Cách vẽ sơ đồ tư duy môn địa là một trong những từ khóa đang được mọi người tìm kiếm khá nhiều. Vẽ sơ đồ tư duy môn địa lý sẽ giúp bạn có thể tốt hơn.
Sơ đồ tư duy hay còn gọi là Mindmap là một phát minh vô cùng vĩ đại của Tonny Bunzan. Ông đã kế thừa và phát huy phương pháp vẽ sơ đồ tư duy để giúp não hoạt động nhanh hơn và suy nghĩ nhanh hơn. Đặc biệt đối với môn địa lý thì việc vẽ sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn học tốt hơn rất nhiều. Dưới đây là cách vẽ sơ đồ tư duy môn Địa lý nhanh chóng và đơn giản dành cho các bạn.
Bước 1: cách vẽ sơ đồ tư duy môn địa lý – chuẩn bị
Trước khi bước vào vẽ sơ đồ tư duy môn địa lý thì các bạn cần phải chuẩn bị hco mình các dụng cụ phục vụ cho việc vẽ sơ đồ tư duy, đây là bước đầu tiên trong cách vẽ sơ đồ tư duy.
– Ít nhất 3 cây bút khác màu.
– Xác định ý tưởng cho chủ đề trung tâm.
– Chuẩn bị cho mình 100% năng lượng.
Bước 2: cách vẽ sơ đồ tư duy môn địa lý – vẽ chủ đề trung tâm
Chủ đề trung tâm chính là vấn đề bạn đang quan tâm. Đối với sơ đồ tư duy môn địa lý thì các bạn có thể chia ra từng chương từng phần để lấy chủ đề trung tâm, cách tốt nhất các bạn nên tìm từ mục lục sách giáo khoa để không bị thiếu, sót và hệ thống kiến thức một cách đầy đủ nhất. Nếu có thể bạn hãy vẽ hình ảnh liên quan đến chủ đề trung tâm, và thêm phần chữ vào trong ảnh đó.
Nguyên tắc vẽ chủ đề trung tâm:
– Chủ đề trung tâm là phần ý chính để phát triển ra các hướng khác
– Có thể sử dụng màu sắc hình ảnh, bắt mắt để vẽ chủ đề trung tâm
– Không nên đóng khung, hoặc che mất phần chủ đề trung tâm, và cần làm nổi bật để dễ nhớ hơn.
– Nếu hình ảnh chủ đề không rõ ràng bạn nên thêm từ ngữ vào để rõ ràng hơn.
Bước 3. Cách vẽ sơ đồ tư duy môn địa lý – vẽ các nhánh chính
Cách nhánh chính là các ý tưởng dựa trên chủ đề trung tâm bạn đã vẽ. Đối với môn địa lý các bạn có thể lựa chọn các phần để làm các nhánh chính ví dụ: tự nhiên, kinh tế, dân cư… Từ các nhánh chính này các bạn sẽ triển khai các nội dung tiếp theo của sơ đồ tư duy môn địa lý.
Cách vẽ sơ đồ tư duy môn địa lý – cần tuân thủ các quy tắc vẽ tiêu đề phụ sau:
– Tiêu đề phụ nên vẽ bằng nét chữ rõ ràng, nổi bật nhất
– Tiêu đề phụ cần vẽ liền với chủ đề trung tâm.
– Tiêu đề phụ cần vẽ theo các hướng chéo, để nhiều nhánh phụ tỏa ra dễ dàng mà không che mất.
Sau khi hoàn thành các nhánh chính thì các bạn nên vẽ các nhánh thứ cấp được vẽ từ các nhánh chính. Bạn có thể thoải mái thể hiện ý tưởng trên các nhánh thứ cấp, có thể dựa theo các bài trong sách giáo khoa để viết và bổ sung.
Trên đây là cách vẽ sơ đồ tư duy môn địa lý mà các bạn có thể tham khảo để vẽ sơ đồ tư duy môn địa lý. Sơ đồ tư duy môn địa lý sẽ giúp bạn học tốt hơn rất nhiều và là một phương pháp học tập vô cùng hiệu quả mà nhiều bạn đã và đang thành công. Tại sao bạn không thử?