Đề thi vào lớp 10 môn Văn thành phố Hà Nội năm 2017

Đề thi vào lớp 10 môn Văn thành phố Hà Nội năm 2017

Đề bài:

Phần I(4đ)
Mở đầu bài thơ nói với con, nhà thơ Y Phương viết:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
(Ngữ văn 9, tập hai,NXb giáo dục, Việt Nam)
1. Ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo những dòng thơ trên.(1 điểm)
2. Cách miêu tả bước chân con”chạm tiếng nói”,”tới tiếng cười” có gì đặc biệt? Qua đó, tác giả đã thể hiện được điều gì?( 1 điểm)
3.Hãy trình bày suy nghĩ của em(khoảng 12 câu) về quan niệm: được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người.(2 điểm)

Phần II
Cho đoạn trích:
Ông nằm vật trên giường vắt tay lê trán nghĩ vẩn vơ.Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em.Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy nô nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn cùng được anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuôn đá…Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi!Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.
( Ngữ vawn9, tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2016)

1.Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn nào? Của ai? Nêu Hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này(1 điểm)
2. Dòng cảm xúc, suy nghĩa của nhân vật ông Lão được thể hiện qua việc nhắc lại các cụm từ nào trong đoạn trích? Trong dòng cảm xúc ấy có những kỉ niệm nào của ông lão với làng kháng chiến?(1 điểm)
3. Xét về mục đích nói, câu văn”KHông biết cái chòi gác ở đầu làng dã dựng xong chưa?” Thuộc kiểu câu gì? Vì sao nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn đó lại là một biểu hiện của tình cảm công dân?( 1 điểm)
4. Với hiểu biết của em về truyện ngắn trên, hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, có sử dụng câu ghép và phép thế(gạch chân dưới câu ghép và từ ngữ được dùng làm phép thế) để khẳng định. Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong kháng chiến.(3điểm)

Đề thi vào lớp 10 môn Văn thành phố Hà Nội năm 2017

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn thành phố Hà Nội năm 2017

BÀI GIẢI GỢI Ý

Phần I:

1. 7 dòng tiếp theo của những dòng thơ trên:

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

2. Trong 2 câu thơ :

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Tác giả Y phương đã sử dụng biện pháp tu từ vừa hoán vụ vừa ẩn dụ để thể hiện sự gần gũi, gắn bó, tình cảm yêu thương của gia đình, cha mẹ đối với con. Điều đặc biệt ở đây là tiếng nói và tiếng cười không thể chạm được. Tác giả đã dùng cách miêu tả cụ thể hóa một sự việc có tính chất trừu tượng để tạo cho người đọc cảm xúc rõ nét hơn về tình yêu thương, sự gần gũi của gia đình đối với đứa con.

3.

(1) Con người được nuôi dưỡng và trưởng thành thông qua tình yêu thương của cha mẹ và những người thân. (2) Hình như một số loài vật cũng có tình yêu thương, chẳng hạn sự mừng rõ và trung thành của con chó đối với chủ, của những con khỉ khi chăm sóc con của chúng. (3) Riêng tình yêu thương của loài người được cho là thiêng liêng hơn và cao quý hơn vì con người đã dùng ý thức để phân tích và cảm nhận nó. (4) Nếu không có tình yêu thương thì xã hội loài người sẽ giống với đời sống của những loài dã thú. (5) Tình yêu thương là một tố chất quan trọng nhất để con người tồn tại, sống bình yên, thăng hoa và hạnh phúc. (6) Khi chúng ta gặp những trắc trở, thất bại và đau đớn trong cuộc sống, chính tình yêu thương đã xoa dịu những nỗi đau thể xác và tinh thần cho chúng ta. (7) Tình yêu thương được di truyền trong dòng máu loài người qua hàng ngàn thế hệ và nó đã trở thành một thuộc tính không thể thiếu trong mỗi con người. (8) Có những người vì quá đau đớn khi thất tình đã tìm đến cái chết. (9) Thói quen được sống trong yêu thương là một thói quen không thể thay thế. (10) Những tấm gương hi sinh cao đẹp vì quê hương, vì con cái, vì đồng loại được tôn vinh trong lịch sử và sách vở được bắt nguồn từ động lực của tình yêu thương. (11) Nếu nhân loại biết yêu thương nhau hơn thì có lẽ chiến tranh sẽ giảm đi rất nhiều. (12) Được sống trong yêu thương là một hạnh phúc, đó là một chân lý không cần phải bàn cãi thêm.

Phần II:

1. Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. Truyện này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được đăng lần đầu trong tạp chí Văn nghệ năm 1948

2. Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các từ, cụm từ : nghĩ ngợi vẩn vơ, nghĩ về cái làng của ông, nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em; cũng hát hỏng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày; muốn về làng, muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, …; nhớ làng, nhớ cái làng quá.

Trong dòng cảm xúc, suy nghĩ ấy đã hiện lên những kỉ niệm của ông Hai với làng: kỉ niệm những ngày còn ở làng, cùng làm việc với anh em, cùng đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá, hát hỏng, bông phèng, đào, cuốc mê man suốt ngày,…

3. Xét về mục đích nói, câu văn trên thuộc kiểu câu nghi vấn và là một câu độc thoại nội tâm của nhân vật Ông Hai. Nó thể hiện nỗi băn khoăn, trăn trở của ông lão về công việc của anh em dân quân tự vệ ở làng. Nỗi trăn trở này là một biểu hiện của tình cảm công dân vì nó gắn với quê hương làng xóm, với những đồng hương, với từng con đường, từng ụ đất, với công cuộc kháng chiến của làng đối với thực dân Pháp (một sự nghiệp chung của cả nước lúc bấy giờ).

4. Học sinh có thể triển khai đoạn văn theo những nội dung cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, bài viết phải đáp ứng yêu cầu được đề cập trong đề bài: đoạn văn được viết theo cách lập luận quy nạp với độ dài khoảng 12 câu, với nội dung làm rõ ý Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong kháng chiến. Đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép thế (gạch dưới câu ghép và từ ngữ được dùng làm phép thế). Sau đây là một ví dụ để tham khảo.

(1) Ông Hai là nhân vật chính trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân. (2) Ông là người có tình cảm yêu làng một cách sâu sắc. (3) Đi đâu ông cũng khoe về cái làng của ông. (4) Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông khoe làng ông có con đường lót gạch, có loa phát thanh ngày ngày truyền đi các tin tức của kháng chiến. (5) Tình yêu làng của ông gắn bó với lòng yêu nước, yêu cách mạng. (6) Khi kháng chiến bùng nổ, dù hoàn cảnh neo đơn, ông đã ở lại làng cùng anh em du kích rào làng kháng chiến với thái độ làm việc hăng say, tinh thần phấn khởi. (7) Khi phải tản cư sang bên làng Thắng, ông lúc nào cũng nhớ về làng, nhớ về những ngày hoạt động vui vẻ với anh em. (8) Ngày nào, ông cũng đến phòng thông tin, ông theo dõi tin tức kháng chiến, lòng ông vui cùng với từng chiến công dù nhỏ của kháng chiến. (9) Khi làng ông bị mang tiếng là làng Việt gian, ông xấu hổ, ông đau xót, ông dằn vặt. (10) Ông không dám đi đâu, ông chỉ ở trong nhà, ông tâm sự với con và giải bày tấm lòng trung thành của mình đối với kháng chiến, đối với Hồ chủ tịch. (11) Khi làng ông được thanh minh không phải là làng Việt gian, dù nhà bị đốt nhưng ông không buồn mà trái lại hết sức phấn khởi. (12) Hình ảnh ông Hai đã cho thấy truyện Làng đã khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong kháng chiến.

Chú thích:

Từ “Ông” trong câu (2) thế cho từ “Ông Hai” trong câu (1)

Câu ghép: Ngày nào, ông cũng đến phòng thông tin, ông theo dõi tin tức kháng chiến, lòng ông vui cùng với từng chiến công dù nhỏ của kháng chiến.

Trên đây là đề thi và đáp án Đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn Thành phố Hà Nội năm học 2016-2017, các em tham khảo và làm bài tốt nhé.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *