Thuyết minh về áo dài Việt Nam.

Đề bài: Thuyết minh về áo dài Việt Nam

Bài văn mẫu 1:

Mỗi quốc gia,mỗi dân tộc đều có những văn hóa,nét đặc trưng của từng vùng miền và tranh phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono,phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok,phụ nữ Ân Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.

Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thời gian,tìm về cội nguồn,hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.

Ao dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh. Cũng giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này,phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu họn lại thành áo tứ thân: Gồm bốn vạt nửa trước phải,vạt nửa sau phải,vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ,muốn có một kiểu áo được cách tân thế nào đó để giảm nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lại thành vạt con: thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.

Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930,áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934,áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1930,áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh.

Khác với Kimino của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc,chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại,có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: Dùng làm trang phục công sở,đồng phục đi học,mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: Mặc với một quần lụa hay vải mềm,dưới thân đi hài guốc,hay giày đều được:nếu cần trang trọng ( như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu,hay một chiếc miền Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Ao dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học,không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng,từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài,thướt tha,xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó,những cô giáo,những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vè đằm thắm,và thương yêu. Trong những dịp lễ,chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố,cùng hoa và cảnh sắc của trời mới đất mới,khoe sắc ngày Tết. Ao dài giữa phố đông chật chội người và xe,náo động,làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người,làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần,dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bận rộn.

Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái,lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vải lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế,chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao,mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho người ấy, không thể là một công nghệ ” sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ,khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.

Thực vậy,trong các hội nghị quốc tế,ở hội thảo khoa học nhân dân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh,một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài,và mở đầu bài phát biểu của minh bằng một câu Tiếng Việt:” Xin chào các bạn”,cả hội trường Ba Đình trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam,áo dài đã được vinh dự là trang phục hính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Ao dài,như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt,mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới,là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung.

Aso dài là hiện thân của dân tộc Việt,một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt,là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó,luôn hy sinh,đứng phái sau để cổ động tinh thần cho nước nhà,cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì,từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình lịch sử Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian,vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt,văn hóa Việt,là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Kín đáo,duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa-chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt,tạo thành sản phẩm văn hóa vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.

Bài văn mẫu 2: Thuyết minh về chiếc áo dài truyền thống dân tộc Việt Nam

Nhắc đến trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam chúng ta người ta nghĩ ngay đến tà áo dài, áo dài thường được sử dụng ở các ngày lễ lớn,tà áo dài thướt tha,kín đáo nhiều màu sắc làm tôn thêm vẻ đep yêu kiều dịu dàng của người con gái Việt Nam,đã từ lâu áo dài đuộc coi là trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam.
Từ xa xưa, dân ta đã thiết kế nhiều loại áo dài đa dạng và phong phú như áo dài truyền thống, áo dài tứ thân và áo dài giao lãnh, áo dài ngũ thân, áo dài truyền thống có cổ hình chữ V dài từ bốn đến năm xentimet, làm nổi bật nên vẻ đẹp của chiếc cổ trắng ngần của người phụ nữ Việt Nam và cũng rất là duyên dáng, kín đáo, ngày này chiếc áo dài truyền thống được thiết kế thêm nhiều kiểu hơn, cổ chữ U, cổ trái tim, và cổ tròn làm đa dạng thêm tà áo dài truyền thống.

Có năm phần chính trên một chiếc áo dài, phần cổ áo, phần thân áo, phần tà áo, phần tay áo, và phần quần, thân áo được tính từ cổ đến eo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo làm tôn thêm vẻ đẹp thon gọn của người phụ nữ, tà áo được chia làm hai phần tà áo tước và tà áo sau, được chia làm hai phần ngăn cách bởi hai bên hồng, tà áo thì phải dài hơn đầu gối, phần tay áo là phần từ vai đến qua cổ tay, có thể may chung với phần thân áo hoặc may bằng một loại vải riêng biệt, phần quần áo được may theo kiểu quần ống rộng, có thể là vải đồng màu với chiếc áo dài hay khác màu, thường thì quần có màu trắng làm tôn lên sự mềm mại, thướt tha cho bộ trang phục và thêm duyên dáng, đằm thắm đáng yêu của tà áo dài Việt Nam.

Trong các ngày lễ hội truyền thống không thể thiếu trang phục áo dài, áo dài vừa thể hiện nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ mà còn thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, trang phục áo dài còn xuất hiện trong trường hợp, trong các trường Trung học phổ thông thứ hai hàng tuần nhìn các em nữ sinh trong trang phục áo dài trắng đứng lên chào cờ đẹp và thiêng liêng làm sao, những giáo viên trong trang phục áo dài đứng trên bục giảng toát lên vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch nhưng không kém phần thanh tao, trang nghiêm của giáo viên. Trong các buổi văn nghệ, hay các cuộc thi lớn không thể thiếu những hình ảnh chiếc áo dài, khi các hoa hậu của đất nước ta đi thi đấu ở đấu trường quốc tế, trong hành trang không thể thiếu tà áo dài thướt tha, mang nét đẹp, truyền thống của dân tộc ta giới thiệu với bạn bè quốc tế.

Khi giặt áo dài phải giặt thật nhẹ tay và không được phơi ở thời tiết nắng quá lâu, ủi ở nhiệt độ vừa phải, có như thế mới giữ được áo dài luôn mới.

Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy phát huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.

Bài tham khảo số 3: Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.

Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.

Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ống rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu.

Đã ngót một thế kỷ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương.

Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ… là một cách biểu hiện tấm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng “mô phật di đà”… hình ảnh ấy đã đi vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hoá Việt Nam.

Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang… chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.

Ngoài chủ đề thuyết minh về áo dài, các em học sinh còn gặp các chủ đề khác như Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam, Thuyết minh về cây bút bi, Thuyết minh về kính đeo mắt,… Để có ý tưởng viết bài, mời các em tham khảo các bài văn thuyết minh mẫu mà chúng tôi đã chuẩn bị.

Bài văn mẫu số 4: Thuyết mình về trang phục truyền thông của dân tộc Việt Nam Chiếc áo dài

Nếu như người Nhật tự hào với trang phục Kimono, người Hàn Quốc tự hào về Hanbok truyền thống thì người Việt Nam cũng tự hào về chiếc áo dài. Chiếc áo dài trở thành biểu tượng cho trang phục của người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Áo dài đã có lịch sử tồn tạo lâu đời. Qua nhiều thay đổi, chiếc ao truyền thống đã trở thanh chiếc áo dài tượng trung cho vẻ đẹp của người phụ nữa Việt Nam.

Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên tủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ.

Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, có thắt lưng. Xưa các bà các cô búi tóc trên ddirnhd dầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa, vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.

Một vài tài liệu cho rằng việc ra đời của chiếc áo dài quốc phục là do những tham vọng riêng tư của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do muốn xưng vương và tách rời DDnagf Trong thành quốc gia riêng, nên ban sắc dụ về ăn mặc như trên cho khác đi; không phải với người khách trú mà với Bắc triều. Chiếc áo dài dầu tiên giống như áo dài người Chàm và có xẻ nách.

Thuyết mình về chiếc áo dài – trang phục truyền thông của dân tộc Việt Nam

Vào năm 1930, một họa sĩ đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau. Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi, đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường con cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút, phía trước được dịch chuyển sang chỗ mở áo dọc theo vài rồi chạy dọc theo một bên sườn. Tuy nhiên, áo dài mới có nhiều cải biến mà nhiều người thời đó cho là “lai căng” thái quá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa, áo dài mới mặc cho đúng mốt phải với quần xa tanh trắng, đi giày cao gót, một tay cắp ô và quàng vài thêm chiếc bóp đầm.

Năm 1934, một hóa sĩ khác là Lê Phổ bở bớt những nét lai căng, cứng coi của áo dài mới, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu cáo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trongkhi hai vạt dưới được tự do bay lượn. Sự dung hợp này quá hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, được giới nữa thời đó hoàn nghênh nhiệt liệt. Từ đây áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy đến giờ dù trải qua bao thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dáng của chiếc áo dài về cơ bản vẫn được giữ nguyên.

Thập niên 1960 có nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay raglan. Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: Những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ hàng nút cài được bố trí chạy từ dưới cổ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông. Với cách ráp tay Raglan làn vải được bo sít sao theo thân hình người mặc từ dưới nách đến lườn éo, khiến chiếc áo ài ôm khít từng đường con của thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm mỹ.

Phiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản này, áo dài tay raglan có tà chỉ dài tới gối, nhưng hai ông quần rồn lòa xòa phủ kín đôi chân, đồng thời khi bước đi thấy thấp thoáng ẩn hiện mũi giầy dưới sóng lụa. Hai đặc điểm này làm cho tà áo nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ thương, và đã làm xao xuyên long bao chàng trai.

Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ nay không bị giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp lễ tết mà có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục học sinh, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khác một cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề rườm ra hay cầu kì, “phụ tùng lệ bộ” cũng đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang trọng ( như trang phục cô dâu) thì thêm áo choàng và chiếc khăn vành truyền thống đội đầu, hoặc một chiếc miện Tây phương tùy thích. Đây hcinsh là điểm đặc sắc của thứ trang phục truyền thống có một không hai này.

Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chít trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn bật nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa hở hang. Nó cho thấy thấp thoáng sống éo giữa hai tà vạt rất gợi cảm và quyến rũ.

Chiếc áo dài vì vậy mang tính cá nhân hoa rất cao: mỗi chiếc chỉ sản xuất riêng cho một người, dành cho riêng người đó; không thể có một công nghệ ” sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo thật kĩ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để vi chỉnh nữ mới hoàn thiện.

theo nhà biên khảo Trần Thị Lai Hồng thì áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu cũng là quốc phục của phái nam. Các bà các cô dùng màu sắc óng ả dịu mát trong khi đàn ông con trai chỉ dòng màu đen, trắng hoặc lam thẫm.

Vậy nếu nói đến quốc phục truyền thống thì chính chiếc áo dài nữ phục mới đậm nét hơn, được quy định bởi những văn bản pháp quy và chuẩn mực ăn mặc rõ ràng hơn. Do đó khi nói đến áo dài Việt Nam, người trong lẫn ngoài nước thường nghĩ đến chiếc áo dài nữ phục.

Áo dài sẽ mãi mãi tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, đó là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam đối vưới bạn bè trên thế giới.

Bài văn mẫu số 5: thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

 

Có tìm hiểu dĩ vãng của chính mình mới quý nó được và có quý trọng dĩ vãng thì mới có thể tìm được hướng đi cho tương lai. Đó là lời của cố tác giả Nguyễn Hiến Lê về gửi đến các bạn trẻ về mối quan hệ của dân tộc.

Khi tìm đọc Văn học sử Việt Nam chiếc áo dài quả đã ghi lại rất nhiều nét đan thanh không những qua ca dao tục ngữ mà còn qua điêu khắc, hội họa, kịch nghệ, văn, chương , âm nhạc.

Ngược dòng thời gian tìm về nguỗn cội, chiếc áo dài Việt Nam đầu tiên với hai tà tiết tha bay lượn đã được tiền nhân ghi khác tên trên cổ vật, như trống đồng Ngọc Lũ  Hòa Bình, Hoàng Hạ từ 3000 năm trước.

Áo dài Việt Nam quả đã có một quá trình đi sát với lịch sử dân tộc, để lắm phen khóc cười theo mệnh nước nổi trôi. Trải qua cả mười thế kỷ bị Trung Hoa độ hộ – một Trung Hoa hùng mạnh cả về mọi phương diện, rồi đến cả 1 thế kỷ thống trị của Thực dân Pháp, quốc gia đừng đầu về thời trang, nhưng tà áo dài Việt Nam vẫn hiên ngang, đong đưa trong gió.

Dưới thời kỳ bị Trung Hoa đô hộ người dân Việt Nam ta đã bao phen bị bị người Tàu ra lệnh đồng hóa. Đàm ông phải để tóc đuôi sam, đàn bà phải cắt tóc và mặc quần thay vì mặc váy, mọi người đều phải để rang trắng không được nhuộm… Nhưng những cổ vật tiền nhân để lại vẫn cho thấy người Việt ta vẫn mặc áo dài và váy.

Chiếc áo dài xưa nhất đó chính là chiếc áo Giao Lãnh, tương tự nhứ áo tứ thân nhưng khi mặc hai thấn trước để giao nhau mà không buộc lại, áo mặc phủ ngoài yếm lót váy tơ đen thắt lưng mầu buông thả. Xưa kia các bà cô búi tóc trên đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài về sau vấn khăn đội nón lá, nón thủng,, cố nhân xưa đi chân đất về sau mang guốc gỗ.

Vì phải làm việc buôn bán hoặc làm việc đồng áng nên chiếc áo Giao Lãnh  được thu gọn thành chiếc áo Tứ thân với váy xắn quai cồng để tiện việc gồng gánh nhưng nó vẫn không làm giảm nét đẹp của người phụ nữ.

Ngoài đồng ruộng hay trong các buổi chợ chiếc áo tứ thân có mầu nâu non nâu già mặc với vải thô nhuộm bùn, nhung trong những dịp cưới hỏi đám đình áo được may bằng hàng the, nhiễu lụa… phủ lên chiếc váy lĩnh hoa chanh, hoặc váy sồi có thắt lưng màu  lá mạ, hoặc màu hồng. Các cô, các bà vấn tóc trong khăn nhung hoặc vấn trần có một lọn đuôi gà làm duyên, đội nón thương quai thao lưng đeo bộ tà xích bằng bạc, tay đeo vòng hay xuyến,cổ đeo chuỗi hạt vàng, chân mang dài dừa, dép cong.

Sau bộ áo tứ thân ấy người phụ nữ lại chế biến áp tứ thân thành áo ngũ thân. Áo ngũ thân che kín thân hình không để lộ áo lót như áo tứ thân. Mỗi vạt có hai song nối sống tượng trưng cho song thân phụ mẫu. Áo ngũ thân đi với quần hai ông và khăn đội đầu cũng được xem là quốc phục của phái nam.

Từ chiếc áo ngũ thân vạt con nấp sau vạt trước được cắt ngắn bớt cho ngọn và đó là hình dáng của chiếc áo dài được giữ nguyên cho đến ngày hôm nay.

Thời đó các bà các cô giới thượng lưu hoặc già có điều kiện thường có những cách phô trương áo quần như mặc áo mớ ba, mớ bảy tức là nhiều lớp áp mặc chồng lên nhau nhất là vào mùa đông. Màu hè họ mặc áo the mỏng phủ ở ngoài áo dài trắng bên trong. Kết hợp với chuỗi trang sức hạt tra, hạt ngọc, hạt cườm. Tóc để dài khi còn trẻ thì xõa rồi cặp, búi sau gáy hoặc vấn khăn nhung, trời lạnh thì trùm khăn nhung khăn nỉ.

Đi cùng với thăng trầm của lịch sư thì chiếc áo dài cũng trải qua thăng trầm không kém. Sự xuất hiện của áo Lemur đã chứng minh được điều đó. Áo Lemur cắt may hoàn toàn theo kiểu phương Tây như cổ bồng, cổ lá sen, nhún tai bèo.. Những hình ảnh lố lăng quá trớn của một số người phụ nữ chạy thoe mốt thời trang áo quá tân thời. Bốn năm sai khi áo Lemur xuất hiện và chết yểu vào năm 1934 họa sĩ Lê Phổ đã cải tiến Lemur loại bỏ những nét Tây Phương táo bạo để dung hòa với kiểu áo tay phồng cổ hở và vẫn cổ kín vạt dài không viền tròn nhưng ôm sát thân người dể hai tà áo mềm mại tự do bay lượn.

Suốt những thập niên sau đó chiếc áo dài không có nhiều thay đổi lớn ngoại trừ cổ áo lúc thấp lc cao, lúc vuông lúc tròn, khi kín khi hở chiều dài cũng lên xuống có lúc maxi, khi mini gấu áo cũng thay đổi khi lớn lúc nhỏ vòng eo cũng có lúc rộng lúc thắt chặt. Chiếc quần thay đổi lúc cẳng què qua đáy giữa, lưng từ to bản luồn giải rồi rút sang lưng nhỏ luồn dây thun rồi đổi gài nút và cuối cùng là kéo khóa kiểu tây Phương, ông quần cũng theo thời  khi ông túm khi ống rộng.

Nữ sinh Việt Nam trước năm 1975 đến trường đều mặc tà áo trắng học trò, nhưng thứ hai chào cờ thì phải mặc đồng phục áo trắn nữ sinh Đồng Khanh Huế, áo Lam Lam Hà Nội áo xanh da trời Trưng Vương… Chiếc áo ài Việt Nam gắn liền với lịch sử dân tộc. Và nó cũng theo chân người Việt qua nước ngoài… dù bất cứ ở châu Phi, Mỹ, Âu, Á thì chiếc áo dài vẫn được nâng niu trân trọng hơn bao giờ hết. Ở đâu có người Việt Nam là ở đó có áo dài, áo lục, áo gấm…

Hiện nay phong trào áo vẽ và nhuộm mầu đang lấn át những mẫu áo thêu loan phượng giao long, cúc trúc mai và cảnh trí thời xưa.

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *