Phân tích nhận định của Hoài Thanh :Xuân Diệu là một hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn”

Xuân Diệu là 1 hồn thơ” tha thiết, rạo rực, băn khoăn “- Hoài Thanh. Hãy phân tích bài thơ “Vội vàng” để làm rõ nhận định trên?

Hoài Thanh nhận xét :Xuân Diệu là một hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn”

Tôi đã trót yêu cái hồn thơ Xuân Diệu, một hồn thơ luôn rộng mở, chẳng bao giờ để lòng mình khép kín, một hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn” . Xuân Diệu tha thiết , rạo rực bởi niềm yêu đời, yêu cuộc sống, thèm sống đến mãnh liệt và thèm yêu đến điên cuồng với niềm khát khao được giao cảm với cuộc đời. Nhà thơ băn khoăn bời cái buồn bàng bạc, bâng khuâng, miên man không dứt bởi cuộc đời chẳng đáp ứng được cách sống vội vàng của nhà thơ. Với ba tính từ ấy, Hoài Thanh đã xây dựng cho Xuân Diệu một bậc thang cao nhất , đưa chàng thi sĩ “say men sống” lên đứng cao hơn người – “Xuân Diệu, nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới” ( Hoài Thanh). Bởi nguyên nhân Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất, là đại biểu đầy đủ nhất cho phong trào thơ mới, bởi cái cá tính rất riêng khó có thể nhầm lẫn với ai, một phong cách thơ rất Xuân Diệu, mới cả về nội dung và hình thức. “Với những vần thơ ít lời mà nhiều ý, súc tích nhưng động lại bao nhiêu tinh hoa, Xuân Diệu là một tay thợ biết làm cho ta bất ngờ vì nghệ thuật dẻo dai và cần mẫn” ( Thế Lữ ). Xuân Diệu tuy xuất hiện trên thi đàn thơ Mới muộn hơn so với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông… nhưng thơ Xuân Diệu trong thời kì này đã tạo được một tiếng vang lớn có sức lay động với nhận thức và tình cảm của người đọc cũng như người sáng tác.

Xuân Diệu-Một hồn thơ tha thiết, rạo rực, băn khoăn.

“Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vướng trên đài trán thơ ngây, mắt như bao luyến mọi người và miệng cười mở rộng như một tấm lòng sẵn sàng ân ái, chàng đi trên dường thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước chân mình, những hương sắc nảy ra bởi ánh sáng của lòng chàng…”(Thế Lữ). Vâng! Đúng vậy. Một nhà thơ nhận xét một nhà thơ, không phải chuyện “mèo khen mèo dài đuôi”, mà mèo muốn nói cái đuôi kia sẽ dài hơn kia. “Như một tấm lòng sẵn sàng ân ái”, Xuân Diệu dang tay chào đón nhựa sống dạt dào của cuộc đời. Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian, ông lại không trách mà còn quyến luyến cõi đời, và lời nguyện ước của ông có bao nhiêu là sức mạnh:

Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn
Làm dây quấn quýt cả mình xuân
Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất.

Một ước muốn quá ngông cuồng, lãng mạn và dường như không thể thực hiện được! Nhưng với ai, chứ Xuân Diệu có thể thực hiện được, bởi nhà thơ:

Sống toàn tâm, toàn bích, sống toàn hồn
Bằng say mê và thức nhọn giác quan.

Nhà thơ dùng nhiều từ khiến lòng ta bỡ ngỡ,ngạc nhiên nhà thơ muốn ôm, cánh tay muốn làm rắn, muốn hóa thân thành “dây đa quấn quýt cả mình xuân” của cuộc sống. Dẫu biết mùa xuân là bất tận, Xuân Diệu biết quy luật của thời gian, biết rằng xuân qua đi rồi xuân vẫn sẽ trở lại, nhưng “tuổi trẻ chẳng bao giờ thắm lại” nên nhà thơ bâng khuâng tiếc cả dất trời, nhà thơ muốn ôm mãi mùa xuân, muốn cho mình trẻ mãi. Nhà thơ :

Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút mùa dưới dất.

Và ở đây, cái đẹp của vườn trần mà chỉ một mình Xuân Diệu mới phát hiện ra được:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Cùa yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi…

“Này đây”, sự lặp đi lặp lại một đại từ phiếm chỉ, để liệt kê, Xuân Diệu đã đưa ra cho người ta thấy, với một tâm hồn say sưa yêu cuộc sống như thế không thể hững hờ với thiên nhiên tươi đẹp, thì cớ gì mà con người còn đi tìm ở tận phương nào …

Cuộc sống đẹp và huyền dịu như thế nên nhà thơ không những đón nhận nó mà còn muốn hòa tan nó trong hơi thở của mình:

Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm của tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước và cây và cỏ rạng
Cho chếch choáng mùi thơm cho đã đấy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!

Xuân Diệu thật thiết tha với cuộc sống. Tuổi xuân chàng thi sĩ chỉ biết làm sao cho thỏa lòng thỏa dạ yêu đời. Cuộc sống vẫn còn đó chứ đâu? Tại sao nhà thơ lại cứ mãi suy nghĩ viễn vong rồi lại hành động ngô nghê. Không! Nhà thơ của chúng ta không ngây ngô, nhà thơ chỉ thôi thúc mọi người hãy sống sao cho xứng đáng với tuổi trẻ. Vì thế, nhà thơ “muốn ôm”, “ôm sự sống mới bắt đầu mơn mởn”, nhà thơ “muốn riết mây đưa và gió lượn”, “muốn say cánh bướm của tình yêu”, “muốn thâu trong một cái hôn nhiều”…một loạt động từ “muốn” như khẳng định hành động, làm cho chếch choáng, cho đã đầy, cho no nê thanh sắc thời tươi và cuối cùng là không thể dồn nén cảm xúc: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Nhà thơ muốn cắn, muốn bấu vào da thịt của mình xuân, để có thể tận hưởng tất cả dư vị ngọt ngào của cuộc sống xuân tươi đang mơn mởn…

Lòng yêu cuộc sống thiết tha ấy, đặc biệt là khát vọng sống một cách có ích cho đời. Có thể nói đó là một trong những yếu tố tạo nên sức sống, sức hấp dẫn mạnh mẽ của thơ Xuân Diệu, góp phần tạo nên cho nhà thơ có một vị trí xứng đáng trên thi đàn thơ mới.

 

Đứng giữa cuộc đời đang đổi thay bởi cái cảnh nước mất nhà tan, là sao tâm hồn ấy có thể tha thiết và rạo rực mãi? Và tâm trạng của Xuân Diệu cũng có khác gì tâm trạng của những nhà thơ bấy giờ hay nói đúng hơn đó là tâm trạng của một lớp thanh niên trí thức buổi giao thời mới cũ đổi thay! Họ chỉ biết gửi tâm sự thầm kín của mình vào thiên nhiên, dất trời, vũ trụ bao la. Chẳng thế mà Hoài Thanh trong “thi nhân Việt Nam đã nhận xét: “ta thoát lên tiên cùng với Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên; ta dắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say dắm vẫn bơ vơ”.

Vì thế nhà thơ Xuân Diệu vẫn còn “bơ vơ”, lắng nghe bước đi của thời gian từ hạ sang thu, lòng nhà thơ dâng lên một nỗi buồn trê tái khó tả – nỗi buồn vỡ tung ra thành tiếng khóc và đọng lại thành hàng ngàn giọt lệ:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

có lẽ không phài là rặng liễu của thiên nhiên buồn mà dường như đó là “rặng liễu tâm hồn” của tác giả. Bởi tác giả cũng có nỗi niềm “buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn”. Xuân Diệu đã dẫn ta vào thế giới của buồn chán, cô đơn và tuyệt vọng:

Tôi là con nai giữa chiều giăng lưới
Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối.

 

Bởi thế nên hồn thơ ấy còn rộng mở mãi mặc dầu trong lòng cũng còn mang nặng bao nỗi ưu tư. Trong niềm ưu tư đó, nhà thơ vẫn sống thiết tha với đời bằng tất cả tâm hồn của mình:

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

Vâng! Đúng thế. “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuốn quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình, khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết” (Hoài Thanh). Hơn nữa, Xuân Diệu “là một tay thợ biết làm cho ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo dai và cần mẫn…” (Thế Lữ).

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích nhận định của Hoài Thanh :Xuân Diệu là một hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn” các bạn tham khảo nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *