Bình giảng khổ thơ thứ 2 trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Đề bài: Bình giảng khổ thơ sau trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

PHÂN TÍCH KHỔ THƠ THỨ 2 TRONG BÀI THƠ TRÀNG GIANG CỦA HUY CẬN

DÀN Ý
1. Giới thiệu về Huy Cận và bài thơ Tràng Giang
Tràng Giang là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận “hầu như trở thành cổ điển” (Xuân Diệu). Cảm hứng của bài thơ được gợi mở từ một buổi chiều mùa thu 1939, khi tác giả đứng ở bờ Nam bến Chèm nhìn cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước và nghĩ về kiếp người thật bé nhỏ, cô đơn, không biết trôi dạt về đâu. Tuy nhiên, bài thơ không chỉ do sông Hồng gợi cảm mà còn mang những cảm xúc chung về bao dòng sông khác của quê hương, đất nước. Do vậy, cảnh sông nước trong bài thơ đẹp và buồn nhưng cũng thật quen thuộc và thân thiết với mỗi người Việt Nam. Qua bài thơ, ta cũng thấy được nỗi sầu vũ trụ của Huy Cận. Đó là cảm giác cô liêu trước cái vô cùng của trời đất mênh mông.

Phân tích khổ thơ thứ 2 bài thơ tràng giang (hình ảnh)

2. Phân tích hai câu thơ đầu:
-Tiếp tục ý thơ đã được gợi mở ra từ khổ 1. Huy Cận đã đưa thêm những nét cụ thể để diễn tả cái bé nhỏ, cô đơn, xa vắng và nỗi buồn của hồn người đã thấm sâu vào tạo vật. Ở đây, Huy Cận đã dùng hàng loạt những hình ảnh và từ ngữ gợi buồn:”cồn” giữa dòng sông vốn gợi sự trống vắng, đơn độc, nay thêm “cồn cỏ” lại càng buồn hơn; hơn nữa với từ “lơ thơ” ở trước và “gió đìu hiu” ở sau thì không chỉ buồn mà còn gợi cảm giác quá nhỏ nhoi. thưa thớt, lạnh lẽo. Huy Cận có lần tâm sự rằng, khi viết khổ thơ trên, ông đã chịu ảnh hưởng vần thơ trong Chinh phụ ngâm khúc:
Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò

-Câu thơ thứ hai hiện có hai cách hiểu khác nhau. Có người cho rằng “đâu” ở đây có nghĩa là “không”, giữa nơi không gian rộng lớn, vắng vẻ đó không có cả tiếng chợ chiều quen thuộc làm cho khung cảnh thiên nhiên thêm buồn vắng. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, có tiếng xao xác của chợ chiều, nhưng âm thanh hỏ bé đó không làm cho cảnh vật vui hơn, sinh động hơn mà trái lại càng vắng vẻ,quạnh hiu. Vì vậy, khi phân tích theo một trong hai cách này đều được chấp nhận, miễn là nêu lên được cái không khí tàn tạ, buồn vắng và quạnh hiu.

3. Phân tích hai khổ thơ sau:
– Không gian chợ vụt lớn lên và mở ra đến bao la vô tận. Đây chính là cảm xúc vũ trụ thật mãnh liệt mà tinh tế của huy cận: khi mặt trời đang ở trên cao thì cảm giác về khoảng trời-mặt đất sẽ trở nên hữu, còn khi mặt trời chìm dần xuống thì ánh nắng hắt lên cao làm cho bầu trời trở nên xanh hơn và như bị đẩy cao đến vô cùng. Khi ấy cái nhìn của con người từ dưới lên sẽ thấy bầu trời sâu thẳm “sâu chót vót”. Huy cận không dùng từ cao mà dùng từ “sâu” vì nó vừa gọi độ cao, vừa ợi cái hun hút, thăm thẳm của bầu trời hoàng hôn, từ “chót vót” lại càng tăng thêm cái rợn ngợp của khung cảnh.

-Đến câu thơ sau, cùng với độ “sâu” của bầu trời là cái bề rộng bao la của vũ trụ và độ dài của con sông. Tất cả là một vẻ đẹp hùng vĩ nhưng hoang vắng gợi rõ nỗi buồn cô đơn, thấm thía, niềm “bâng khuâng” mơ hồ của con người trước vũ trụ, trước “trời rộng, sông dài”. Trong khôn gian ba chiều mênh mông, bát ngát như thế, hình ảnh của bến sông hiện lên đã nhỏ bé, đơn độc, lại là “bến cô liêu” thì càng thêm vẻ chơ vơ, lạnh lẽo, buồn vắng. Thủ pháp nghệ thuật tương phản đã được Huy Cận sử dụng rất thành công, gây ấn tượng sâu sắc đối với người đọc.

4. Kết luận

Huy Cận nói riêng, các nhà thơ lãng mạn nói chung đã đem tâm trạng buồn, cô đơn của mình “phủ lên thiên nhiên”. Tuy nhiên ở bề sâu của nỗi sầu vũ trụ ấy vẫn là tình yêu thắm thiết dối với quê hương đất nước. Điều đó lý giải vì sao nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét:” Tràng giang là bài thơ cca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc”

Trên đây là bài văn phân tích khổ thơ thứ 2 trong bài Tràng Giang của Huy Cận, các bạn tham khảo nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *