bà Cụ Tứ.

Sự kiện nhặt được vợ đã làm thay đổi cuộc đời và số phận của Tràng: Tràng cảm thấy mình nên người và có ý thức trách nhiệm với gia đình, chứ không phải chỉ tận hưởng niềm vui riêng của cá nhân.

  1. Hình tượng nhân vật người vợ nhặt.

a) Hoàn cảnh, xuất thân: Cuộc đời bất hạnh của nhân vật này gói gọn trong con số 0 tròn trĩnh: không quê hương, không xuất thân, không gia đình, không nhà cửa, không nghề nghiệp, không tuổi, thậm chí là khổng có cả một cái tên (xuyên suốt tác phẩm, nhân vật được tác giả gọi là “cô ả”, “thị”, “người vợ mới”…một cách chung chung.)

Ý nghĩa:

+ Tác giả nhấn mạnh, hoàn cảnh bất hạnh, số phận rẻ mạc của con người trong xã hội bấy giờ. Họ nghèo khổ, họ mất cả giá trị, sống nay chết mai nên không cần có một cái tên.

+ Đây không phải là hoàn cảnh cụ thể mà là số phận chung của những người dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp ấy.

Phân tích tác phẩm “VỢ NHẶT” của Kim Lân- hình ảnh nhân vật Thị

b) Ngoại hình: Thể hiện qua 2 lần gặp Tràng:

Cái đói đã khiến vẻ ngoài của thị trở nên nhếch nhác, xấu xí, gầy gò đến thảm hại. Nhưng tính cách của thị còn thay đổi hơn.

Số phận, mảnh đời của thị không hiếm hoi trong bối cảnh nạn đói năm 1945

c) Tính cách

+ “Cợt đùa, đáp trả lại câu hò của anh Tràng”

+ “Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”

Bạo dạn, dạn dĩ.

Đây là cách nói của vợ nói với chồng. à Sổ sàng, lẳng lơ, dễ dãi.

Thị bám vào câu nói đùa của Tràng chỉ để được ăn.

+ Thị gợi ý để được ăn “Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”

+ Khi nghe anh Tràng mời ăn: “Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên” rồi”thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc chẳng chuyện trò gì”

+ Khi ăn xong, “thị cầm dọc đôi đũa quệt, ngang miệng, thở”

Thiếu ý thức, thậm chí thiếu giáo dục, không có lòng tự trọng, không nữ tính.

Cái đói không chỉ tàn phá dung nhan mà còn làm thay đổi tính cách, nhân phẩm của con người. Người phụ nữ này đã đặt sự tồn tại của mình, miếng ăn lên lòng tự trọng của bản thân. Sự trơ trẽn của cô được sinh ra từ cái đói, cái nghèo chứ không phải là bản chất thật sự của thị. Vì đói, người phụ nữ này đã bám víu vào những lời nói đùa vu vơ, hi vọng mong manh. Vì đói cô đã chấp nhận theo không một người đàn ông xa lạ, trở thành vợ nhặt chỉ để trốn chạy cái đói.à Đây là giá trị hiện thực sâu sắc.

Thị chấp nhận hoàn cảnh sống, không đòi hỏi

Thị muốn giữ thể diện cho anh Tràng.

Đây là thái độ đúng mực, dịu dàng của một người con dâu mới.

Rất ý tứ, tế nhị. Thị chấp nhận hoàn cảnh. Đây là một người phụ nữ tinh tế, sâu sắc.

  1. Hình tượng nhân vật bà cụ Tứ:

a) Hoàn cảnh nhân vật:

à Nhân vật bà cụ Tứ xuất hiện trong bóng chiều chạng vạng, tê tái. Đôi mặt người mẹ này lúc nào cũng rỉ ra những dòng nước mắt. Bà là hiện thân của tất cả những bà mẹ Việt Nam nghèo khổ lúc bấy giờ hết mực thương con.

Nhân cật bà cụ Tứ trong phân tích tác phẩm “VỢ NHẶT” của Kim Lân

b) Diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ:

+ Vì cách anh Tràng đón bà một cách đon đả, mừng rỡ.

+ Vì có người đàn bà xa lạ ở trong nhà của mình.

Cái đói, cái nghèo đã khiến cho một bà mẹ từng trải hiểu đời mất đi sự nhảy cảm vốn có của người phụ nữ.

+ “Bà lão cúi đầu nín lặng”. Bà tủi hổ cho bản thân mình vì mình chưa làm tròn trách nhiệm của người mẹ, bà lo nỗi hạnh phúc cho con. à Bà tự trách mình và mặc cảm vì thân phận của mình cho thấy bà rất thương anh Tràng.

+ Bà “xót thương cho số kiếp của con mình” vì đến hoàn cảnh này thì anh Tràng mới lấy được vợ.

+ Bà thấu hiểu, thương cảm cho con dâu, “người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy con mình”.

Bà cụ Tứ là người rất hiểu chuyện, có nhiều kinh nghiệm sống. Bà hiểu tình cảnh khốn khó của người vợ nhặt và bà không hề có ý xem thường người đàn bà ấy mà ở bà chỉ có sự đồng cảm, sự bao dung.

+ Điều này thể hiện sự chấp nhận, đồng ý, chúc phúc của người mẹ trước cuộc hôn nhân của con trai mình.

+ Khiến cho anh Tràng cảm thấy nhẹ nhõm, yên lòng, xua đi sự lo âu, phấp phỏm trong anh.

+ Khiến cho người phụ nữ xóa đi sự bẽ bàng tủi hổ vì danh phận vợ nhặt, trả lại cho người phụ nữ ấy lòng tự trọng, danh dự và nhân phẩm.

Bà là người tâm lý. Ở bà không chỉ có sự thương người mà là người có lòng nhân hậu với tất cả mọi người.

+ Bà căn dặn, bảo ban con phải sống sao cho “hòa thuận”

+ Bà đem đến niềm hi vọng, sự lạc quan cho con bằng triết lý: “Ai giàu ba họ”, “ai khó ba đời”.

+ Bà dậy thật sớm cùng con dâu thu dọn nhà cửa như đón chào một cuộc sống mới, một khởi đầu mới, “hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp nhà cửa cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn”.

+ Dáng vẻ, nét mặt, tâm trạng của bà cũng tươi tỉnh “nhẹ nhõm”, “khác ngày thường”.

Tâm trạng vui, hạnh phúc với niềm vui của con mình.

+ Sự lo toan, tìm mọi cách để các con có được bữa ăn trong ngày đói.

+ Tình thương của người mẹ khi cố tình gọi “cháo cám” bằng cái tên mĩ miều: “chè khoán”.

+ Bà đang xua đi hiện thực khắc nghiệt, hải hục. Thắp lên ngọn lửa của niềm tin, niềm hi vọng bằng câu nói: “Khối người không có cháo cám để mà ăn”.

  1. Nghệ thuật xây dựng truyện:

Trên đây là bài Phân tích tác phẩm “VỢ NHẶT” của Kim Lân. Các em cùng tham khảo nhé!

Chúc các em học tốt!

 

 

Exit mobile version