Phương án tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Thanh Hóa

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt phương án tổ chức các kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 và tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2015-2016. Thời gian bắt đầu thi là 21, 22/7/2015.

Đối với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, lớp 10 THPT Dân tộc nội trú (DTNT) tỉnh, thí sinh thi 3 môn gồm: Ngữ Văn, Toán (tính điểm hệ số 2) và môn thứ 3 (tính điểm hệ số 1) do Giám đốc Sở GD&ĐT chọn một trong các môn Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh.

phuong-an-tuyen-sinh-vao-lop-10-tinh-Thanh-Hoa

Căn cứ vào biên chế năm học, Sở GD&ĐT phải công bố môn thi thứ 3 sớm nhất 15 ngày trước ngày kết thúc năm học. Các môn thi đều thi theo hình thức tự luận. Thời gian thi vào các ngày 21, 22/7/2015.

Thí sinh thi lớp 10 THPT DTNT tỉnh là người dân tộc thiểu số nếu có nguyện vọng học tại các trường DTNT tỉnh thì đơn dự thi được đăng ký 2 nguyện vọng: Nguyện vọng 1 vào trường DTNT tỉnh, nguyện vọng 2 và một trường THPT theo địa bàn cư trú.

Thí sinh nộp đơn tại phòng GD&ĐT hoặc trường THPT DTNT tỉnh và dự thi tại Trường THPT trung tâm của huyện, được xếp phòng thi riêng. Việc xét trúng tuyển theo nguyên tắc: Tuyển 50% số thí sinh có đủ điều kiện và có điểm cao từ trên xuống, 50% còn lại tuyển số học sinh có đủ điều kiện và ưu tiên theo vùng, miền, dân tộc.

Riêng kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn, thí sinh dự thi 4 môn gồm: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (tính điểm hệ số 1) và môn chuyên (tính điểm hệ số 2). Môn chuyên lớp Tiếng Nga, chuyên Pháp được thi thay thế bằng môn Tiếng Anh; môn chuyên lớp chuyên Tin học được thay bằng môn Toán.

Thí sinh sẽ đăng ký dự thi tại Trường THPT chuyên Lam Sơn và dự thi vào các ngày 12, 13/6/2015. Xét trúng tuyển vào Trường THPT chuyên Lam Sơn chỉ xét những học sinh đủ điều kiện dự thi, thi đủ 4 môn chung (hệ số 1) đạt từ 3,0 điểm trở lên, môn chuyên (hệ số 2) đạt từ 5,0 điểm trở lên.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng nêu rõ, căn cứ tình hình, điều kiện cụ thể để thành lập Hội đồng coi thi tại các trường THPT cho phù hợp với quy định. Đối với các trường THPT miền núi, tổ chức các Hội đồng coi thi hoặc các điểm thi độc lập theo cụm dân cư để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh dự thi.

Tại mỗi huyện, thị xã, thành phố thành lập từ 1 đến 2 Hội đồng chấm thi. Hội đồng chấm thi do Sở GD&ĐT quyết định thành lập đảm bảo nguyên tắc thành viên hội đồng không tham gia làm phách, không chấm bài thi của học sinh trường mình.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu sở GD&ĐT, Trường ĐH Hồng Đức cùng các đơn vị có liên quan phối hợp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc coi thi, chấm thi để đảm bảo khách quan công bằng cho các kỳ thi

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *