30 câu trắc nghiệm kiểm tra 1 tiết môn Sinh lớp 12

30 câu trắc nghiệm kiểm tra 1 tiết môn Sinh lớp 12

 

1: Quan sát hình sau và cho biết chú thích nào đúng?

A.R. Gen cấu trúc.; P: Vùng chỉ huy; O: Vùng khởi động; Z, Y, A: Nhóm gen điều hoà.

B.R. Gen cấu trúc; P: Vùng khởi động ; O: Vùng vận hành ; Z, Y, A: Nhóm gen cấu trúc.

C.R. Gen điều hoà; P: Vùng khởi động; O: Vùng vận hành ; Z, Y, A: Nhóm gen cấu trúc.

D.R. Gen điều hoà; P: Vùng vận hành ; O: Vùng khởi động; Z, Y, A: Nhóm gen cấu trúc.

2: Ở 1 loài chim , gen A : lông đen trội hoàn toàn so với a: lông trắng. Không có đột biến.

P: chim trống lông trắng × chim mái lông đen.

F1: 1 chim trống trắng : 1 chim mái đen.

Kiểu gen của P là:

A.Xa Xa × XaYA. B.Xa Xa × XaY. CXa Xa × XAY. D.XaXa × XAYa.

3: Bệnh hồng cầu hình liềm làm các tếbào hồng cầu bị huỷ hoại, làm dày và ngăn cản mạch máu trong cơ thể. Các mạch máu và các tếbào bị phá huỷ sẽ tích trữ trong lách. Gây suy giảm thể chất, bệnh tim, gây đau và tổn thương não. Đây là hiện tượng:

A.Đa gen của bệnh hồng cầu hình liềm.

B.Tương tác át chế giữa alen quy điịnh bệnh hồng cầu hình liềm và gen quy định enzim thuỷ phân prôtêin.

C.Sự lây nhiễm các vi khuẩn tương tác với alen hồng cầu hình liềm.

D.Tính chất đa hiệu của alen quy định bệnh hồng cầu hình liềm.

4: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là:

A.2 ADN mới hình thành hoàn toàn giống nhau và giống mẹ.

B.Trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có 1 mạch cũ và 1 mạch mới được tổng hợp.

C.Trong 2 ADN mới hình thành, có một ADN giống ADN mẹ còn ADN kia cấu trúc thay đổi.

D.sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN theo hướng ngược chiều nhau.

5: Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là:

A.Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômatit của cặp NST tương đồng ở kỳ trước II của giảmphân.

B.Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômatit không chị em của cặp NST tương đồng ở kỳ trước I của giảmphân.

C.Sự tiếp hợp giữa 2 crômatit của cặp NST tương đồng ở kỳ trước I của giảm phân.

D.Sự trao đổi chéo giữa 2 crômatit của cặp NST tương đồng ở kỳ trước I của giảmphân.

6: Nguyên nhân của sự di truyền chéo:(Khi con đực là giới dị giao; con cái là giới đồng giao)

A.Giới dị giao tử mang gen quy định tính trạng.

B.Giới đồng giao tử mang gen quy định tính trạng.

C.Tính trạng không được bộc lộ ở giới đồng giao tử khi mang cặp gen dị hợp.

D.Bố truyền Y cho con đực, X cho con cái còn mẹ truyền X cho cả 2 giới.

7: Ở một thứ lúa, chiều cao của cây do 3 cặp gen alen( kí hiệu Avà a1, A2và a2, Avà a3) cùng tương tác qui định. Cứ mỗi gen trội làm cho cây thấp đi 5 cm. Cây cao nhất có chiều cao là 100 cm.

Con lai tạo ra từ cây thấp nhất với cây cao nhất có kiêủ hình:

A.80cm

B.75cm.

C85cm

D.90cm

8: Ở hoa phấn kiểu gen đồng hợp DD quy định màu hoa đỏ, Dd quy định màu hoa hồng và dd quy định màu hoa trắng. Phép lai giữa cây hoa hồng với hoa trắng sẽ xuất hiện tỉ lệ kiểu hình:

A.1 hồng : 1 trắng

B.1 đỏ : 1 trắng

C.1 đỏ : 1 hồng

D.1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng

9: Phép lai phân tích là phép lai:

A.giữa 2 cơ thể có tính trạng tương phản.

B.giữa 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản.

C.giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen.

D.giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn tương phản để kiểm tra kiểu gen.

10: Menđen đã đề ra phương pháp nghiên cứu di truyền nào?

A.Phương pháp phân tích ditruyền giống  lai

B.Phương pháp lai kinh tế.

C.Phương pháp lai cải tiến giống.

D.Phương pháp lai xa.

11: Ý  nghĩa thực tiển của hiện tượng liên kết hoàn toàn :

A.Dễ xác định số nhóm gen liên kết của loài.

B.Đảm bảo sự ditruyền bền vững từng nhóm gen quý, hạn chế biến dị tổ hợp.

CĐảm bảo sự ditruyền bền vững của các nhóm tính trạng.

D.Để xác định số nhóm gen liên kết.

12: Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li:

A.F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình 3 trội : 1 lặn.

B.Mỗi nhân tố ditruyền (alen) của cặp phân li về giao tử với xác suất ngang nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 nhân tố ditruyền của bố hoặc mẹ.

C.F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen với tỉ lệ 1:2:1.

D.ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.

13: Cho A: quả đỏ, a: quả vàng. Xét cá thể tứ bội có kiểu gen AAaa. Giảm.phân bình thường các kiểu giao tử được tạo ra từ cá thể trên là:

A.O, A, a, AA, aa, Aa, AAa, Aaa, AAaa.

B.A, a, AA, Aa, aa.

C.AA, Aa, aa.

D.AA và aa.

14: Phép lai dưới đây có khả năng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất là:

A.AaBBdd   Ï   aaBbDD

B.aaBBdd   Ï AABBdd.

C.AaBbDd  Ï AaBbDd

D.AaBbDD Ï AaBbDd

15: Xét cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, ở một tế.bào sinh trứng sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào 1 sẽ tạo thành giao tử mang nhiễm sắc thể giới tính:

A.XX

B.X hoặc O

C.O

D.XX hoặc O

16: Trong thí nghiệm của Menđen, khi cho Fphân tích thì kết quả thu được về kiểu hình là:

A.1 vàng trơn: 1 xanh nhăn.

B.1 vàng trơn: 1 vàng nhăn: 1 xanh trơn: 1 xanh nhăn.

C.3 vàng trơn: 1 xanh nhăn.

D.4 vàng trơn: 4 vàng nhăn: 1 xanh trơn: 1 xanh nhăn.

17: Những tếbào mang bộ nhiễm sắc thể lệch bội nào sau đây được hình thành trong quá trình nguyên phân?

A.2n + 1, 2n – 1, 2n + 2 và n +1.

B.2n + 1, 2n – 1, 2n + 2 và n +2.

C.2n + 1, 2n – 1, 2n + 2 và 2n – 2.

D.2n + 1, 2n – 1, 2n + 2 và n – 2.

18: Cơ sở tế.bào học của quy luật phân ly là:

A.Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng  trong quá trình giảmphân và thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của các alen trong cặp.

B.Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng  trong quá trình giảm-phân và thụ tinh

C.Sự phân li của cặp NST tương đồng trong quá trình giảm.phân.

D.Sự phân li của cặp alen trong quá trình giảm-phân.

19: Nhóm liên kết gen gồm:

A.Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh.

B.Các gen nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình giảm-phân và thụ tinh.

C.Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình giảmphân.

D.Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình thụ tinh.

20: Quá trình dịch mã là:

A.quá trình mã di-truyền chứa trong mARN được chuyển thành cấu trúc bậc 2 của prôtêin.

B.quá trình mã di-truyền chứa trong mARN được chuyển thành cấu trúc bậc 3 của prôtêin.

C.quá trình mã di-truyền chứa trong mARN được chuyển thành cấu trúc bậc 1 của prôtêin.

D.quá trình mã di-truyền chứa trong mARN được chuyển thành cấu trúc bậc 4của prôtêin.

21: Hoá chất gây đột biến thay thế cặp A-T thành G-X là 5  BU. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ sau:

A.A -T→ G – 5BU→ X – 5BU →G – X

B.A -T→ G – 5BU→ G – 5BU →G – X

C.A -T→ A – 5BU→ G – 5BU →G – X

D.A -T→ X – 5BU→ G – 5BU →G – X

22: Phép lai nào dưới đây KHÔNG xuất hiện tỷ lệ 1:1

A.×                  B.×                  C.×                 D.×

23: Số NST được thấy trong một tế-bào sinh dục bình thường của ruồi giấm ở kỳ sau của giảmphân I là:

A.4 cặp NST kép.

B.8 NST kép.

C.16 NST kép.

D.16 NST đơn.

24: Tần số hoán vị gen bằng 50% khi :

A.tỷ lệ % số tế-bào xảy ra trao đổi chéo tính trong tổng số tế-bào tham gia giảmphân là 100%.

B.tỷ lệ % số tếbào xảy ra trao đổi chéo tính trong tổng số tếbào tham gia giảm-phân là 50%.

C.tỷ lệ % số tế-bào xảy ra trao đổi chéo tính trong tổng số tếbào tham gia giảm.phân là 25%.

D.tỷ lệ % số tế bào xảy ra trao đổi chéo tính trong tổng số tếbào tham gia giảm phân là 12,5%.

25: Điểm giống nhau và khác nhau cơ bản ở đời F­, F­2 trong lai 1 tính trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là:

A.Khác nhau về TLKG và TLKH.

B.Giống nhau về TLKG và khác nhau về TLKH.

C.Khác nhau về TLKG và giống nhau TLKH.

D.Giống nhau về TLKG và TLKH.

26: Ở một loài thực vật, hai gen A và B bổ trợ cho nhau qui định dạng quả tròn, thiếu 1 hay cả hai gen trên đều tạo ra dạng quả dài. Lai hai giống P thuần chủng về 2 cặp gen tương phản thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:

A.9 quả tròn: 7 quả dài.

B.9 quả tròn: 6 bầu dục: 1 quả dài.

C.13 quả tròn: 3 quả dài.

D.9 quả tròn: 4 quả bầu dục: 3 quả dài.

27: Cặp NST tương đồng là:

A.cặp NST giống nhau về hình dạng, kích thước, khác nhau về cấu trúc; Trong đó, 2 NST đều có nguồn gốc từ mẹ.

B.cặp NST giống nhau về hình dạng, kích thước, trình tự sắp xếp các gen; Trong đó, 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gốc từ mẹ.

C.cặp NST giống nhau về hình dạng, kích thước, khác nhau về cấu trúc; Trong đó, 2 NST đều có nguồn gốc từ bố

D.cặp NST giống nhau về hình dạng, kích thước và cấu trúc; Trong đó, 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gốc từ mẹ.

28: Phân biệt đột biến gen trên ADN của lục lạp ở thực vật làm mất khả năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện màu trắng với đột biến gen trên ADN ở trong nhân gây bệnh bạch tạng của cây?

A.Đột biến gen ngoài nhân sẽ sinh ra  hiện tượng lá có đốm xanh đốm trắng. Đột biến gen trong nhân sẽ làm toàn thân có màu trắng.

B.Đột biến gen ngoài nhân không di.truyền; Đột biến gen trong nhân có thể di.truyền được cho thế hệ tếbào sau.

C.Đột biến gen ngoài nhân di.truyền; Đột biến gen trong nhân không di.truyền được cho thế hệ tếbào sau.

D.Không thể phân biệt được.

29: Thông tin di truyền được mã hoá trong ADN dưới dạng:

A.Trình tự các mã bộ ba nuclêôtit quy định trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

B.Trình tự của mỗi nuclêôtit quy định trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

C.Trình tự các mã bộ hai nuclêôtit quy định trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

D.Trình tự các mã bộ bốn nuclêôtit quy định trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

30: Di truyền liên kết với giới tính là di truyền …

A.các tính trạng liên quan giới tính, do gen nằm trên NST giới tính quy định.

B.các tính trạng thường, do gen nằm trên NST giới tính quy định.

C.đặc điểm của bố mẹ cho giới này mà không ditruyền cho giới khác.

D.chéo các đặc điểm của bố mẹ cho con cặp NST giới tính XX.

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *