Đề thi khảo sát chất lượng khối 11 môn ngữ văn năm học 2017-2018

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 11

MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2017 – 2018

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

            Khi rời Tokyo, thay vì đi taxi và tàu điện ra sân bay chúng tôi đã lựa chọn xe bus chạy tuyến nối trung tâm thành phố ở trạm xe bus gần nhà ga trung tâm ở khu Ikebukuro với sân bay quốc tế Tokyo Hadena.

            Xe bus chỉ có duy nhất một người phục vụ hành khách với rất nhiều vali hành lý. Anh vừa là lái xe vừa là người bán vé vừa là người phục vụ. Khi xe tới anh xuống xe nhận từng vali hành lý của khách, xếp gọn gàng vào hầm chứa đồ của xe một cách cực kỳ cẩn trọng nhưng cũng rất nhanh chóng. Thái độ làm việc đầy trách nhiệm này chắc chắn là bắt nguồn từ tinh thần kỷ luật rất cao đối với cá nhân khi thực hiện công việc của mình.

            Sau khi nhận hành lý của hành khách, anh lên xe để thực hiện việc bán vé tuyến Ikebukuro – sân bay Hadena cho từng khách với một thái độân cần và kính cẩn, luôn miệng cảm ơn từng người và cần mẫn trả tiền thừa cho mọi người, nhất là khi có rất nhiều du khách dùng tiền xu còn sót lại của mình để thanh toán cho tiền vé 1200 yên cho hành trình này.

            Khi xe tới sân bay anh lại một mình dỡ và gửi từng vali cho hành khách cũng nhẹ nhàng vàcẩn trọng như chính hành lý của mình vậy, và luôn miệng cảm ơn hành khách chúng tôi.

            Tôi kính phục anh, kính phục tinh thần kỷ luật cá nhân của anh cũng như của người Nhật trong công việc. Nếu không có tinh thần kỷ luật cá nhân, người Nhật không bao giờ có thể làm công việc của mình một cách cần mẫn, chu đáo và chi tiết tới mức tỉ mỉ đến vậy.

(Theo Fanpage Câu chuyện Nhật Bản)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Thái độ và cách đối đãi của anh lái xe khi hành khách lên và xuống xe như thế nào?

Câu 3. Vì sao anh lái xe được nhân vật tôi nể phục?

Câu 4. Trong cuộc sống nếu thiếu kỷ luật, lúc đó thái độ của mọi người đối với anh/chị như thế nào? Anh/chị học hỏi được điều gì từ anh lái xe?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tính kỷ luật của con người trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

                                    Trơ cái hồng nhan với nước non.

                                    Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

                                    Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

(Trích Tự tình II – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr19)

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng khối 11 môn ngữ văn năm học 2017-2018

Phần Câu   Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
  1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 0.5
2 Thái độ và cách đối đãi của anh lái xe khi hành khách lên và xuống xe: Anh không hề gắt gỏng, vội vã; ngược lại anh đối đãi với khách với thái độ niềm nở, lịch sự và làm việc rất cẩn trọng, tỉ mỉ trong khi xe bus rất đông khách. 0.5
3 Nhân vật tôi kính phục anh lái xe người Nhật vì anh ta có tinh thần kỷ luật cao. 0.5
4 Một số gợi ý:

– Khi quá dễ dãi, thiếu kỷ luật sẽ bị mọi người xem thường.

– Học hỏi được ở anh lái xe:

Bài học quý giá về tinh thần chấp hành kỷ luật tự giác.

Tính cần mẫn, chu toàn trong công việc.

Thái độ sống tích cực.

1.5
II   LÀM VĂN 7.0
1 Trình bày suy nghĩ về tính kỷ luật của con người trong cuộc sống
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tính kỷ luật của con người trong cuộc sống.

0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghi luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vai trò của tính kỷ luật đối với con người, xã hội. Có thể theo hướng sau:

Giải thích: Tính kỷ luật là sự tuân thủ các nguyên tắc trong công việc và cuộc sống một cách nghiêm khắc để đạt được mục tiêu đã đề ra, đạt được sự thành công trong cuộc sống.

Bàn luận:

+ Muốn thành công phải có tính kỷ luật.

+ Muốn có tính kỷ luật ta phải làm gì?

+ Dẫn chứng.

Mở rộng: Phê phán, lên án lối sống vô kỷ luật,…

Bài học nhận thức và hành động.

1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Viêṭ.

0.25
e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.25
2 Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Tự tình II (Hồ Xuân Hương) 5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ.

0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

⁎ Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ 0.5
⁎ Cảm nhận đoạn thơ

Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Về nội dung: Đoạn thơ thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình khi duyên phận dở dang.

+ Hai câu đầu: Cảm giác cô đơn, trống vắng trước vũ trụ và tâm trạng tủi hổ bẽ bàng của nhân vật trữ tình trước cuộc đời:

• Thời gian: Đêm khuya

• Không gian: Cảnh khuya

• Âm thanh: Tiếng trống canh văng vẳng

• Con người: Ý thức về cảnh ngộ: Cái hồng nhan trơ với nước non.

• Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, thủ pháp nghệ thuật: từ trơ, nghệ thuật đối: Cái hồng nhan>< nước non, cách ngắt nhịp: 1/ 3/3

+ Hai câu sau: Nỗi đau đớn, bế tắc của nhân vật trữ tình khi duyên phận dở dang:

• Tầng nghịch cảnh thứ nhất: Trong trạng thái cô đơn, người phụ nữ tìm đến rượu như một giải pháp hữu ích. Nhưng cụm từ say lại tỉnh gợi lên cái vòng luẩn quẩn, bế tắc của số phận.

• Tầng nghịch cảnh thứ hai: Nhân vật trữ tình lại tìm đến trăng để làm bạn. Nhưng hình ảnh vầng trăng bóng xế lại khiến nhà thơ buồn thêm khi soi chiếu vào cuộc đời mình.

• Cách sử dụng: từ ngữ lại, hình ảnh khuyết chưa tròn…..

Về nghệ thuật: Đoạn trích đã sử dụng hiệu quả, sáng tạo thể thơ Đường luật; sử dụng ngôn từ chỉ âm thanh, cảm giác,…; lựa chọn hình ảnh đặc sắc; giọng điệu linh hoạt, tự nhiên, gần gũi với cuộc sống; sử dụng thành công phép đối không cân xứng trong hai câu thực;…

 

 

 

2.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.75

⁎ Đánh giá: Khẳng định lại vấn đề. 0.5
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Viêṭ.

0.25
e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.25
TỔNG ĐIỂM: 10.0

Trên đây là đề thi khảo sát chất lượng khối 11 môn ngữ văn năm học 2017-2018 kèm biểu điểm chi tiết. Các em cùng tham khảo nhé!.

Chúc các em học tốt!

Xem thêm

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *