Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh mùa lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dánh kiều thơm
Rải rác biên cương mỗ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Ao bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Bài tham khảo: Bình giảng đoạn thơ sau trong bà Tây Tiến của Quang Dũng.

Không gian xa,thời gian xa,một thời Tây Tiến đã xa,rất xa lại như đang về lại,thật gần trong một miền quá khứ hoài niệm không chịu ngủ yên,vụt dậy trong tâm tưởng người thi sĩ-chiến sĩ Quang Dũng. Phù Lưu Chanh năm 1948,bài thơ Tây Tiến ra đời trong nỗi nhớ khôn nguôi,nỗi nhớ náo nức cả tâm can về một thời Tây Tiến…Những tháng năm trong chiều sâu hồn rừng núi gọi về những kỉ niệm,hình ảnh thân thương,thiết tha,sâu lắng của những người lính Tây Tiến đã từng bên nhau,có nhau một thời:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh mùa lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dánh kiều thơm
Rải rác biên cương mỗ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Ao bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Cảnh rừng núi hoang vu,hiểm trở đến đây hiện lên rõ nét hình ảnh của đoàn chiến binh Tây Tiến:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Thoạt đầu,câu thơ tưởng như chỉ mang một chút ngang tàng,một chút đùa nghịch đầy “chất lính”,nhưng càng đọc mới càng thấy hiện thực khắc nghiệt,mới thấy hết những gieo neo,khổ ải của đoàn quân Tây Tiến. Không mọc tóc-đó là hậu quả của những cơn sốt rét rừng”run người” làm tiều tụy,làm rụng hết cả tóc của các chiến sĩ. Rồi nước độc,rừng thiêng,bệnh tật hành hạ…tất cẩ như vắt kiệt sức lực khiến cho quân xanh màu lá..Hai câu thơ cho thấy được hình ảnh rất thực của các chiến sĩ Tây Tiến khi phải đối phó với bệnh tật…Nhưng không phải vì thế mà họi mất đi vẻ oai phong dữ dội,mắt trừng gửi mộng qua biên giới.

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng

Đoàn quân mỏi,xanh tựa lá mà vẫn mang oai linh của rừng thẳm. Mất trừng lên dữ dội là để gửi mộng vượt biên cương và để đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Những người chiến sĩ Tây Tiến hầu như là những chàng trai thị thành khoác áo lính,nên dù ra đi chiến đấu,dấn thân vào gian khổ,họ vẫn luôn giữ một tâm hồn hào hoa,thanh lịch,đa tình,một tâm hồn đầy mơ mộng. Mơ dáng kiều thơm là mơ sáng vẻ kiều diễm,quyến rũ,thanh lịch của những người bạn gái của Thủ đô nghìn năm văn vật. Có người cho rằng Quang Dũng viết câu thơ này là “mộng rớt” vì nó không phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến. Song thực chất đây là một tình cảm hết sức chân thật của người chiến sĩ. Nó mang một ý nghĩa nhân văn chân chính,thể hiện ước mơ đẹp của con người về một cuộc sống hòa bình,hạnh phúc.

Bài tham khảo: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng

Cả đoạn thơ bốn câu thì ba câu trên toàn nói về cái khác thương,oai dữ. Câu thơ thứ tư ngược lại đầy vẻ mềm mại,trữ tình,mơ mộng. Đoạn thơ khắc họa thực,mà thể hiện thực hết sức nghiệt ngã,nhưng không chỉ sử dụng phương pháp tả thực,mà thể hiện bằng bút pháp lãng mạn,cho thấy hình ảnh của những người không xanh xao tiền tụy mà oai phong dữ dội. Chữ nghĩa và bút pháp của Quang Dũng thật tài hoa. Không mọc tóc,dữ oai hùm,mắt trừng khắc họa về sâu tư thế chủ động,vẻ kiêu hùng,ngang tàng của những chiến binh Tây Tiến. Hoàn cảnh gian khổ,những thử thách,gian nan của một miền Tây thâm u,hiểm trở không làm cho những người lính Tây Tiến chùn bước,họ vẫn giữ ý chí,quyết tâm. Bên cái “bi” của hoàn cảnh vẫn trỗi lên cái ” trắng” của ngoại hình được vẻ đẹp hào hùng,kiêu dũng,vừa khắc họa được tâm hồn hào hoa và đa cảm của người chiến sĩ Tây Tiến. Núi rừng miền Tây hùng vĩ và hoang sơ, Đi trong số hùng vĩ ấy,sự hoang sơ ấy,những người lính Tấy Tiến. Núi rừng miền Tây hùng vĩ và hoang sơ. Đi trong số hùng vĩ ấy,những người lính Tây Tiến như được truyền thêm sức mạnh,vững bước vượt qua những gian khổ,hi sinh:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Cuộc đời chỉ có một mà chiến tranh thì lại khốc liệt và bi thảm. Cái chết ở khắp nơi,hình ảnh những nấm mồ viễn xứ gợi lên một cảm giác buồn,xót xa. Những cái chết xa quê,những nấm mộ nhỏ nằm trên vùng viễn xứ…mang nét xanh. Câu thơ như một lời thề,phảng phất mang âm hưởng “một đi không về lại” như người tráng sĩ,dũng sĩ thuở xưa. Cái chết đuộc coi nhẹ tựa lông hồng. Những người lính Tây Tiến không tiếc đời ra đi chiến đấu cho quê hương,không tiếc đời sẵn sàng hi sinh cho Tổ Quốc. Họ ra đi mà vẫn nhớ: vẫn mang theo những tính riêng mơ mộng,khi họ hi sinh thì áo bào thay chiếu anh về đất. Cái chết thật đáng ái ngại,không có tấm áo quan chỉ có manh chiếu bó thân. Câu thơ thể hiện sự thiếu thốn cực khổ đến đau xót ở chiến trường. Những bằng hai chữ áo bào, nhà thơ đã nâng caao giá trị,đã tái tạo được vẻ đẹp cao quý một vẻ đẹp như những người tráng sĩ xưa nơi những người lính Tây Tiến,vẻ đẹp ấy làm mờ đi thực trạng thiếu thốn ở chiến trường. Rồi anh về đất,cái chết nhẹ như không,như về lại những gì thương yêu,thân thuộc ngày xưa,anh về đất là để ống mãi trong lòng quê hương,đất nước. Sông Mã thay lời núi sông cất lên lời ai điếu bi hùng:

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Nỗi đau thật dữ dội,chỉ mông tiếng”gầm than trầm uất”,nỗi đâu như dồn nén:quặn thắt từ bên trong. Không có nước mắt của đồng đội,chỉ có con sông Mã với nỗi đau cuộn chảy trong lòng,độc hành..chạy ngược vào tim.

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng

Cả đoạn thơ nói cái chết thật bi mà cũng thật hùng. Những người lính Tây Tiến đã được nhà thơ khắc họa với nỗi nhớ thương tha thiết,với vẻ đẹp hoang sơ,dữ dội như vẻ đẹp của núi rừng.

Hình ảnh những người lính,tình cảm đồng đội,đồng chí vốn xuất hiện trong thơ ca kháng chiến. Ta vẫn thường bắt gặp những người lính chân chất,giản dị,gần gũi trong thơ Chính Hữu:

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày

hay trong thơ Hồng Nguyên:

Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi” một,hai”

Nhưng với Tây Tiến của Quang Dũng thì khác. Bài thơ đã khắc họa không phải là những người lính cuất thân từ những người nông dân cày sâu cuốc bẫm mà là những chàng trai,những học sinh,sinh viên thành thị kháo áo lính. Với Tây Tiến, Quang Dũng đã đưa người đọc ngược lên một miền Tây thăm thẳm, nơi núi rừng,thiên nhiên mang nét đẹp hoang dại,hiểm trở. Nổi bật lên trên nền núi rừng miền Tây ấy là hình ảnh người lính Tây Tiến vượt lên trên mọi khổ ải,gian lao,tỏa sáng ý chí anh hùng. Với tám câu thơ chan chứa niềm thương nỗi nhớ da diết, Quang Dũng đã đưa người đọc trở lại một thời Tây Tiến với biết bao đồng đội mến thương của nhà thơ,năm thnasg chưa xa,hơi ấm bè bạn,những tình cảm còn vấn vương nỗi nhớ…Tất cả đã giúp Quang Dũng tái tạo và khắc họa hình ảnh oai hùng về người lính Tây Tiến. Với bút pháp tài hoa và giàu tình,nhà thơ đã xây dựng hình ảnh những chiến binh Tây Tiến không chỉ mang vẻ dữ dội,mãnh liệt mà còn mang vẻ đẹp hào hoa,hào hùng thật bi tráng. Và Tây Tiến không chỉ phổ đúng hồn thơ Quang Dũng mà còn sáng lên chất thẩm mĩ hiếm thấy.

Tám câu thơ bài mang nhiều vẻ bi nhưng chất bi không lấn át cái hùng. Ngược lại những câu thơ Mắt trừng gửi mộng…-Chiến trường đi chẳng tiếc trời xanh- sông Mã gầm lên khúc độc hành,đã mang đến cho Tây Tiến một không khí đầu bi tráng. Tây Tiến thể hiện hiện thực với cảm hứng lãng mạn chiến đấu. Quang Dũng đã đóng góp cho thơ ca kháng chiến những bài thơ độc dáo thường không tránh né hiện thực,trái lại,rất thực,đồng thời cất cánh bay cao trên hiện thực khắc nghiệt.

Nhớ Tây Tiến,nhớ Quang Dũng,nhớ một con đường ngược lên thăm thẳm,một không gian chơi vơi nơi miền đất địa cầu của Tổ Quốc. Nơi ấy trái tim Quang Dũng đã để lại một phần nhớ thương những tháng ngày đồng đội đã qua,nơi ấy trái tim Quang Dũng đã hát lên khúc độc hành có một không hai về chiến binh Tây Tiến.

Để mai sau, Tây Tiến vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc:

Tây Tiến biên cương mờ lửa khói
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy,con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông.

Với bài tham khảo ” Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng ” chúc các bạn học tốt!

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *