Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm kịch, kí; đoạn trích kịch, kí

. Kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm kịch, kí; đoạn trích kịch, kí

– Kĩ năng tiếp nhận, xử lí, khai thác tác phẩm kịch, kí; đoạn trích kịch, kí.

– Kĩ năng phân tích nhân vật, xung đột kịch, ngôn ngữ kịch, hành động kịch,…

2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về Tác phẩm, đoạn trích Kịch , kí trong chương trình THPT

2.1. Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm kịch, kí; đoạn trích kịch, kí

a. Yêu cầu

– Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích kịch cần nghị luận.

– Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm đoạn trích.

– Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.

b. Các bước tiến hành

Bước 1: Tìm hiểu đề

– Đọc kĩ đề, xác định vấn đề cần làm rõ.

– Các thao tác nghị luận.

– Phạm vi dẫn chứng.

Bước 2: Tìm ý

Bước 3: Lập dàn ý

a. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…)

– Dẫn nội dung nghị luận.

b. Thân bài:

– Ý khái quát : tóm tắt tác phẩm, đoạn trích.

– Làm rõ nội dung, nghệ thuật theo định hướng của đề

– Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.

c. Kết bài:

Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo)

ky-nang-lam-bai-nghi-luan-ve-tac-pham-kich-ki-doan-trich-kich

2.2. Một số dạng đề về bài nghị luận về một tác phẩm kịch, kí; đoạn trích kịch, kí

– Cụ thể vào các tác phẩm, đoạn trích kịch, kí:

+ Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

+ Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

+ Vĩnh biệt Cửu trùng đài (Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng)

+ Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ).

Ví dụ cụ thể:

Đề bài: Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm, đoạn trích kịch, kí

a. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách).

– Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).

– Nêu nhiệm vụ nghị luận

b. Thân bài:

– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất.

– Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.

+ Tình huống 1….ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.

+ Tình huống 2…ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.

+ Tình huống:…..

– Bình luận về giá trị của tình huống

c. Kết bài:

– Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm

– Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.

Đề bài: Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích kịch, kí

a. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).

– Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.

– Nêu nhiệm vụ nghị luận

b. Thân bài:

– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

– Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.

(chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật…)

– Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm

c. Kết bài:

– Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.

– Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó

Đề bài: Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích kịch

1. Dàn bài giá trị nhân đạo

a. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

– Giới thiệu về giá trị nhân đạo.

– Nêu nhiệm vụ nghị luận

b. Thân bài:

– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

– Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.

– Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:

+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.

+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.

+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.

+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.

– Đánh giá về giá trị nhân đạo.

c. Kêt bài:

– Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm

– Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó

2. Dàn bài giá trị hiện thực

a. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

– Giới thiệu về giá trị hiện thực

– Nêu nhiệm vụ nghị luận

b. Thân bài:

– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

– Giải thích khái niệm hiện thực:

+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan, trung thực.

+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.

– Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:

+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.

+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.

+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.

– Đánh giá về giá trị hiện thực.

c. Kết bài:

– Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm

– Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *