Đề án tuyển sinh trường Đại học kinh tết – Kỹ thuật Hưng Yên

Năm 2015, Trường tổ chức tuyển sinh theo 2 phương thức:

–   Xét tuyển những thí sinh tham dự kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia do các trường đại học chủ trì;

–   Dựa vào kết quả học tập tại THPT để xét tuyển.

Vùng tuyển: tuyển sinh trong cả nước.

1. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia do các trường đại học tổ chức.

a. Điều kiện để được xét tuyển:

– Thí sinh đã tốt nghiệp THPT;

– Đạt ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

– Chỉ tiêu tuyển sinh: Dành 80% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh được xác định vào hệ đại học để xét tuyển vào học đại học; 50% trong tổng chỉ tiêu được xác định vào hệ cao đẳng xét tuyển vào học hệ cao đẳng.

b) Hệ đào tạo, ngành tuyển sinh và môn xét tuyển:

 

TT

Ngành tuyển sinh và đào tạo

Mã ngành Đại học

Mã ngành Cao đẳng

Môn xét tuyển

1 Công nghệ Sợi, Dệt D540202 C540202 Tổ hợp 3 môn:

“Toán, Tiếng Anh, Ngữ văn” hoặc

“Toán, Vật lý,   Hóa học” hoặc

“Toán, Vật lý,   Tiếng Anh”.

Riêng ngành Công nghệ Thực phẩm xét thêm tổ hợp:

“Toán, Sinh học, Hóa học”.

2 Công nghệ May D540204 C540204
3 Công nghệ Thực phẩm D540101 C540101
4 Công nghệ Thông tin D480201 C480201
5 Công nghệ kỹ thuật Điều khiển và TĐH D510303 C510303
6 Công nghệ kỹ thuật Điện,Điện tử D510301 C510301
7 Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Truyền thông D510302 C510302
8 Công nghệ kỹ thuật Cơ khí D510201 C510201
9 Kế toán D340301 C340301
10 Quản trị kinh doanh D340101 C340101
11 Tài chính Ngân hàng D340201 C340201

 

– Tiêu chí tuyển sinh: Xét kết quả kỳ thi THPT quốc gia (không có môn nhân hệ số).

– Đối tượng xét tuyển:

+ Các thí sinh đáp ứng đủ các điều kiện và đạt điểm đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Các thí sinh thuộc diện được tuyển thẳng chỉ cần làm hồ sơ xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Lịch tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Xác định điểm trúng tuyển (ĐTT)

Căn cứ:

– Điểm xét tuyển (ĐXT): bằng tổng điểm 3 môn (với từng ngành đào tạo), đạt từ ngưỡng tối thiểu đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trở lên;

– Điểm ưu tiên (ĐUT): theo khu vực và đối tượng (nếu có);

ĐTT = ĐXT + ĐUT

Trên cơ sở chỉ tiêu được tuyển, xếp thứ tự từ trên xuống cho đến hết chỉ tiêu để xác định được mức điểm trúng tuyển.

2. Dựa vào kết quả học tập ở trung học phổ thông

a) Điều kiện xét tuyển

– Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông;

– Chỉ tiêu tuyển sinh: Dành 20% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh được xác định vào hệ đại học để xét tuyển vào học đại học; 50% trong tổng chỉ tiêu được xác định vào hệ cao đẳng xét tuyển vào học cao đẳng.

b) Ngành đào tạo, các môn xét tuyểntiêu chí xét tuyển

– Ngành đào tạo, tổ hợp các môn xét tuyển như quy định tại bảng trên.

– Tiêu chí xét tuyển:

Dựa vào kết quả học bậc THPT để xét tuyển, cụ thể: Điểm trung bình của 5 học kì (lớp 10, lớp 11 và học kì I lớp 12) của các môn theo tổ hợp các môn xét tuyển.

– Thí sinh phải đạt ngưỡng điểm xét tuyển: + Đại học ≥ 18.0 điểm.

+ Cao đẳng ≥ 16.5 điểm.

– Hạnh kiểm đạt loại Khá.

c) Phương pháp xét tuyển:

– Dựa trên kết quả học tập bậc THPT của thí sinh để xét tuyển cho tất cả các ngành đào tạo đại học và cao đẳng theo công thức.

Điểm xét tuyển (ĐXT) = M1+ M2 + M3

Trong đó: M1 là điểm trung bình các môn tổ hợp lớp 10; M2 là điểm trung bình các môn tổ hợp lớp 11; M3 là điểm trung bình các môn tổ hợp học kỳ 1 lớp 12;

Điểm ưu tiên (ĐUT): ưu tiên khu vực, đối tượng theo quy định.

–         Cách xác định điểm trúng tuyển (ĐTT):

ĐTT = ĐXT + ĐUT, trong đó:

ĐXT  ≥ 18.0 điểm (đối với hệ đại học); ≥ 16.5 điểm (đối với hệ cao đẳng).

ĐUT: Điểm ưu tiên theo quy định hiện hành của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.

– Căn cứ chỉ tiêu dành cho phương thức này để xét tuyển;

– Xếp thứ tự từ trên xuống để xác định điểm trúng tuyển.

d) Hồ sơ đăng ký xét tuyển

– Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của trường (lấy trên Website nhà trường);

– Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng) đối với học sinh tốt nghiệp trước năm 2015 hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với học sinh tốt nghiệp năm 2015;

– Học bạ THPT (bản sao công chứng);

– 2 ảnh cỡ 3×4 chụp trong vòng 6 tháng;

– Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);

– Trong thời hạn quy định, nộp hồ sơ và lệ phí ĐKXT trực tiếp tại trường hoặc qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh.

đ) Thời gian tuyển sinh

– Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển: Từ ngày 20/7/2015 đến trước ngày 30/8/2015.

Công bố kết quả trước ngày 05/9/2015.

– Nếu chưa đủ sẽ xét tuyển bổ sung, thời gian từ ngày 10/9 đến hết 30/9.

Thông báo kết quả trước ngày 05/10/2015.

3. Lệ phí tuyển sinh

Lệ phí tuyển sinh thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

4. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh:

Việc tổ chức xét tuyển như đề xuất trong phương án này, cho phép lựa chọn được các thí sinh có đủ điều kiện về kiến thức, văn hóa, thông qua ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào căn cứ theo kết quả học tập ở phổ thông. Việc phối hợp giữa xét tuyển theo kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và xét tuyển theo học bạ giúp trường có thể đối chiếu so sánh được ưu nhược điểm của phương thức tuyển sinh mới, làm cơ sở để đưa ra các điều chỉnh (nếu cần) cho các năm sau. Đồng thời, thu hút sự quan tâm của thí sinh và giúp Nhà trường lựa chọn được thí sinh có năng lực phù hợp ngành đào tạo.

a. Ưu điểm của phương án:

– Đáp ứng nguồn nhân lực và các ngành nghề mà xã hội đang cần.

– Phù hợp với đặc thù các ngành đào tạo của trường và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

– Định hướng được việc lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh THPT.

– Đảm bảo chất lượng và năng khiếu theo yêu cầu của ngành.

b. Nhược điểm của phương án:

Có thể có hiện tượng thí sinh ảo khi xét tuyển.

c. Những thuận lợi và khó khăn khi nhà trường triển khai phương án tuyển sinh:

* Những thuận lợi:

– Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp là cơ sở đào tạo công lập, đa ngành, đa hệ trực thuộc Bộ Công thương có truyền thống và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo.

– Có đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng.

– Có kinh nghiệm nhiều năm trong việc tổ chức tuyển sinh cao đẳng, đại học.

– Việc xây dựng phương án tuyển sinh trong năm 2015 sẽ giúp cho thí sinh có nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề học tập phù hợp với khả năng và năng lực của mình.

* Những khó khăn:

Việc áp dụng theo phương án tuyển sinh mới và có nhiều sự thay đổi so với năm 2014 nên Nhà trường cần nhận được sự quan tâm và chỉ đạo, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện làm cơ sở cho Nhà trường triển khai thực hiện đúng quy định.

5. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh

Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất quy định tại Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  1. a.     Quy mô đào tạo đến này 31/12/2014 (người).

 

Phương thức

Đào tạo

Nghiên cứu sinh

Học viên cao học

Chuyên khoa

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp CN

Chính quy

0

0

0

14.796

4.415

0

a) Hệ chính quy

0

0

0

14.690

4.414

0

b) Liên thông, Văn bằng 2

0

0

0

106

1

0

Vừa làm vừa học

0

0

0

38

0

0

a) Hệ VLVH (tại chức cũ)

0

0

0

38

0

0

b) Liên thông, Văn bằng 2

0

0

0

0

0

0

 

  1. b.     Đội ngũ giảng viên cơ hữu đến ngày 31/12/2014 (người)

 

Giáo sư Phó Giáo sư Tiến sĩ KH Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học

0

02

0

23

457

407

 

c. Cơ sở vật chất đến ngày 31/12/2014

Hạng mục

Diện tích sàn xây dựng(m2)

a) Hội trường, giảng đường, phòng học các loại

36.000

b) Thư viện, trung tâm học liệu

1.800

c) Phòng thí nghiệm, phòng thực hành, nhà tập đa năng, xưởng thực tập

16.000

Nội dung chi tiết

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *