Nghị luận văn học về “Cao hơn pháp luật là tình người,là lòng nhân”

 Đề bài: “Cao hơn pháp luật là tình người,là lòng nhân”. Suy nghĩ của anh(chị) về câu nói đó.

Bài mẫu:Nghị luận văn học về “Cao hơn pháp luật là tình người,là lòng nhân”

Nhân đạo vốn là một truyền thống quý báu và lâu đời của dân tộc ta. Phẩm chất tốt đẹp ấy đã từng được Giao sư Nguyễn Khắc Viện đề cập tới trong tác phẩm ” Noi theo đạo nhà” của mình qua câu khuyên dạy:” Cao hơn pháp luật là tình người,là lòng nhân”. Phải chăng Giao sư muốn nhắc nhở mỗi chúng ta về giá trị, tầm quan trọng và vai trò to lớn của tình người và lòng nhân ái?

“Pháp luật ” là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo an ninh,trật tự,an toàn xã hội và các quyền,lợi ích hợp pháp của công dân. Tất cả mọi người đều phải tuân theo pháp luật. Do vậy,pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Còn khái niệm “lòng nhân ” đã được Giao sư Nguyễn Khắc Viện cắt nghĩa rất rõ ràng trong bài viết của mình ” Nhâ là tình người,khác với thú vật. Nhân là tình người,nối kết người này với người khác.

Câu nói Giao sư Nguyễn Khắc Viện đã đặt “pháp luật” và “lòng nhân” trong mối quan hệ so sánh để nhấn mạnh,đề cao giá trị của tình người và lòng nhân ái.

Chúng ta không thể phủ nhận tác dụng to lớn của pháp luật. Nhưng pháp luật đôi khi chưa phải là triệt để. Trong thực tế,còn rất nhiều những kẻ làm điều ác mà vẫn nhởn nhơ ngoài pháp luật. Vẫn còn tồn tại không ít những tội ác khủng khiếp và tày trời như giết người, cướp của mà pháp luật chưa thể bao quái hết. Nếu như pháp luật mang tính chất bắt buộc thì tình người, lòng nhân ái thuộc về ý thức tự giác. Một bên bị cưỡng ép làm theo, một bên tự nguyện hành động. Hơn nữa, dù pháp luật có nghiêm khắc đến đâu, chuẩn mực đến đâu đi chăng nữa, cũng chỉ có thể quản lí những hành vi dân sự của con người chứ không thể điều khiển những gì thuộc về thế giới tâm hồn,can thiệp vào tính cách cá nhân của chúng ta. So với tình người và lòng nhân,pháp luật không phải là phương án tối ưu trong mọi trường hợp. Trừng phạt những người có tội là đúng đắn và cần thiết song mới chỉ là điều chỉnh từ ngọn. Cảm thông, chia sẻ,bao dung mới có thể giúp họ nhận ra lỗi lầm,đoạn tuyệt vời với tội ác, hướng thiện. Như vậy, ” lòng nhân” và tình người là sự cải tạo tận gốc,giúp giải quyết các vấn đề xã hội một cách triệt để. Tình người, lòng nhân có những sức mạnh kì diệu mà pháp luật không thể nào đạt tới. Pháp luật vô tình, pháp luật có con mắt nhìn chứ pháp luật không có trái tim.

Nhìn vào thực tế cuộc sống, chúng ta có thể hiểu rõ hơn khẳng định của giáo sư Nguyễn Khắc Viện. Có những bản án được tuyên nhưng những người trong cuộc không hề tâm phục,khẩu phục vì bản án ấy rất công bằng về mặt pháp luật nhưng không có chỗ cho tình người. Trong khi có những bản án được tuyên rất nhẹ nhưng những người trong cuộc lại thở phào nhẹ nhõm. Vụ án một bà mẹ đã tự tay giết chết con mình khiến không ít người bàng hoàng. Nhưng khi đã hiểu rõ sự tình: Cái chết ấy là sự giải thoát tốt nhất cho một đứa trẻ sống trong đau khổ,bệnh tật trong suốt 20 năm,chúng ta mới có thể cảm nhận được nỗi đau của người mẹ. Tòa tuyên trắng án và có lẽ đó là cái kết thích hợp nhất, cái kết của tình thương. Cũng chẳng phải vô cớ mà Nhà nước ta đề ra chính sách đặc xá, tha tù trước thời hạn cho những phạm nhân cải tạo tốt. Đó là vì Nhà nước đã thấy được những gì tình người làm được mà pháp luật chưa làm được mà mở ra một cánh cửa mới cho những người đã từng một thời lầm lỡ có cơ hội làm lại cuộc đời. Không ít người trong số họ khi trở về hòa nhập với cộng đồng đã trở thành những công dân tốt và có ích cho xã hội.

Mặc dù pháp luật chỉ có thể giải quyết phần ” ngọn ” của vấn đề song đất nước không thể không có pháp luật để giữ gìn kỉ cương. Nhưng đối tượng của pháp luật lại là con người có tâm hồn, có trái tim chứ không phải những vật cô tri, vô giác nên cần kết hợp cả cương và như, cả cứng và mềm để vừa giữ nghiêm phép nước, lại giữ yên lòng người. Đồng thời,cần tăng cường giáo dục pháp luật và bồi dưỡng lòng nhân ái cho thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước.

Với bài mẫu :” “Cao hơn pháp luật là tình người,là lòng nhân” chúc các bạn học tốt!

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *