Đề bài: Em hãy phân tích tác phẩm “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến.
I. Tìm hiểu chung:
- Tác giả:
- Nguyễn Khuyến hiệu Quế Sơn, xuất thân trong một gia đình nhà nho.
- Ông đỗ tú tài 3 kì thi liên tiếp nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đỗ.
- Ông là người có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, quyết không hợp tác với thực dân Pháp.
- Tác phẩm:
- Sáng tác cả chữ Hán lẫn chữ Nôm.
- Nội dung thơ văn:
+ Bộc bạch tâm sự của bản thân.
+ Viết về cảnh vật con người, cuộc sống ở làng quê.
+ Chế giễu, đả kích những kẻ tham lam, thời sự.
II. Đọc – hiểu văn bản:
- Bức tranh mùa thu:
- Điểm nhìn: gần®cao xa, cao xa®gần. Từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, đến ngõ trúc rồi thu mắt về ao thu, thuyền câu→từ khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động.
- Bức tranh mùa thu:
+ Không khí mùa thu: khí trời se lạnh, gió khẽ đưa.
+ Bầu trời mùa thu: xanh ngắt, cao vút.
+ Ao thu: nước trong veo, sóng gợn tí, lạnh lẽo.
+ Ngõ trúc: vắng teo, quanh co.
=> Bức tranh mùa thu có đường nét hài hòa, gam màu sáng là biểu tượng đẹp của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ nhưng buồn bởi không gian vắng lặng mang đến sự trống trải cô đơn.
2. Tâm trạng của nhà thơ:
Người đi câu tựa gối buông cần: hình ảnh con người mang đầy tâm trạng nên đi câu chỉ là cái cớ, ẩn sâu bên trong là tâm trạng thời thế bởi tác giả là người thiết tha với quê hương đất nước, lo lắng cho dân.
- Nghệ thuật:
- Cách gieo vần “eo” tài tình, gợi không gian như thu nhỏ lại.
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, âm thanh màu sắc rất gợi cảm.
- Lấy động tả tĩnh, tả cảnh ngụ tình.
- Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, tình yêu thiên nhiên đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả.
Trên đây là bài phân tích tác phẩm “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến. Các em cùng tham khảo nhé.
Chúc các em học tốt!.