Cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Ngãi

NỘI DUNG ÔN TẬP THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10- MÔN NGỮ VĂN

1. Yêu cầu chung:
– Học sinh cần rèn luyện hai kĩ năng: kĩ năng đọc – hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản, bao gồm các năng lực vận dụng kiến thức, năng lực đọc – hiểu văn bản, năng lực tạo lập văn bản, năng lực sáng tạo.
– Học sinh cần khắc phục cách học thiên về ghi nhớ máy móc, học “tủ”, học thuộc văn mẫu, sao chép tài liệu… Đề thi theo hướng đổi mới cách hỏi, cách
nêu vấn đề; hạn chế các câu hỏi tái hiện kiến thức ; yêu cầu học sinh thể hiện được năng lực nhận biết, thông hiểu và vận dụng kiến thức tổng hợp.
– Nội dung ôn tập không hạn chế ở một số văn bản, bài học cụ thể nào, mà phải bao quát toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS, chú trọng chương trình môn
Ngữ văn lớp 9.
2. Yêu cầu về kĩ năng đọc – hiểu văn bản:
Các văn bản được sử dụng làm ngữ liệu để xây dựng các câu hỏi đánh giá năng lực đọc – hiểu bao gồm: các văn bản trong và ngoài sách giáo khoa. Nội dung ôn tập cần tập trung vào một số khía cạnh sau:
a. Về Tiếng Việt:
Những hiểu biết về từ ngữ, cấu trúc câu và việc sử dụng các loại dấu câu; các thành phần trong câu; liên kết câu và liên kết đoạn văn; các biện pháp tu từ; cấu trúc về đoạn và văn bản; các phương châm hội thoại; cách diễn đạt nội dung và hình thức văn bản …
b. Về nội dung, ý nghĩa của văn bản:
+ Nhận biết tác giả, hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của văn bản/ trích đoạn văn bản đã học ;
+ Nêu nội dung chính của văn bản ; hiểu ý nghĩa của các chi tiết/ hình ảnh trong văn bản ;
+ Nêu ý nghĩa của văn bản, của tên văn bản.
c. Về nghệ thuật của văn bản:
Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy.
3. Yêu cầu về kĩ năng viết văn bản:
Học sinh cần vận dụng những kĩ năng viết đã học để:
a. Viết một đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề về tư tưởng, đạo lí gần gũi, phù hợp với lứa tuổi;
b. Viết một văn bản nghị luận văn học về một (hoặc vài) tác phẩm/ tríchđoạn văn học hoặc về một mặt, khía cạnh, vấn đề nào đó trong một (hoặc vài) văn bản văn học.

CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10- MÔN NGỮ VĂN

1. Thi vào lớp 10 THPT không chuyên:

Đề thi gồm 2 phần:
Phần I: Đọc – hiểu văn bản (3 điểm):
Cho sẵn một (hoặc vài) văn bản/ trích đoạn văn bản thuộc các thể loại và từ nhiều nguồn khác nhau.
Yêu cầu: Học sinh trả lời các câu hỏi tự luận về tri thức Tiếng Việt; nội dung, nghệ thuật của văn bản đã cho (như đã nêu ở mục 2 của Nội dung ôn tập)
Phần II: Viết văn bản ; gồm 2 câu:
Câu 1: Nghị luận xã hội (2 điểm)
Cho sẵn một đề tài/ luận điểm về hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề về tư tưởng, đạo lí.
Yêu cầu: Học sinh triển khai thành một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 7 – 10 câu).
Câu 2: Nghị luận văn học (5 điểm)
Cho sẵn một (hoặc vài) văn bản/ trích đoạn văn bản tác phẩm văn học hoặc nêu lên một mặt, khía cạnh, vấn đề nào đó trong một văn bản tác phẩm văn học
(Việt Nam hoặc nước ngoài; trung đại hoặc hiện đại; thơ hoặc văn xuôi, kịch).
Yêu cầu: Học sinh viết bài nghị luận văn học.
2. Thi vào lớp 10 chuyên Văn:
Nội dung và cấu trúc đề như đề thi vào lớp 10 THPT không chuyên nhưng yêu cầu và mức độ cao hơn.
Ngoài ra, còn có các yêu cầu sau:
+ Phần Đọc – hiểu văn bản có thêm yêu cầu: đặt tên cho văn bản; hoàn thiện văn bản.
+ Phần Viết văn bản, câu Nghị luận xã hội: yêu cầu viết thành một bài văn
hoàn chỉnh.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *