Giải thích chi tiết về tính chất của ancol – phenol

Để các em học sinh lớp 12 thuận lợi trong việc giải các bài toán liên quan đến nhóm Rượu, sau đây chúng tôi xin giới thiệu bài viết giải thích chi tiết về tính chất của ancol – phenol

Các hợp chất hữu cơ có nhóm chức có liên hệ rất mật thiết với nhau. Vì vậy để nắm rõ các chất: este, amin, amino axit ta cần review lại 1 số kiến thức cần thiết của lớp 11: ancol, andehit, axit cacboxylic …

I.Tính chất của ancol – phenol

* Ancol

  1. Tính chất Vật lý.

– Ancol có 2 loại liên kết H:

+ Liên kết H liên phân tử, làm cho nhiệt độ sôi của ancol cao hơn so với nhiều chất khác như: hidrocacbon, andehit, xetol, ete

+ Liên kết H với nước: nên ancol tan tốt trong nước. (CH3OH và C2H5OH tan vô hạn trong nước)

– Độ rượu là % thể tích của dung dịch rượu (số ml rượu nguyên chất trong 100ml dung dịch rượu)

  1. Tính chất hóa học.

a. Phản ứng thế H linh động.

– Tác dụng với kim loại kiềm giải phóng ra H2.

* Chú ý: Ta nhận thấy rằng:

+

– Tác dụng với Cu(OH)2 với ancol đa chức có nhiều nhóm OH kề nhau.

+ Tạo thành dung dịch phức chất có màu xanh. Dùng để nhận biết ancol đa chức.

b. Phản ứng với axit vô cơ.

+ C3H5(ONO2)3 được ứng dụng làm thuốc nổ.

+ Lưu ý VD3, các đề thi đại học khoái hỏi về phản ứng này.

c. Phản ứng tách nước tạo anken.

– Sản phẩm của phản ứng tách nước tạo anken tuân theo quy tắc Zaisep.

+ Sản phẩm chính: OH tách cùng với H của C bên cạnh có bậc cao hơn (C có ít H hơn).

+ Sản phẩm phụ: OH tách cùng với H của C bên cạnh có bậc thấp hơn (C có nhiều H hơn).

* Điều kiện để tách nước 1 ancol thu được 1 anken duy nhất.

– Là ancol no đơn chức, mạch hở CnH2n+1OH

+ Ancol bậc 1

+ Ancol có trục đối xứng đi qua C-OH.

+ Ancol chỉ có 1C còn H còn các C bên cạnh không còn H.

* Điều kiện để tách nước 2 ancol thu được 1 anken duy nhất.

– 1 ancol tách nước ra 1 anken duy nhất, 1 ancol không tách nước.

+ Ví dụ 2 ancol CH3OH và C2H5OH. CH3OH không tách nước

– 2 ancol tách nước là đồng phân của nhau.

d. Phản ứng tách nước tạo ete.

* Chú ý: Nếu hỗn hợp gồm n ancol đơn chức thì có thể tạo ra tối đa  ete

e. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn.

– Những ancol mà C mang nhóm OH còn H (Ancol bậc 1 hoặc bậc 2) sẽ bị oxi hóa không hoàn toàn tạo ra andehit hoặc xeton.

* Phenol

– Phenol là hợp chất hữu cơ mà có nhóm OH liên kết trực tiếp với C thơm (phân biệt với ancol thơm: nhóm OH không liên kết trực tiếp với C thơm mà liên kết với C ngoài vòng benzen).

  1. Tính chất vật  lý.

– Ở điều kiện thường, phenol là chất rắn không màu. Để lâu trong không khí phenol chuyển thành màu hồng do bị oxi hóa chậm trong không khí.

– Phenol ít tan trong nước lạnh nhưng tan vô hạn trong nước nóng.

– Phenol rất độc, khi dây vào tay nó gây bỏng da. Nên khi sử dụng cần cẩn thận.

  1. Tính chất hóa học.

a. Phản ứng thế H linh động của nhóm OH.

– Tác dụng với kim loại kiềm.

b. Tính axit của nhóm OH trong phenol.

– Tác dụng với dung dịch kiềm.

– Tác dụng với axit: Tính axit của phenol rất yếu, yếu hơn cả H2CO3 (mạnh hơn HCO3-)

c. Phản ứng thế trên nhân thơm.

– 2,4,6 tri brom phenol: là chất rắn, màu trắng, không tan.

– 2,4,6 tri nitro phenol (axit picric): là chất rắn, không tan, màu vàng. Ứng dụng làm thuốc nổ, thuốc thử.

– Phản ứng nổ của axit picric:

II. Tính chất của ancol – phenol trong điều chế

  1. Điều chế ancol:

* Phương pháp chung:

– Thủy phân dẫn xuất Halogen

– Cộng H2O vào anken

– Hidro hóa andehit hoặc xeton

* Phương pháp riêng:

– Đối với C2H5OH: lên men tinh bột.

– Đối với CH3OH: oxi hóa từ CH4

+ Cách 1:

+ Cách 2:

– Đối với Etylen glicol: C2H4(OH)2 từ C2H4

  1. Điều chế phenol
  • Điều chế:

– Phương pháp cổ điển: chưng cất nhựa than đá để điều chế benzen, sau đó thực hiện theo chuỗi phản ứng bên dưới.

– Phương pháp hiện đại: điều chế từ cumen (iso propylbenzen).

  • Ứng dụng

– Sản xuất nhựa phenol-fomandehit: làm đồ dân dụng

– Sản xuất keo dán ure-fomandehit: dán gỗ, kim loại, sành sứ.

– Sản xuất phẩm nhuộm, thuốc nổ, chất diệt cỏ, diệt nấm mốc.

Để làm tốt các bài toán hóa các bạn cần nắm chắc phần lý thuyết. Các bài toán về Ancol – phenol cũng không phải ngoại lệ.Nắm chắc tính chất của ancol – phenol giúp các bạn không khỏi bỡ ngỡ khi gặp dạng toán về các hợp chất hữu cơ này.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *