Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.

Nghị luận câu nói:Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.

Đề bài: Em hiểu thê nào về câu nói:Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”

Trên con đường tìm chiếc chìa khóa để mở cánh cửa thành công, có rất nhiều yếu tố quyết định đến việc tìm được chiếc chìa khóa ấy. Thành công, đó có thể là lúc chúng ta bước lên đỉnh núi vinh quang và ngắm nhìn cảnh tượng hùng vĩ mình đã chinh phục sau khi nỗ lực hết mình.Đó chính là kết quả của sự rèn luyện và phấn đấu không ngừng. Thành công không đến với những người không chăm chỉ, không nỗ lực. Cũng giống như câu nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” Thật vậy, kẻ lười biếng sẽ chẳng bao giờ đặt được bước chân của mình lên đỉnh vinh quang.

Thành công là khi bạn đạt được một mục tiêu, một điều gì đó trong cuộc sống và có lẽ thành công là ước muốn của rất nhiều người. Một con người thành công thường là người có đỉnh cao trên cuon đường công danh sự nghiệp, có địa vị nhất định. “Lười biếng” là không chịu làm việc, không chịu suy nghĩ, là thụ động, không cố gắng nỗ lực phấn đấu. Còn “dấu chân” là một cách nói hình tượng để chỉ những dấu ấn của con người trên bước đường thành công, những con người đó là những con người luôn lao động miệt mài, chăm chỉ học tập, sáng tạo không ngừng nghỉ. Và học xứng đáng được bước trên con đường đó. Nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” tức là khẳng định hành trình đến thành công không bao giờ có sự góp mặt của những kẻ lười biếng. Và chúng ta không thể thành công nếu không chăm chỉ, miệt mài làm việc và cố gắng theo đuổi mục tiêu mà mình đã đặt ra. Cánh cửa thành công chỉ chào đón những ai nỗ lực không ngừng nghỉ.

 

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.

Thực tế cho thấy, thành công không dễ  dàng đến cũng như không thể gặp may mà có được.Thành công là cả một quá trình dài dằng dặc. Liệu rằng những con người biếng liệu có đủ kiên nhẫn để bước đi trên con đường đó?Thầy tôi từng nói với tôi rằng:” Nếu em muốn thành công, hãy học khi các bạn đã đi ngủ”. Những kẻ không đủ chăm chỉ để thức dậy vào lúc 5,6 h sáng thì làm gì có đủ nghị lực để làm những việc to tát hơn. Những kẻ lười biếng khi bước đi trên con đường đấy, chắc chắn sẽ vấp ngã và gặp phải những thất bại đau đớn. Vì vậy,câu nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” là một ý kiến vô cùng đúng đắn và xác đáng. Chìa khóa của cánh cửa thành công chỉ nằm trong tay những con người chăm chỉ, miệt mài, coi sáng tạo là yếu tố quan trọng của cuộc sống. Thật đáng buồn khi ngày nay,không phải ai cũng ý thức đầy đủ được điều này. Và đáng buồn hơn nữa, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia lười nhất thế giới. Ta dễ đang bắt gặp cảnh tượng những quán nhậu ven đường đông kín khách lúc tầm 5,6h chiều là thời gian mà khi nhân viên các nước khác đang phải làm việc tại công ty. Căn bệnh lười biếng, chây ỳ là một trong những căn bệnh phổ biến của thanh niên Việt Nam hiện nay. Họ suốt ngày chỉ ăn chơi, sống trong thế giới ảo của game. Thật đáng chê trách cho những con người làm mất niềm tin mà xã hội đã đặt vào.Như Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bống đèn đỏ ngày nay. 1 người thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công.Thế mới thấy, để đạt được thành công và mục đích mà ta đã đặt ra, mỗi con người cần phải nỗ lực học tập và làm việc hết mình. Và hơn hết, con đường dẫn đến thành công càng không rộng mở đối với những kẻ lười biếng. Nó chỉ mở rộng đối với những con người siêng năng, làm việc hết mình. Và những con người siêng năng không những sẽ đạt được thành công nhất định trong cuộc sống mà siêng năng còn là yếu tố tích cực, là cơ sở giúp con người ta dễ dàng học hỏi, tìm tòi những kiến thức mới bổ ích.

Qua câu nói:” TRên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”, ta thấy rằng chăm chỉ sẽ là chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa thành công nhưng chỉ cúi đầu làm việc chăm chỉ thì cũng chưa đủ để thành công hay thành công sẽ đến muộn màng.Chúng ta phải luôn luôn sáng tạo, có lòng quyết tâm, ý chí và nghị lực. Vì vậy, chúng ta cần phải năng động, sáng tạo đặc biệt là phải sáng tạo một cách có trách nhiệm. “Không ngừng tìm tòi, sáng tạo để hoàn thiện bởi mọi đích đến đều có lối đi của riêng mình”. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải luôn thắp lên cho mình một ngọn lửa ý chí và nghị lực để có thể giúp ta vượt qua khó khăn, biết đứng dậy sau vấp ngã. Điều đó có nghĩa là, phải chăm chỉ và chăm chỉ một cách thông minh và có phương pháp. Việc rèn luyện cho mình các kĩ năng sống là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể chăm chỉ, siêng năng? Đầu tiên chúng ta cần phải khắt khe với bản thân, không cho phpes bản thân lười biếng, tiếp theo,chúng ta sẽ có thể đặt ra mục tiêu, từ đó phấn đấu, cố gắng.Khắt khe với bản thân và trách nhiệm là thứ động cơ để giúp chúng ta thoát khỏi căn bệnh lười biếng. Tiếp đó, việc đặt ra cho mình một kế hoạch làm việc cụ thể, cố gắng bám sát kế hoạch và hoàn thành nó.

Một ai đó cũng đã tùng nói: “Ở đâu có chí, ở đó có con đường”, mọi con đường vốn dĩ được tạo ta bằng cách người đi lên đó nhiều thành đường mòn. Khong phải tự dưng mà có con đường mòn, phải có ý chí để giẫm lên những con đường chưa ai đi qua thì mới tạo ra con đường mới. Nước chảy lắm sẽ tạo thành sông, trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng, sau mỗi lần thất bại hãy tin rằng lần tiếp theo sẽ thành công. Chúng ta nhớ rằng: Người thành công không bao giờ từ bỏ, người từ bỏ không bao giờ thành công”.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *