NGUYỄN KHUYẾN LÀ NHÀ THƠ CỦA LÀNG CẢNH VIỆT NAM.

Nhà thơ Xuân Diệu viết: Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, phân tích ba bài thơ thu để làm rõ nhận định trên.

NGUYỄN KHUYẾN LÀ NHÀ THƠ CỦA LÀNG CẢNH VIỆT NAM.

Nguyễn Khuyến sinh ra và lớn lên ờ một vùng quê yên ả. Trừ hơn 10 năm làm quan phải sống xa quê, còn lại phần lớn cuộc đời ông gắn bó với lũy tre làng Yên Đổ quê ông. Hình ảnh làng quê ấy đã in đậm trong thơ ông với những nét hết sức tiêu biểu và điển hình khiến Nguyễn Khuyến trở thành: “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” như Xuân Diệu đã từng nhận xét. Chỉ cần qua ba bài thơ thu của ông, ta cũng thấy rõ được điều này.
Mùa thu vốn là đề tài muôn thuở, gần gũi và quen thuộc của các thi nhân. Ai làm thơ mà mỗi độ thu về lại chẳng có đôi câu để thổ lộ tâm tình mình qua những bức tranh thu. Nhưng trong lịch sử thơ ca Việt Nam quả cũng ít người có được nhiều bài thơ mùa thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến. Nhà thơ Xuân Diệu ở một dịp khác cũng đã nhận xét: “Nguyến Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là thơ Nôm. Mà thơ Nôm của Nguyễn Khuyến nức danh nhất, là ba bài thơ mùa thu Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh”. (Đọc thơ Nguyến Khuyên). Cũng viết về mùa thu, ba bài thơ có những vè đẹp khác nhau, nhưng nhìn chung đều tiêu biểu cho cảnh thu, hồn thu của làng quê Việt. Nam. Bài Thu vịnh (vịnh mùa thu) là một bức tranh thu rất hoàn chỉnh. Một bức tranh thủy mạc mờ ảo, đượm buồn, gợi cảm giác tĩnh lặng và se lạnh lòng người. Ai nói đến mùa thu cũng đều nhắc đến: Trời thu, trăng thu, nước thu. Nguyễn Khuyến cũng đưa những cành vật ấy vào bài thơ của mình. Có điều chỉ bằng vài nét chấm phá, ông đã như bắt được hồn thu:

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

Cần trúc lơ phơ gió hất hiu

Nước biếc trông như tầng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào…”

Nguyễn Khuyến là Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam (thu điếu)

Thế là có trời thu, cây thu, trăng thu, nước thu, lại có cả gió mùa thu nữa. Bầu trời trong thơ Nguyễn Khuyến cao vút, trong trẻo đến rợn ngợp bởi hai chữ xanh ngắt. Cây mua thu ít lá lơ phơ, gió mùa thu hắt hiu, vừa nhẹ nhàng, vừa se lạnh, trời thu xanh ngắt soi bóng xuống nền nước thu tạo thành soi biếc mờ ảo, mông lung như làn khói lam bao phủ mặt ao, hổ. Tưởng như thế ta đã có trọn vẹn một bức tranh thu. Thế mà nhà thơ còn đặt thêm vào đó hình ảnh một chùm “hoa năm ngoái”, thả vào đó một âm thanh đơn độc: “Một tiếng trên không ngóng nước nào”, cả không gian và thời gian càng mông lung, không xác định khiến mùa thu thêm mơ màng hơn, người đọc càng bâng khuâng hơn. Bài Thu điếu (câu cá mùa thu) cũng là một bức tranh quê rất có hồn. Bao trùm lên toàn bộ bức tranh ấy là một bầu không khí tĩnh lặng, yên ắng, một không gian làng quê nên thơ mà lặng lẽ, đượm buồn. Trong thế giới “ao thu” ấy, cái gì cũng nhỏ bé, nhẹ nhàng. Từ “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” đến làn sóng lăn tăn “gợn tí”, từ chiếc lá “khẽ đưa vèo” đến cái ngõ trúc lối nhỏ quanh co không một bóng người “khách vắng teo”. Đọc bài thơ, cả một vùng thôn quê yên ả hiện về. Đó chính là vùng quê hương của nhà thơ nói riêng và đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Những làng quê ấy có rất nhiều ao, chuôm không lớn nhưng nước “trong veo”. Vào tiết thu khí hậu ở miền Bắc đã bắt đầu chớm lạnh, ngổi trên chiếc “thuyên câu bé tẻo teo” giữa ao thu “nước trong veo” ấy lại càng thấy lạnh lẽo hơn. Một. chiếc lá vàng rơi cũng là hình  ảnh rất thu. Câu thơ ấy nhắc ta nhớ một vần thơ có:

“Ngô đồng nhất diệp lạc

Thiên hạ cộng tri thu”

(Ngô đồng một lá rời cành

Báo cho thiên hạ tin lành thu sang)

 

Nhìn chiếc lá vàng rụng xuống, ta biết mùa thu đã về. Ở đây, Nguyễn Khuyến không chỉ nhỉn mà ông còn lắng nghe được tiếng lá rơi “khẽ dưa vèo” trước gió. Sau này Tản Đà cũng đã có câu thơ tương tự: “Vèo trông lá rụng đầy sân”. Chữ “vèo” trong câu thơ của cả hai ông đều thể hiện được tâm trạng bâng khuâng lắng nghe của thi nhân trước mùa thu của đất trời. Trời xanh cũng là một nét rất tiêu biểu của mùa thu Việt Nam. Trong cà ba bài, Nguyễn Khuyến đếu nhắc tới một sắc trời “xanh ngắt”. Hai chữ ấy đã diễn tà được đầy đủ tính chất của bầu trời thu Việt Nam: cao vời vợi, trong trẻo và thanh sạch đến lạ lùng. Người ta có thể đi câu cá vào nhiều thời điểm trong một năm. Nhưng rõ ràng, nếu Nguyễn Khuyến không lấy tên bài thơ và bỏ các chữ “thu” đi, người đọc vẫn nhẩm ra được ngay là tác giả Câu cả mùa thu. Cảnh ấy chi có thế là mùa thu ấy mà thôi. Bài Thu ẩm (uống rượu mùa thu). Nếu như hai bài thơ trên, tác giả nhắc đến những chữ trời thu, ao thu, thì ở bài này, ông không nói gì đến chữ thu ở các câu thơ. Ấy thế mà đọc lên ta vẫn thấy đó là mùa thu, là cảnh sắc quen thuộc của làng quê Việt Nam mỗi độ thu về. Đúng là không hổ danh “nhà thơ làng cảnh Việt Nam”.

“Năm gian nhà cỏ thấp le te

Ngõ tối, đêm sâu, đóm lập loè”

Đích thị đó là cành sắc của một làng quê. ở thành thị, phố phường có nhà cao cửa rộng, có đường rộng thênh thang, sáng sủa làm gì có những ngôi nhà thấp bé, có “ngõ tối, đêm sâu” và “dóm lập lòe”. phái là cái “ngỗ tối, đêm sâu” thì mới có thể thấy đóm “lập lòe”, và ngược lại cái lập lòe của con đom đóm ấy càng làm cho ngõ tối hơn phải sống ở nông thôn, làng quê, phải có óc quan sát tinh tế mới viết được những câu thơ như thế. Hai câu tiếp theo:

“Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”

Đúng là cảnh đêm khuya thanh vắng, sương khói bốc lên từ mặt đất, vương vấn, phất phơ lưng giậu. Và trăng khuya chiếu xuống mặt ao hổ, không biết có phải vì sương mù lan tỏa mà trở thành “ánh trăng loe”, hay là vì con mắt nhà thơ đang chuếnh choáng hơi men mà nhìn ra thế:

“Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy

Độ năm ba chén đã say nhè”.

Bài thơ, ở từng chi tiết, thật khó phân tích cho rành mạch. Xuân Diệu cho bài thơ này là “Sự tổng hợp nhiều cảnh thuộc nhiều thời điểm”. Nhưng quà là thu ẩm đã truyền được cái linh hồn rất đỗi tĩnh mịch của xóm làng Việt Nam, vùng đồng bằng Bắc Bộ trong những đêm thu khuya khoắt.

Ba bài thơ là ba bức tranh thu hết sức tiêu biểu cho phong cánh làng quê Việt Nam được vờn vẽ bằng những nét thủy mạc hết sức tình tế và tài hoa. Không yêu quí quê hương mình, không đặt cả tâm hồn vào cảnh vật, không thể vẽ nên được những bức tranh chân thật và thú vị đến thế Nguyễn Khuyến thật xứng đáng với danh hiệu mà Xuân Diệu đã đặt cho ông “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”.

Trên đây là bài văn làm rõ nhận định “Nguyễn Khuyến là nhà thơ làng cảnh của Việt Nam”, các em tham khảo nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *