CÁCH NHẬN BIẾT 3 DẠNG BÀI TẬP ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC – SỐ LƯỢNG NST

3 DẠNG BÀI TẬP ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC – SỐ LƯỢNG NST

DẠNG 1 NHẬN XÉT THỂ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC

Lưu ý: So sánh trình tự các gen trước và sau khi đột biến xảy ra sẽ biết được loại đột biến cấu trúc NST. Nếu mất gen thì đó là đột biến mất đoạn, nếu lặp gen thì là đột biến lặp đoạn, nếu một nhóm gen bị đảo vị trí thì là đột biến đảo đoạn, nếu có thêm gen mới vào thì là đột
biến chuyển đoạn.

Bài tập 1. Trong một quần thể ruồi giấm người ta phát hiện được 3 dòng trên NST số 3 có các gen với cấu trúc như sau

Dòng 1: có cấu trúc gen ABCGFEDHI
Dòng 2: có cấu trúc gen ABCGFIHDE
Dòng 3: có cấu trúc gen ABHIFGCDE

1. Đây là dạng đột biến gì? giải thích.

2. Biết dòng này xuất phát từ dòng kia. Hãy thử giải thích cơ chế hình thành các dòng trên.

Hướng dẫn giải

1) Đây là dạng đột biến gì? Giải thích.
– Số lượng gen trên NST số 3 của các dòng không đổi, nhưng trật tự các gen thay đổi →
Đây là đột biến đảo đoạn NST.

2) Nếu dòng 1 được coi là dòng ruồi giấm ban đầu thì:
– Dòng 2 có đoạn EDHI bị đảo ngược lại so với dòng 1, vậy dòng 2 là do dòng 1 đột biến
đảo đoạn
– Dòng 3 có đoạn CGFIH bị đảo ngược lại so với dòng 2, vậy dòng 3 là do dòng 2 đột biến
đảo đoạn. Vậy sơ đồ đột biến giữa các dòng:
Dòng 1 ↔ Dòng 2 ↔ Dòng 3

Cách nhận biết và làm bài tập môn sinh học về 3 dạng bài tập đột biến cấu trúc – số lượng nhiễm sắc thể

DẠNG 2: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST KẾT HỢP VỚI PHÉP LAI

Lưu ý
– Khi xử lí cônxixin nếu thành công thì từ cơ thể 2n → cơ thể 4n.
– Dựa vào tỷ lệ phép lai để kết luận kiểu gen của bố, mẹ.
– Khi xác định số lượng và tỷ lệ giao tử cơ thể tam bội ta dùng sơ đồ “tam giác”. Cơ thể
tứ bội ta dùng sơ đồ “Tứ giác”.
– Chú ý viết thành thạo các phép lai:

P. AAaa x AAaa; P. AAaa x Aa; P. Aaaa x Aaaa; P. AAAa x AAAa

Bài tập 2. Ở cà chua gen A quy định quả đỏ, alen a quy định quả vàng. Lai 2 thứ cà chua lưỡng bội thuần chủng quả màu đỏ với quả màu vàng được F1 toàn cây màu đỏ. Xử lí đột biến bằng cônxixin các cây F1. Cho các cây F1 sau đột xử lí đột biến lai với nhau được F2 có các trường hợp sau:

Trường hợp 1: F2 có 421 cây cho quả đỏ và 12 cây cho quả màu vàng.

Trường hợp 2: F2 có 100 cây quả đỏ và 9 cây cho quả màu vàng

Trường hợp 3: F3 có 121 cây quả đỏ và 42 cây cho quả màu vàng

Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp. Biết không có đột biến gen, mỗi hợp tử và giao tử đều có khả năng sống như nhau.

Hướng dẫn giải

P: AA x aa → F1. AA. Khi xử lí cônxixin F1 nếu thành công thì từ cơ thể 2n → cơ thể 4n, có kiểu gen AAaA.

Trường hợp 1. F2 phân tính 35 quả đỏ: 1 quả vàng. Vậy ta có sơ đồ lai

AAaa x AAaa → F2

phân tính 35A— : 1aaaa

Trường hợp 2. F2 phân tính 11 quả đỏ: 1 quả vàng. Vậy ta có sơ đồ lai

AAaa x Aa → F2 phân tính 11A– : 1aaa

Trường hợp 3. F2 phân tính 3 quả đỏ: 1 quả vàng. Vậy ta có sơ đồ lai

Aa x Aa → F2 phân tính 3A- : 1aa

DẠNG 3 ĐỘT BIẾN NST KẾT HỢP VỚI PHÂN BÀO

Lưu ý
– Nếu 1 tế bào bình thường sau k lần nguyên phân sẽ tạo ra 2k tế bào bình thường (2n). Giả sử trong lần nguyên phân tiếp theo có x tế bào (2n) xảy ra đột biến cấu trúc NST ở 1 cromatit, y tế bào (2n) không bị đột biến (bình thường). Thì:

+ x tế bào (2n) bị đột biến nếu trải qua k1 lần nguyên phân tiếp theo sẽ tạo ra (x/2 x 2k1)
tế bào (2n) bình thường và (x/2 x 2k1) tế bào (2n) mang đột biến cấu trúc NST.
+ y tế bào trải qua k2 lần nguyên phân sẽ tạ ra (y.2k2) tế bào bình thường.

– Nếu có x tế bào (2n) bị rối loạn ở tất cả các cặp NST thì ngay lần phân bào tiếp theo sẽ
Hình thành tế x tế bào đột biến (4n). Các tế bào này nguyên phân k1 lần sẽ cho x x 2k1 tế bào
đột biến (4n). Còn y tế bào bình thường (2n) nguyên phân k2 lần sẽ cho y x 2k2 tế bào bình
thường (2n).

Bài tập 3. Một hợp tử của ruồi giấm có bộ NST 2n, nguyên phân liên tiếp 5 lần được các
tế bào con. Khi xử lí tác nhân đột biên các tế bào con hình thành nhưng chỉ có 25% số
tế bào con hình thành bị đột biến mất 1 đoạn crômatit của cặp số 3 trước khi bước vào
nguyên phân tiếp theo. Đoạn crômatit bị mất gồm 600 cặp nuclêotit, trong đó loại A=
15% nuclêotit của cả đoạn. Các tế bào con bình thường và đột biến đều nguyên phân liên
tiếp 5 lần nữa để hình thành phôi.

1. Tính tỷ lệ tế bào đột biện và tế bào bình thường.
2. Có bao nhiêu NST trong các tế bào con mang đột biến cấu trúc.
3. Khi tái bản NST thì nhu cầu mỗi loại nuclêotit giảm đi bao nhiêu so với không
đột biến.

Hướng dẫn giải

1) Tính tỷ lệ tế bào đột biện và tế bào bình thường.

– Hợp tử nguyên phân 5 lần đầu cho 2x2x2x2x2 (2 mũ 5) = 32 tế bào 2n bình thường. Xử lí đột biến đã làm
25% x 32 = 8 tế bào (2n) bị đột biến mất đoạn ở 1 cromatit, còn 75% x 32 = 24 tế bào (2n)
bình thường.
– 8 tế bào (2n) bị đột biến nguyên phân tiếp 5 lần nữa cho: 4 x 2x2x2x2x2( 2 mũ 5) = 128 tế bào (2n) đột

biến mất đoạn và 4 x 2x2x2x2x2 (2 mũ 5) = 128 tế bào (2n) bình thường.

– 24 tế bào (2n) bình thường nguyên phân tiếp 5 lần nữa cho: 24 x 2x2x2x2x2 (2 mũ 5) = 768 tế bào (2n) bình thường.

Vậy tỷ lệ tế bào (2n) đột biến : tế bào (2n) bình thường = 128: (128 + 768) = 1/7.

2) Có bao nhiêu NST trong các tế bào con mang đột biến cấu trúc.

Có 128 tế bào (2n) mang đột biến cấu trúc mất đoạn NST.

3) Khi tái bản NST thì nhu cầu mỗi loại nuclêotit giảm đi bao nhiêu so với không
đột biến.

– Đoạn bị mất có 600 x 2 = 1200 (N) → A* = T* = 1200 x 15% = 180 (N); G* = X* = 420 (N)

Vậy số lượng các loại nucleotit tự do giảm.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *