Lý thuyết và bài tập về Di Truyền Học có lời giải

A-KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. 1. PHÂN LOẠI VÀ CẤU TẠO CỦA CÁC LOẠI AXIT NUCLEIC VÀ NUCLEOTIT

2. ADN (Axit đêoxiribonucleic)

ADN (Axit đêoxiribonucleic) là một loại axit nucleic tồn tại chủ yếu trong nhân của tế bào nhân thực và phần vùng nhân của sinh vật nhân sơ.

ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nucleotit (gồm 1 phân tử đường, 1 gốc axit, 1 trong 4 loại bazơ nitơ A, T, G, X)

Cấu trúc không gian của ADN:

Cấu trúc bậc 1: Các loại nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste theo một chiều xác định (Chiều C số 5’-HPO4 tại vị trí đường của bazơ nitơ này liên kết với C số 3 tại vị trí đường bazơ nitơ bên cạnh, tạo nên chuỗi polinucleotit.

Cấu trúc bậc 2: 2 chuỗi polinucleotit liên kết với nhau bằng kiên kết hidro giữa các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung:

Nucleotit loại A liên kết với nucleotit loại T với 2 liên kết hidro

Nucleotit loại G liên kết với nucleotit loại X với 3 liên kết hidro.

  • Gen

Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN. Ở gen cấu trúc, trật tự sắp xếp các nucleotit trên mạch mã gốc của gen qui định trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit.

Cấu trúc của gen cấu trúc:

Gen của sinh vật nhân sơ

  • Quá trình nhân đôi của ADN

+ Địa điểm nhân đôi: trong nhân tế bào ở tế bào nhân thực (hoặc vùng nhân ở tế bào nhân sơ), tại các NST; diễn ra vào pha S thuộc kỳ trung gian của quá trình phân bào.

+ Nguyên tắc nhân đôi: Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

+ Những yếu tố cần lưu ý:

-Chiều tạo mạch polinucleotit mới: 5’ -> 3’

– Enzym tham gia tái bản: AND polimeraza chỉ chạy theo chiều 5’ -> 3’ nên 2 mạch mới được tổng hợp có 1 mạch tổng hợp liên tục và 1 mạch tổng hợp gián đoạn; Enzym tháo xoắn, enzym giữ mạch, enzym nối đoạn Okazaki…

– Các nucleotit tự do do môi trường nội bào cung cấp

– Kết quả quá trình nhân đôi AND: tạo ra được 2 phân tử AND mới giống nhau và giống với phân tử AND ban đầu về trình tự nucleotit.

  1. ARN ( axit ribo nucleic)

Phần lớn các phân tử ARN  có cấu trúc một mạch polinucleotit sắp xếp kế tiếp nhau trên cùng một mạch polinucleotit, liên kết với nhau bằng liên kết phosphodieste. ARN được cấu tạo gồm 4 loại ribonucleotit A, G, X và U, với 3 loại chính: ARN thông tin (mARN), ARN vận chuyển (tARN), và ARN riboxom (rARN).

mARN tARN rARN
2-5% tổng lượng ARN của tế bào Khoảng 10-15% tổng lượng ARN của tế bào Khoảng 80% tổng lượng ARN của tế bào
Mạch đơn, thẳng Mạch đơn, cấu trúc không gian khá phức tạp, cuộc xoắn hình thành các thùy Cấu trúc dạng mạch đơnpoliribonucleôtit, với nhiều khúc cuộn
Mang thông tin qui định trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit Vận chuyển axit amin trong qui trình tổng hợp protein Kết hợp với một số phân tử protein đặc biệt tạo thành các riboxom (Là nơi tổng hợp protein của tế bào)

II. Công thức về gen/ ADN

Tính số lượng, tỉ lệ phần trăm (%) từng loại nucleotit trên toàn bộ gen/ trên một mạch gen

  1. Mối liên quan về số lượng từng loại nucleotit trong 2 mạch đơn của ADN

A1 = T2

T1 =A2

G1 = X2

X1 = G2

Từ (3) có thể rút ra mối tương quan tổng thể từng loại nucleotit trên 2 mạch đơn như sau:

A =T= A1+A2= T1 + T2 = A1+T1 =A2+T2

G=X=G1 + G2 = X1 + X2= G1 + X1 =   G2 + X2

  • Số lượng liên kết hidro còn lại trong gen: H = 2A +3G
  • Số lượng liên kết hóa trị của toàn gen: HT = HT1 + HT2= 2N -2. Trong đó:

+ Số lượng liên kết hóa trị giữa các nucleotit của gen (HT1): HT1 = N-2

                                  =>LG=HT1+22x3,4A0

+ Số lượng liên kết hóa trị trong bản thân của gen (HT2) : HT2 : N

  • Sự nhân đôi của gen và số nucleotit môi trường nội bào cung cấp

Gọi k là số lần nhân đôi của ADN

+ Tổng số AND được tạo thành: 2k

+ Tổng số AND con có 2 mạch hoàn toàn mới = 2k – 2

+Số lượng nucleotit môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của AND:

Nmtcc = N x (2k – 1)

Số lượng nucleotit từng loại môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của AND:

Mmtcc = M( A,T, G,X) x (2k-1)

Trong đó: M( A,T, G,X) = số lượng nucleotit từng loại trong gen

Số liên kết hidro bị phá vỡ = H x (2k – 1)

Số liên kết hidro được hình thành = 2H x (2k – 1)

B- BÀI TẬP CỐT LÕI

Câu 1: Một tế bào dinh dưỡng ở rễ lúa (2n=24) thực hiện nguyên phân n lần. Tế bào đó có:

Alen A: A=T=1500 Nu ; G=X=2000Nu

Alen a: A=T=1000 Nu; G=X=1800 Nu

a. Khi tế bào nguyên phân 1 lần, môi trường cần cung cấp nguyên liệu các loại là bao nhiêu?

b. Khi tế bào nguyên phân n lần, môi trường cần cung cấp nguyên liệu các loại là bao nhiêu?

c. Số NST trong các tế bào con sau n lần phân chia

d. Môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với bao nhiêu NST đơn?

e. Số mạch đơn mới được tổng hợp ở các gen con?

Câu 2: Ba thành phần cấu tạo nên đơn phân của axit nucleotic liên kết với nhau theo trình tự:

A. Axit phophoric – Đường 5 cacbon – Bazo nito

B. Đường 5 cacbon – Axit phophoric– Bazo nito

C. Axit phophoric– Bazo nito- Đường 5 cacbon

D. Bazo nito- Axit phophoric – Đường 5 cacbon

Câu 3: Bản chất của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc phân tử AND là:

A. Các nucleotic ở mạch đơn này liên kết với các nucleotic ở mạch đơn kia

B. Tổng số nucleotic A và nucleotic B bằng tổng số nucleotic và nucleotic X

C. A chỉ liên kết với g và G chỉ liên kết với X

D. Tổng số nucleotic A và nucleotic G bằng tổng số nucleotic T và nucleotic X.

Câu 4: Người ta tổng hợp nhân tạo mARN từ 2 loại ribo nucleotit ( Uraxin chiếm 25% và Adenin chiếm 75%). Các ribo nucleotit này kết hợp ngẫu nhiên với nhau. Xác định tỷ lệ các loại bộ ba mã sao có chưa 2 ribo nucleotit adenin?

Câu 5: Trong quá trình kéo dài chuỗ poli nucleotit, nhóm phophat của nucleotit sau sẽ gắn vào nucleotit trước ở vị trí:

A. Cacbon số 3’ của phân tử C5H10O4

B. Bất kỳ vị trí nào của phân tử C5H10O4

C. Cacbon số 5’ của phân tử C5H10O4

D. Cacbon số 1’ của phân tử C5H10O4

Câu 6: Phân tích thành phần hóa học của một axit nucleic cho thất tỷ lệ các loại nucleotit như sau: A=20%, G=35%, T=20%. Axit nucleic này là:

A. AND có cấu trúc mạch đơn                                             B. ARN có cấu trúc mạch đơn

C. AND có cấu trúc mạch kép                                             D. ARN có cấu trúc mạch kép

Câu 7: Trong cấu trúc của một nucleotit, liên kết este được hình thành giữa:

A. Phân tử đường pentozo và phân tử bazo nitric

B. Hai phân tử đường pentozo với nhau

C. Phân tử axit photphoric và phân tử đường pentozo

D. Phân tử bazo nitric và phân tử axit photphoric

Câu 8: Yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đặc thù của AND là:

A. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào

B. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit

C. Tỉ lệ ( A+ T) / (G+X)

D. Thành phần các bộ ba nucleotit trên AND

Câu 9: Một gen có chiều dài 0,408. Trong gen hiệu số giữa adenin với một loại nucleotit khác là 240 ( nucleotit). Trên mạch một của gen có Timin=250. Trên mạch 2 của gen có Guanin là 14%. Nếu mỗi nucleotit có khối lượng là 300 đvC

A. Tính khối lượng và số chu kỳ xoắn của đoạn gen trên?

B. Tính số nucleotit từng loại của đoạn gen trên?

C. Tính số nucleotit từng loại trên mỗi mạch đơn của gen?

D. Tính số nucleotit từng loại có trong các gen con sau khi tự sao liên kết 3 lần. Sau 3 lần tự sao liên tiếp, số nucleotit từng loại có trong các gen con chưa nguyên liệu hoàn toàn mới là bao nhiêu?

Câu 10: (ĐH 2011) Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại Guanin. Mạch 1 của gen có số nucleotit loại adenin chiếm 30% và số nucleotit loại guanin chiếm 10% tổng số nucleotit của mạch. Số nucleotit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là?

A. A=450, T=150, G=150, X=750                               C. A=450, T=150, G=750, X=150

B. A= 750, T=15O, G=150, X=150                              D. A=150, T=450, G=750, X=150

Câu 11: Một gen có tổng số 2128 liên kết hidro. Trên mạch 1 của gen có số nucleotit loại A bằng số nucleotit lại T, số nucleotit loại G gắp 2 lần số nucleotit loại A, số nucleotit loại X gấp 3 lần số nucleotit loại T. Số nucleotit loại A của gen là?

A. 112                          B. 448                            C. 224                            D. 336

Câu 12: Một phân tử AND có cấu trúc xoắn kép, phân tử AND này có tỷ lệ = (T + A) / (X + G) = 1/4 thì tỷ lệ nucleotit loại G của phân tử AND này là?

A. 20%                        B. 40%                           C. 25%                           D. 10%

Câu 13: (ĐH 2015) Loại nucleotit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử AND?

A. Adenin                      B. Timin                        C. Uraxin                         D. Xitozin

Câu 14: (CĐ 2009) Ở một loại thực vật cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kỳ giữa của lần nguyên phân thứ 4, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 336 cromatit. Số NST có trong hợp tử này là?

A.14                            B. 21                              C. 15                              D. 28

Câu 15: Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 adenin và 120 timin. Số liên kết hidro của gen là:

A. 1120                       B. 1080                           C. 990                            D. 1020

Câu 16: (CĐ 2010) Một gen có 900 cặp nucleotit và có tỷ lệ các loại nucleotit bằng nhau. Số liên kết hidro của gen là:

A. 2250                       B. 1798                           C. 1125                           D. 3060

Câu 17: (CĐ 2011) Một tế bào sinh dưỡng của thể 1 kép đang ở kỳ sau nguyên phân, người ta đếm được 44 NST. Bộ NST lưỡng bội của loài này là:

A. 2n = 42                  B. 2n = 22                        C. 2n= 24                       D. 2n = 46

Câu 18: (CĐ 2012) Một gen ở vi khuẩn E.coli có 2300 nucleotit và có số nucleotit loại X chiếm 22% tổng số nucleotit của gen. Số nucleotit loại T của gen là:

A. 644                        B. 506                               C. 322                            D. 480

Câu 19: (CĐ 2013) Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nucleotit trên một mạch là A=70, G=100, X=90, T=80. Gen này nhân đôi một số lần, số nucleotit loại X mà môi trường cung cấp là:

A. 190                        B. 90                                  C. 100                            D. 180

Câu 20: (CĐ 2014) Quan sát một nhóm tế bào sinh tinh của một cơ thể ruồi giấm  có bộ NST 2n=8, giảm phân bình thường; người ta đếm được trong tất cả các tế bào này có tổng số 128 NST kép đang phân li về 2 cực của tế bào. Số giao tử được tạo ra sau khi quá trình giảm phân kết thúc là:

A. 16                          B. 32                                  C. 8                               D. 64

Câu 21: nucleotit là đơn phân cấu tạo nên:

A. Hoocmon insulin      B. ARN-polimeraza               C. ADN-polimeraza          D. Gen

Câu 22: Một gen có chiêu dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T= 600 nucleotit. Số nucleotit mỗi loại của gen trên là:

A. A=T=300, G=X=1200                                                   B. A=T=1200, G=X=300

C. A=T=900, G=X=600                                                     D. A=T=600, G=X=900

Hướng dẫn giải:

Câu 1:

a.Số nucleotit mỗi loại môi trường cần cung cấp cho tế bào nguyên phân 1 lần là:

+ A=T=24.(1500+1000).(21-1)= 60000 Nu

+ G=T=24.(2000+1800).( 21-1)= 91200 Nu

b. Số nucleotit mỗi loại khi nguyên phân n lần:

+ A=T= 60000.(2n-1) Nu

+ G=X=91200.( 2n-1) Nu

c. Số NST trong các tế bào con sau n lần nguyên phân:

Số tế bào con sau n lần phân chia tạo ra 2n tế bào -> Số NST  trong các tế bào con sau n lần phân chia là 2n.2n

d. Sau n lần nguyên phân số tế bào mới được tạo thành là 2n-1. Do đó, môi trường cần cung cấp nguyên liệu tương đương số NST đơn là 2N.(2n-1)

e. Số mạch đơn mới được tổng hợp từ các gen con

Số mạch đơn mới được tổng hợp từ 1 gen là 2. (2n-1). Do đó, số mạch đơn mới được tổng hợp từ 2 gen con là 2.2.( 2n-1)= 4.( 2n-1)

Câu 2: Đáp án A

Câu 3. Đáp án C

Câu 4: Tỷ lệ các loại bộ ba mã sao chứa 2 nucleotit Adenin: 3. (0,75)2. 0,25

Câu 5: Đáp án A

Câu 6: Đáp án A

Câu 7: Liên kết este được hình thành từ các phân tử axit photphoric và phân tử đường pentozo

=> Đáp án C

Câu 8: Đáp án B

Câu 9:

a. Chiều dài gen: 0,408 um = 4080 A0                                                                       

=>  Tổng số nucleotit của gen:

N=L3,4x2=40803,4x2=2400 (nucleotit)

Khối lượng của gen: M= N x 300= 2400×300= 720000 (đvC)

Số chu kỳ xoắn của gen: 2400:20= 4080 : 3,4 = 120 (chu kỳ xoắn)

b. Số nucleotit từng loại trên gen:

Trong gen hiệu số giữa A và 1 nucleotit loại khác là 240 nucleotit -> Hiệu nucleotit A – G= 240 (do A = T)

 A=T, G=X nên: A+G=N2=24002=1200

=> A=T= 720, G=X=480

c. Số lượng nucleotit trên từng mạch đơn của gen

+T1=A2=250 Mà T1 + A1= A=T -> A1=T2= 470 (nucleotit)

+G2=X1=14% N/2=168 (nucleotit) mà G2=X1=312 (nucleotit)

d. Số nucleotit từng loại có trong gen con sau 3 lần tự sao

+ Sau 3 lần tự sao, số gen con được tạo ra: 23=8 (gen)

+ Số gen con chứa nguyên liệu hoàn toàn mới do môi trường cung cấp: 23-2=6 (gen)

+ Số nucleotit từng loại môi trường cung cấp trong quá trình tự nhân đôi của gen:

A=T=720 X (23-1)= 5040 (nucleotit)

G=X=480 x (23-1)= 3360 (nucleotit)

Câu 10: Đáp án A

Theo bài ra: H= 2A + 3G= 3900 Và G=900= X -> A=T=600

Xét mạch 1 của gen: % A1=30%, %G1= 10% tổng số nucleotit của mạch

  • A1=30% x (N: 2) =450 ; G1=10% x (N : 2) =150

Mặt khác, ta lại có A= A1 + A2 ; G= G1 + G2

  • A2=150=T1, G2=750=X1

Câu 11: Đáp án C

H= 2A + 3G=2128 (1)

Mà A1=T1, G1=2 A1, X1=3 T1

Thế vào (1): A1=T1=A2 -> A=2A1

G1=2A1 Mặt khác G= G1 +  G2 = 2 A1  + 3 A1 = 5 A1

X1=3 T1=3 A1=  G2

4 A1 +  15 A1= 19 A1= 2128 -> A1=112 -> A = 224

Câu 12: Đáp án B

Ta có: T+AX+G=14

-> X + G= 80% -> G=40%

Câu 13: Đáp án C

Câu 14: Đáp án B

Gọi số NST của hợp tử là n, kỳ giữa của nguyên phân tế bào sẽ có số cromatit là 2n

Ở kỳ giữa của lần nguyên phân thứ 4, số cromatit trong tất cả các tế bào con là 2n.23=336 -> n=21

Câu 15: Đáp án B

Theo bài ra, ta có %G=20% mặt khác: %G+ %A= 50% -> %A=30%

A= A1+ A2= A1+ T1= 150+120=270

%A=270Nx 100% => N=900 => G=180 => H=2A+3G=1080

Câu 16: Đáp án A

2A + 2G= 900 x 2 = 1800 -> A = G =450 -> 2A + 3G= 2250

Câu 17: Đáp án C

Thể 1 kép: 2n + 1 +1 , ở kỳ sau nguyên phân: 2. (2n-1-1)=44 -> 2n=24

Câu 18: Đáp án A

%T + %X= 50% -> %T=28% tổng số nucleotit của gen -> T=644

Câu 19: Đáp án A

Ta có X= X1+X2= X1+G1= 100+90= 190

Câu 20: Đáp án D

Các NST kép đang phân li về hai cực của tế bào đó là kỳ sau của giảm phân 1 (2n kép)

Gọi a là số tế bào tham gia giảm phân -> a.2n=128 -> a=16 -> Số giao tử được tạo ra sau khi quá trình giảm phân kết thúc là 16.4=64

Câu 21: Đáp án D

Câu 22: Đáp án D

L=510nm= 5100 A0=>N=Lx23,4=5100 x 23,4=3000

Có A1+ T1=A=600=T, G=X=900

C.BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1: Trong những nhận định sau, nhận định nào không chính xác?

A. Ở sinh vật nhân thực, trên một phân tử ADN (mạch thẳng, kích thước dài) có nhiều đơn vị sao chép. Ở sinh vật nhân sơ, trên phân tử ADN mạch vòng, kích thước nhỏ chỉ có một đơn vị sao chép

B. Các tế bào có nhiều loại enzym và protein khác nhau tham gia thực hiện quá trình tái bản ADN hơn so với sinh vật nhân sơ

C. Tốc độ sao chép của sinh vật nhân sơ nhanh nhơn sinh vật nhân thực

D. ADN dạng mạch vòng của nhân sơ không ngắn lại sau mỗi chu kỳ sao chép, trong khi hệ gen của sinh vật nhân thực ở dạng mạch thẳng ngắn lại sau mỗi chu kỳ sao chép

Câu 2: Một gen ở sinh vật nhân sơ dài  4896 A0. Phân tử mARN sinh ra từ gen đó có A:U:G:X lần lượt theo tỷ lệ 3:3:3:1. Tính số lượng từng loại nu của gen?

A. A=T=360, G=X=1080                                                C. A=T=960, G=X=480

B. A=T=1080, G=X=360                                                D. A=T=480, G=X=960

Câu 3: Có 8 phân tử AND tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch polinucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử AND trên là:

  1. 6                                B. 3                                 C. 4                           D. 5

Câu 4: Trên một mạch của gen có 150 Adenin và 120 Timin. Gen nói trên có 20% Guanin. Số lượng từng loại nucleotit của gen là:

A. A=T=180, G=X=270                                                    C. A=T=360, G=X=540

B. A=T=270; G=X=180                                                    D. A=T=540, G=X=360

Câu 5: Một gen có chiều dài 1938 A0 và có 1490 liên kết hidro. Số lượng từng loại nucleotit của gen là:

A. A=T=250, G=X=340                                                     C. A=T=350, G=X=220

B. A=T=340, G=X=250                                                     D. A=T=220, G=X=350

Câu 6: Trên một mạch của gen có 25% guanin và 35% xitozin. Chiều dài của gen bằng 0,306 micromet. Số lượng từng loại nucleotit của gen là:

A. A=T=360, G=X=540                                                     C. A=T=270, G=X=630

B. A=T=540, G=X=360                                                     D. A=T=630, G=X=270

Câu 7: Một gen nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 10500 nucleotit tự do, trong đó riêng loại adenin nhận của môi trường bằng 1575 nucleotit. Tỉ lệ phần trăm từng loại nucleotit của gen :

A. A=T=27,5%; G=X=22,5%                                            C. A=T=15%; G=X=35%

B. A=T=20%; G=X=30%                                                  D. A=T=32,5%; G=X=17,5%

Câu 8: Một gen nhân đôi 1 lần và đã sử dụng của môi trường 2400 nucleotit, trong đó 20% adenin. Số liên kết hidro có trong mỗi gen con được tạo ra là:

A. 2310 liên kết                                                                C. 2130 liên kết

B. 1230 liên kết                                                                D. 3120 liên kết

Câu 9: Tổng khối lượng của các gen con tạo ra sau 2 lần nhân đôi của một gen mẹ là 1400000 đvC. Chiều dài của mỗi gen con tạo ra là?

A. 3060 angstron                                                              C. 4080 angstron

B. 2040 angstron                                                              D. 5100 angstron

Câu 10: Một gen có chiều dài 3468 angstron và có tỉ lệ từng loại nucleotit bằng nhau. Gen tự nhân đôi liên tiếp 6 lần. Kết luận nào sau đây là sai:

A. Gen có 2550 liên kết hidro

B. Các gen con chứa 65280 nucleotit

C. Môi trường cung cấp cho gen nhân đôi: A=T=G=X=32130

D. Qúa trình nhân đôi đã hình thành 128394 liên kết photphodieste

Câu 11: Loại axit amin được mã hóa bởi nhiều loại bộ ba nhất so với các axit amin còn lại là?

A. Loxin                 B. Alamin                 C. Pheninalamin                 D. Metionin

Câu 12: Trên một mạch của gen có chứa 150 adenin và 120 timin. Gen nói trên có chứa 20% số nucleotit loại xitozin. Số liên kết hidro của gen nói trên bằng:

A. 1080                 B. 990                      C. 1020                             D. 1120

Câu 13: Đơn vị mang thông tin di truyền trong AND được gọi là?

A. Nucleotit            B. Bộ ba mã hóa             C. Triplet                     D. Gen

Câu 14: Một gen có chứa 72 vòng xoắn tiến hành tự sao 5 lần và đã sử dụng của môi trường 10044 nucleotit loại timin. Tỉ lệ từng loại nucleotit của gen nói trên là:

A.   A=T=15%, G=X=35%                                              C. A=T=22,5%, G=X=27,5%

B.   A=T=27,5%, G=X=22,5%                                         D. A=T=25%, G=X=25%

D. ĐÁP ÁN BÀI TỰ LUYỆN

Câu 1: Đáp án B

Câu 2: Đáp án B

Số lượng từng loại nucleotit của phân tử mARN:

Số lượng nucleotit của gen: 4896 : 2 x 3,4= 2880 (nu)

Số lượng nucleotit của phân tử mARN:

A=U=180X3=540 (nu)

G=X=180 (nu)

Số lượng nu từng loại của gen: A=T=A1+A2=Um+Am=1080 (nu)

G=X= G1+G2=Xm+Gm= 360 (nu)

Câu 3: Đáp án C

Theo bài ra ta có số mạch polinucleotit  mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào: n.(2k-2)= 8.( 2k-2)=112 -> k=4

Câu 4. Đáp án B

Mạch 1: A1=150, T1=120

Mặt khác: A1 + T1= A=T=270

=> Từ đây có thể chọn đáp án B, tính thêm G và X:

Ta có: %G=20% -> %A=30%

=> G= (270:30%) x 20%= 180

Câu 5: Đáp án D

L=1938 A0 -> N= (L : 3,4) x 2= 1140= 2A + 2G               (1)

Mặt khác, H=2A + 3G= 1490                                           (2)

Từ (1) và (2) suy ra A=T=220, G=X=350

Câu 6: Đáp án A

L=0,306nm= 3060 A0 -> N=  x2= 1800 -> N/2=900

Trên mạch 1 có %G= 25%, %X=35% -> G1=225, X1=315

Ta có G1+ X1=G=X=540 -> A=T=360

Câu 7: Đáp án C

Số nucleotit mtcc là Nmtcc= (23-1).N = 10500 -> N=1500

Số nucleotit loại Amtcc  là Amtcc= (23-1).A= 1575 -> A=225=T

A=T=15%, G=X=35%

Câu 8: Đáp án D

Gen nhân đôi 1 lần có sử dụng 2400 nucleotit -> Tổng số nucleotit của gen là N= 2400

A=20% -> A=480=T, G=X=720

H=2A + 3G=3120

Câu 9: Đáp án B

Số lượng nucleotit của gen sau nhân đôi là N=1440000 : 300 = 4800

=> Số nucleotit của gen là 4800: 22= 1200

Chiều dài của gen : L=12002x3,14=2040

Câu 10: Đáp án B

L=3468 => N=L3,4x2=2040

Gen có tỷ lệ từng loại nucleotit bằng nhau -> A=T=G=X= 510

Gen có số liên kết hidro H=2A + 3G= 2550

Gen nhân đôi 6 lần liên tiếp tạo ra: 26xN = 130560

Môi trường cung cấp cho gen nhân đôi A=T=G=X= A X (26-1) = 32130

Qúa trình nhân đôi đã hình thành (N-2) .  (26-1) = 128394 liên kết photphodieste

Câu 11: Đáp án A

Loxin, xerin, arginine cùng được mã hóa bởi 6 bộ ba khác nhau

Loxin được mã hóa bởi UUA, UUG, XUU, XUX, XUA, XUG.

Câu 12: Đáp án B

A=T=A1 + T1=150+120 = 270 =30%N -> N=900

X=20% -> G=X=180; H= 2A + 3G = 1080

Câu 13: Đáp án C

Câu 14: Đáp án C

Gen có 72 vòng xoắn -> N=72.20= 1440

Gen tự sao 5 lần đã sử dụng Tmtcc= T. (25-1) = 10044 -> T=324=A

A=T=22,5%; G=X=27,5%

Qua lý thuyết và bài tập vê: “Di truyền học” ở trên, các em nắm vững kiến thức và giải tốt các dạng bài tập trong chương này chuẩn bị cho kỳ thi đạt kết quá cao nhé.

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *