CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG VĂN BẢN

Đề thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn 2018 sẽ bao gồm 2 phần chính là Phần Đọc hiểu và phần làm văn. Phần đọc hiểu bao gồm những câu hỏi liên quan đến các phần ngữ pháp và phương thức biểu đạt trong văn bản. Sau đây onthitot sẽ giới thiệu cho các em các em các phương thức biểu đạt trong văn bản.

CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG VĂN BẢN

Có tất cả bao nhiêu phương thức biểu đạt. Khái niệm và đặc trưng của từng phương thức biểu đạt là gì ?​

Có 6 phương thức biểu đạt chính​

Các phương thức biểu đạt trong văn bản (hình ảnh)

 

1.Tự sự (kể chuyện, tường thuật)

– Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện một ý nghĩa.

– Đặc trưng:

+ Có cốt truyện.

+ Có nhân vật tự sự, sự việc.

+ Rõ tư tưởng, chủ đề.

+ Có ngôi kể thích hợp.

2. Miêu tả – Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.

3. Biểu cảm:

Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

4. Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.

5.Thuyết minh:

Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe.

– Đặc trưng: Các luận điểm đưa đúng đắn, rõ ràng, phù hợp với đề tài bàn luận.

Lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm

Các phương pháp thuyết minh :

+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

+ Phương pháp liệt kê. + Phương pháp nêu ví dụ , dùng con số.

+ Phương pháp so sánh.

+ Phương pháp phân loại, phân tích.

6. Hành chính – công vụ:
– Văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ là văn bản điều hành xã hội, có chức năng xã hội. Xã hội được điều hành bằng luật pháp, văn bản hành chính.

– Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệ giữa các tổ chức nhà nước với
nhau, giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổ hiến pháp và các bộ luật văn bản pháp lý dưới luật từ trung ương tới địa phương.

Trên đây là tổng hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản, các bạn tham khảo nhé, chúc các bạn làm bài tốt trong kì thi sắp tới.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *