Cảm nhận của em về bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.

Dàn bài văn chi tiết Cảm nhận của em về bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.

I. MỞ BÀI

Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ, chiến sĩ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Trong những ngày gian khổ và ác liệt ấy, bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ra đời.

Bài thơ làm nổi bật hình ảnh người mẹ Tà-ôi – người mẹ yêu con, yêu nước, nuôi dưỡng trong con tình yêu làng quê, đất nước và ý chí giải phóng quê hương.

II. THÂN BÀI

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được tác giả Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu Thừa Thiên.

Trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện truyền thống yêu nước của nhân dân một cách đặc sắc qua hình ảnh bà mẹ cõng con lên rẫy. Những lời người mẹ ru con bộc lộ sâu sắc tinh thần yêu nước cùng ý chí quyết tâm đánh giặc đến cùng của đồng bào các dân tộc nói riêng và nhân dân ta nói chung.

2. Phân tích

Mở đầu bài thơ là lời ru hời như để vỗ về đứa bé vào giấc ngủ say nồng:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.

Hai câu thơ này được lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi khúc ru, giúp cho bài thơ nhẹ nhàng và sâu lắng. Đây là lời của tác giả nói với đứa bé nhưng chứa đựng tình yêu thương của người mẹ. Người mẹ yêu con và yêu thương các chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc nên mẹ vừa địu con vừa giã gạo:

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng.

Hai câu thơ vừa diễn tả được sự cực nhọc trong công việc giã gạo của mẹ lại vừa diễn tả giấc ngủ không mấy thoải mái của em cu Tai. Những giọt mồ hôi vất vả của mẹ rơi xuống đã làm em như cũng cảm nhận được sự nặng nhọc của mẹ; em đã ngủ ngon cho mẹ yên lòng làm việc. Quả thật việc giã gạo là rất khó khăn, vất vả để biến hạt thóc thành hạt gạo trắng ngần để phục vụ kháng chiến:

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.

Mẹ vừa địu con vừa phải giã gạo nhưng mẹ vẫn cố tạo ra sự thoải mái cho con có được giấc ngủ say. Hình ảnh “vai gầy” làm gối của mẹ còn gợi xúc động trong lòng người đọc. Nỗi vất vả, nhọc nhằn được hiện ra trong khúc hát ru. Tác giả đã khai thác thành công nghệ thuật so sánh: đôi vai gầy của mẹ làm gối đưa con ngủ, lưng mẹ làm nôi và nhịp tim của mẹ hát thành lời thắm thiết. Lời mẹ ru con thắm thiết như tiếng nói tâm tình của người mẹ:

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội.

Lời ru của mẹ chất chứa tình yêu thương đối với đứa con. Mẹ mong con sẽ có những giấc mơ đẹp là có hạt thóc trắng ngần để nuôi bộ đội đánh giặc.
Và mẹ mong con lớn nhanh để vung chày lún sân. Trong ước mơ của mẹ chứa đựng niềm hi vọng con mình lớn lên sẽ trở thành một thanh niên khỏe mạnh để giúp ích cho nước, cho dân. Tình mẹ con ở đây ngày càng đẹp hơn bởi nó gắn với tình yêu quê hương, đất nước.

Nhà thơ ru cho em bé ngủ ngoan để mẹ yên tâm làm việc:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.

Hình ảnh người mẹ tỉa bắp trên núi Ka-lưi thật cảm động trong lòng người đọc. Núi rừng rộng lớn nhưng sức mạnh có hạn. Lời ru của mẹ đã mô tả được công việc khó khăn, vất vả mà mẹ phải gánh vác. Vì thế đứa con là niềm an ủi, niềm hi vọng của người mẹ.

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

Biện pháp ẩn dụ mang nhiều ý nghĩa. Cây bắp sống được là nhờ có ánh sáng của mặt trời còn mẹ vượt qua được tất cả sự cực nhọc cũng là nhờ có con. Hằng ngày mẹ đều địu em cu Tai trên lưng, hơi ấm của mẹ truyền cho em và mẹ cảm nhận được em lớn lên từng ngày trên lưng mình. Địu con lên úi, lời ru của mẹ chứa biết bao tâm sự:

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi.

Ước mơ của mẹ dần lớn hơn. Càng thương con thì mẹ càng thương làng đói. Tình thương con mở rộng ra tình thương dân làng. Vì thế mẹ mong trong giấc mơ của con hạt bắp lên đều. Mẹ mong cho.

Với bài văn mẫu “Cảm nhận của em về bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm” ở trên, chúc các em có thể tham khảo để làm những bài văn có kết quả tốt hơn.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *