Cách lập sơ đồ tư duy để đạt điểm cao trong bài văn Đọc Hiểu THPT

Trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã đưa ra những phương án nhằm đổi mới và cải cách phương thức giáo dục theo hướng phát huy năng lực của học sinh. Cùng với đó là việc nhiều phương pháp dạy và học mới được áp dụng nhằm để học sinh theo kịp với sự đổi mới mà không bị bỡ ngỡ. Một trong những phương pháp mới được nhiều giáo viên và học sinh áp dụng nhất chính là sử dụng sơ đồ tư duy.

Từ năm 2014 trở lại đây đề thi môn Ngữ văn có sự thay đổi mạnh mẽ, cấu trúc đề thi hiện nay gồm hai phần là phần đọc hiểu và phần làm văn. Trong đó phần đọc hiểu là phần mới nhất, đây là phần dễ dàng đạt điểm tuyệt đối nếu biết cách và có bí quyết học cũng như làm bài phù hợp.

Câu hỏi mà nhiều người vẫn thường đặt ra là: làm sao để đạt điểm tuyệt đối phần đọc hiểu? Chúng tôi xin trả lời câu hỏi bằng việc chỉ cho bạn cách lập sơ đồ tư duy trong phần đọc hiểu. Nó sẽ là công cụ đắc lực giúp bạn ôn thi cũng như làm bài thi phần đọc hiểu một cách dễ dàng.

Bước 1: Xác định nội dung văn bản đồng thời lựa chọn hình ảnh trung tâm phù hợp

Khi đọc đề, bạn hãy lựa chọn một hình ảnh bao quát nhất cho cả phần đọc hiểu. Để từ hình ảnh trung tâm bạn có thể nắm bắt ngay được nội dung của văn bản cần đọc hiểu. Đồng thời, bạn cũng sẽ tập trung tu duy về vấn đề đó, hơn nữa từ hình ảnh trung tâm bạn có thể nghĩ ra các ý tưởng xung quanh nó. Việc sử dụng hình ảnh trung tâm sẽ giúp bạn tu duy một cách linh hoạt và nhạy bén hơn chư không học theo một cách thụ động.

Bước 2: xác định các cấp độc của câu hỏi

Việc xác định các cấp độ của câu hỏi giúp bạn lựa chọn cách trả lời phù hợp với các mức độ đó. Thông thường, câu hỏi phần độc hiểu sẽ có 4 cấp độ:

Cấp độ 1:  câu hỏi nhận biết

Đây là dạng câu hỏi mà học sinh chỉ cần đọc kỹ văn bản, xác định được nội dung, phong cách, phương thức diễn đạt,… là có thể trả lời được. Thường thì ở dạng câu hỏi này học sinh chỉ cần trả lời một cách ngắn gọn và đủ ý.

Cấp độ 2: câu hỏi thông hiểu

Là dạng câu hỏi đòi hỏi học sinh tư duy ở mức độ thấp, thường thì câu trả lời sẽ nằm ở trong văn bản. Việc của học sinh là tư duy và tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏï: vì sao? Liệt kê các…, ỹ nghĩa của…

Cấp độ 3: câu hỏi vận dụng

Ở dạng này thường yêu cầu học sinh nhận định đánh giá về văn bản hoặc có thể là phân tích một phần văn bản. Đối với dạng câu hỏi này, học sinh không cần phải quá chú trọng vào lối diện đạt, hành văn nhưng đòi hỏi phải có cách nhìn nhận, đánh giá riêng, mang phong cách của cá nhân

Cấp độ 4: Câu hỏi vận dụng cao

Đây là dạng câu hỏi mà đồi hỏi học sinh phải có kiến thức về ngữ văn cũng như kiến thức ngoài xã hội. Bởi yêu cầu của dạng đề này là phải từ vấn đề được đặt ra trong văn bản để vận dụng giải quyết một hiện tượng trong thực tế. Đối với câu hỏi này học sinh phải viết đoạn văn một cách súc tích và không bị lặp ý.

Bằng cách lập sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn hệ thống câu hỏi dưới dạng 4 cấp độ, xác định đúng và rành mạch các yêu cầu từ đó có mục đích bài làm cụ thể. Khi đã có mục đích của câu hỏi sẽ giúp bạn trả lời đúng trọng tâm mà không bị lạc đề. Sơ đồ gòm nhiều cấp bậc sẽ giúp bạn tiếp cận vấn đề từ dễ đến khó.

Lưu ý rằng, các cấp độ kể trên có thể không phân định một cách rõ ràng mà liên kết bổ sung cho nhau. Ví dụ như để làm được câu vận dụng vẫn cần đến nhận biết và thông hiểu.

Bước 3 Hình thành ý trả lời

Từ các cấp độ mà bạn đã xác định ở trên, lập sơ đồ tư duy theo các nhánh nhỏ hơn theo mỗi cấp độ. Bởi để đi đến đáp án cuối cùng, bạn phải trải qua nhiều bước, điều này tương ứng với các cấp độ của sơ đồ tư duy. Ví dụ như để xác định được chủ đề của văn bản thì trước hết bạn phải xác định được đề tài của văn bản.

Đây là bước để bạn hoàn thiện câu trả lời và ăn điểm tuyệt đối. Nhưng vấn đề mà một số bạn thường gặp đó chính là viêc bỏ sót ý. Việc lập sơ đồ tư duy sẽ khắc phục điều đó, giúp bạn phân chia ý trả lời một cách trình tự và không bị lặp lại.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *