Nghị luận về câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”
Đề bài:Hãy làm sáng tỏ câu tục ngữ:”Có công mài sắt có ngày nên kim”
Bài làm
Tục ngữ là trí khôn muôn đời của nhân dân.Mỗi câu tục ngữ là một bài học lớn.Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ:”Có công mài sắt có ngày nên cây”.Cuộc sống vốn dĩ không dễ dàng, mỗi chúng ta cần nỗ lực để vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Vì thế câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” dùng để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.Câu tục ngữ gồm hai vế, một về là nguyên nhân, một vế là kết quả. Hai vế này có hai cặp từ hô ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt – nên kim”. Vế trước chỉ sự nỗ lực,vế sau chỉ thành quả mà thông qua sự nỗ lực ấy mà đạt được.
Đọc câu tục ngữ, trước tiên ta thấy ngay nghĩa đen. Một thanh sắt thô sơ, cứng cáp, ngày này qua ngày khác thanh sắt đó được mài dũa, mài dũa thì thanh sắt đó sẽ trở thành một cây kim bé mảnh, tinh xảo . Mài sắt thành kim, mới nghĩ như vậy, nhiều người đã ngại ngùng vì thấy công việc này tưởng như khó khăn không thể làm nổi.Làm sao một thanh sắt có thể mài thành một cây kim nhỏ bé được? Song có người lại không nghĩ như vậy. Họ bỏ ra nhiều công sức, nhỏ không ít giọt mồ hôi mài đi mài lại để cuối cùng thanh sắt thành cây kim. Cho nên cây kim dù nhỏ bé, không đáng gì nhưng nó lại là thành quả của lòng kiên trì, nhẫn nại ấy.
Có công mài sắt, có ngày nên kim
Tiêu biểu cho câu tục ngữ” Có công mài sắt có ngày nên kim” là tấm gương của “Nguyễn Ngọc Ký”, Nguyễn Ngọc Ký là một người học trò bị cụt cả hai tay,không thể tập viết, nhưng với lòng kiên trì nhẫn nại, ông đã viết được bằng hai chân và viết rất đẹp.Ít ai trong chúng ta biết được nhà bác học lừng danh Thomas Edison đã chăm chỉ, miệt mài thực hiện hơn 1000 thí nghiệm mới tìm ra được dây tóc bóng đèn.Hay tiêu biểu hơn hết là Bác Hồ lãnh tụ vĩ đại của chúng ta, một người lãnh tụ bôn ba khắp thế giới, người thông thạo nhiều ngoại ngữ và kiên trì học hỏi mới có thể trở thành người lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam mà cả thế giới ngưỡng mộ.
Qua những tấm gương tiêu biểu trên đây, ta có thể rút ra một quy luật tất yếu: chỉ có sự kiên trì, nhẫn nại, bền lòng, quyết chí, con người mới có thể làm nên sự nghiệp. Một thanh sắt mãi mãi là một thanh săt nếu như không được mài dũa thậm chí sẽ bị han gỉ theo thời gian. Nếu thiếu sự kiên trì, bền chí thì mỗi người chúng ta làm sao có thể vượt qua trăm ngàn chướng ngại vật luôn chắn ngang con đường đi tới của mình? Sự nản chí, thiếu nhẫn nại chính là con đường dẫn đến sự thất bại nhanh nhất. Không có một thành công nào là dễ dàng, thành công không dành cho những con người nóng vội và không có sự kiên nhẫn.
Với sự phát triển của xã hội muốn thành công, chỉ có đầu óc thôi chỉ mới thành công được 30%. Sự chăm chỉ mới là yếu tố quyết định để đạt được thành công. Không chăm chỉ, không bắt tay vào công việc, không ai có thể thành công. Câu nói rất đúng đắn, sâu sắc khuyên răn con người,ở bất kì lứa tuổi nào, thời đại nào phải nỗ lực lao động, cố gắng hết sức mình để thành công, thành công dựa trên sự nỗ lực cua bản thân mới là thành công đáng để tự hào nhất.Những người dễ dàng dành được thành công thì không thể tận hưởng niềm vui thành công. Giữa hai con người, một người thông minh, nhạy bén nhưng lười nhác và một người tuy không quá thông minh nhưng chăm chỉ thì tỉ lệ phần trăm của người thứ hai sẽ cao hơn. Đó chính là bài học mà câu tục ngữ ” Có công mài sắt có ngày nên kim” dạy chúng ta.
Làm bất cứ việc gì chúng ta cũng sẽ gặp những khó khăn và trở ngại, những khi ấy hãy nhớ đến câu tục ngữ ” Có công mài sắt có ngày nên kim”, đó vừa là bài học vừa là lời nhắc cho mỗi chúng ta phải cố gắng kiên trì, chăm chỉ thì mới đạt được thành công. Thành công không bao giờ đến với những người nóng vội, thiếu kiên nhẫn cũng như thanh sắt sẽ trở thành cục sắt han gỉ nếu như không được mài dũa thành cây kim sắc sảo.
Bài văn mẫu số 2: Nghị luận xã hội có công mài sắt có ngày nên kim
Trong cuộc sống, con người chúng ta cần có những lúc trưởng thành để đạt được và có những ước mơ vươn tới. Và để thực hiện ước mơ đó thì chúng ta cần phải có lòng kiên trì và có ước mơ. Chính vì thế cho nên cha ông ta đã có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”, để động viên khích lệ chúng ta, khuyên răn con cháu dạy bảo những kinh nghiệm đời thường. Câu tục có rất nhiều ý ngĩa mà đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Cây kim tuy rất nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa và trơn bóng sắc nét. Để làm được một cây kim như vậy thì rất khó. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam ta từ hàng ngàn đời này. Từ những việc nhỏ như quét nhá nấu cơm đến những việc trọng đại của đất nước đó chính là xây dựng đất nước chống giặc ngoại xâm.
Những thành tự của cha ông ta ngày nay đã chứng minh được điều đó. Những ngôi tháp chùa cổ kính có giá trị như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang… Với những nét hoa văn mạnh mẽ thể hiện được tinh thần thượn võ yêu nước. Và một trong những thành tựu lớn nhất đó chính là xây dựng được tinh thần thượng võ yêu nước. Và một trong những thành tựu lớn nhất đó là chúng ta đã xây dựng được một quốc gia văn minh, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Công cuộc gìn giữ và phá huy đổi mới đất nước đã thể hiện được sự bền bỉ chịu thương chịu đó sáng tạo trong công việc. Trong lao động sản xuất nhân dân ta cũng đã có được những việc làm và kết quả cao khẳng định được câu nói trên là hoàn toàn đúng.
Tư xưa đến nay nhân dân ta đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử tư những thảm họa thiên nhiên, cho đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng chịu đựng vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại khó khăn đó. Và trong tinh thần học tập thì điều đó lại càng được khẳng định một cách rõ nét nhất. Những em bé bước vào lớp 1 bập bẹ đánh vần viết chữ đến những năm tháng tiếp theo trên lớp phải kiên trì chịu khó thì mới mong đạt được kết quả tốt.
Trên đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ nhà nho nhà chính trị nổi tiếng cũng đều phải vất vả hi sinh sử dụng những kiến thức mình có và luôn kiên trì chuyên cần sáng tạo thì mới có thể thành đạt được như ngày hôm nay.
Những tấm gương hiếu học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ chính là minh chứng rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm làm chịu khó học ngoại ngữ, đi bôn ba đi khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm có một con người nào làm được như Bác. Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà chúng ta mới được tự hào về một danh nhân một lãnh tụ vĩ đại khắp năm châu bốn bể đều biết đến.
Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ đã dã nhưng rất ngắn gọn và súc tích bao hàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động và học tập. Nó là một bài học quý báu, một thông điệp vô cùng quan trọng, một lời dạy vô cùng sâu sắc đến tất cả chúng ta. Mỗi ngày hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất nhé không có gì là không thể. Các bạn nhất định sẽ thành công.
what the fuck
fuck you
fuck you
fuck you
^^
^^
^^
hay đấy nhưng đánhbị sai sai
hay đấy nhưng đánh bài bị sai sai