Chứng minh nhận định bài Đại cáo bình Ngô là “Thiên cổ hùng văn”

Chứng minh nhận định bài Đại cáo bình Ngô là “Thiên cổ hùng văn”

 

 

*Giải thích “Thiên cổ hùng văn”; áng văn hùng tráng cả nghìn đời còn lưu truyền.

Vì:

– Nội dung thể hiện một tinh thần yêu nước mãnh liệt, tinh thần chiến đấu hết sức mạnh mẽ quyết liệt, khí thế hào hùng, lòng căm thù giặc sôi sục.

– Ghi lại một thời kì đau thương mà oanh liệt của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Minh với những chiến lược chiến thuật hết sức đúng đắn và sáng tạo đã đem lại những trận đánh long trời lở đất làm cho quân thù phải khiếp sợ, đẩy chúng đến sự thất bại toàn diện và nhục nhã.

– Với nghệ thuật xuất sắc: lời văn biền ngẫu hùng tráng, hơi văn cuồn cuộn như bão giông, sóng lớn, từ ngữ sắc bén như những nhát dao chém vào quân xâm lược, phép đối kết hợp với cấu trúc câu của loại phú cận thể tạo nên tiết tấu mạnh mẽ thể hiện cảm xúc hào sảng bừng bừng trong huyết quản của tác giả ngay trong những ngày nghĩa quân Lam Sơn thắng trận giòn giã.

-> Bài cáo mãi là âm vang hào hùng trên non sông đất Việt và ghi lại được ý chí, khát vọng chiến thắng, hoà bình, độc lập của toàn dân vì:

– Vì đã khẳng định được quyền tự chủ và ý chí chiến đấu đến cùng để giành quyền tự chủ của dân tộc trước một tên xâm lược sừng sỏ nhất châu Á

– Bài cáo còn nêu cao tư tưởng nhân nghĩa để khẳng định đạo lí ngàn đời của nhân dân Việt Nam.

– Sự bất hủ của bài cáo còn là do thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Trãi

– Sự tồn tại vượt thời gian của bài cáo còn có sự góp phần của dịch giả -> bài dich chữ Nôm quả là một công trình dịch thuật xuất sắc.

*Chứng minh:

– Bình Ngô đại cáo là bản thiên cổ hùng văn xuất sắc về nội dung và nghệ thuật:

+ Ca ngợi đất nước và dân tộc với lối văn trong sáng tràn đầy sức mạnh của lòng tự tin và tự hào : “Như nước Đại Việt…..còn ghi”

+ Một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của quân xâm lược “Nướng…..chịu được” -> thể hiện lòng căm thù sôi sục của tác giả:

-> Nỗi niềm trăn trở âu lo cho vận mệnh của đất nước thể hiện tình yêu nước thương dân sâu sắc “ Ngẫm thù lớn…..đồ hồi”

-> Cảm xúc dạt dào khi có cơ hội khởi nghĩa, khi tập hợp được lực lượng nhân dân, khi lực lượng nghĩa quân đã phát triển: “nhân dân bốn cõi…phới”

-> Chiến lược, chiến thuật tài tình và chiến thắng vang dội là trọng tâm làm nên cảm xúc vừa mãnh liệt vừa trữ tình cho áng văn chương bất hủ: “Thế trận xuất kì lấy yếu chống mạnh…” , “Đem đại nghĩa…tàn”

+ Các câu tường thuật chiến thắng là những lời hào hùng nhất như có sức mạnh xô núi, lấp biển “ Trận Bồ Đằng….ngàn năm”, “Ngày mươi tám…”, “ Gươm mài đá….”

+ Kết thúc bài cáo là những lời ca trang trọng và tươi vui nhất, là niềm hạnh phúc dạt dào.

=> Tư tưởng nhân nghĩa là nguồn gốc của giá trị văn chương, là cái bệ phóng để đưa tác phẩm từ quá khứ vào tương lai và trường tồn mãi mãi.

Trên đây là bài văn chứng minh nhận định bài Đại cáo bình Ngô là “Thiên cổ hùng văn”. Các bạn tham khảo nhé!

 

 

 

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *