Đề bài: Đóng vai Xi-mông, tưởng tượng và kể chuyện “Bố của Xi- Mông”.
Bài văn mẫu Đóng vai Xi-mông, tưởng tượng và kể chuyện “Bố của Xi- Mông
Nhữn năm tháng tuổi thơ của tôi thật nhiều buồn tủi. Nguồn cơn của những nỗi buồn ấy là bởi vì tôi không có bố. Tuy được mẹ rất thương yêu nhưng tôi vẫn thấy thiếu thốn tình cảm của một người cha. Tôi rất ngưỡng mộ khi nhìn thấy những đứa trẻ được cha đi họp phụ huynh cho. Ngày đó, điều làm cho tôi sợ nhất là những lời châm chọc của đám trẻ con trong khu và một vài đứa bạn ở trường.
Mặc dù mẹ đã dặn tôi là phải tránh xa chúng nó ra nhưng đã vài lần, tôi đánh nhau với chúng. Và rồi lần nào tôi cũng bị chúng đánh cho ra trò. Mỗi lần như vậy, tôi lại ấm ức trở về nhà và kể với mẹ. Mẹ ôm tôi vào lòng vuốt ve, an ủi, nhưng rốt cuộc thì cả hai mẹ con lại cùng khóc.
Một lần, sau khi bị đám trẻ chế giễu vì không có bố, tôi đã không kìm được cơn tức giận và xông vào đánh chúng. Thế là lại bị chúng đánh cho một trận, tôi cảm thấy rất uất ức liền chạy ra bờ sống và khóc nức nở. Tôi thấy buồn tủi vô cùng. Lúc này tôi chợt có ý nghĩ là nhảy xuống sông để quên hết những nỗi buồn tủi vô cùng. Lúc này tôi chợt có ý nghĩ là nhảy xuống sông để quên hết những nỗi buồn tủi này. Bỗng có một bàn tay chắc nịch đặt lên vai tôi và một giọng nói ồm ồm cất lên:” Có điều gì làm cháu phải buồn phiến đến thế, cháu ơi.” Tôi ngoảnh lại nhìn, thì ra bác thợ rèn Phi-líp ở đầu làng. Bác Phi-líp có mái tóc xoăn và bộ râu quai nón bao quanh gương mặt vuông vức. Đôi mắt xanh nheo nheo hóm hỉnh dưới hàng lông mày rậm. Thân hình bác to lớn hơn hẳn người bình thường. Chân bác đi đôi ủng đã cũ. Ngắm bác, tôi càng thèm có được một người cha như vậy.
Tôi òa khóc nức nở, nghẹn ngào:
– Bác ơi! Chúng nó trêu chọc cháu, chửi cháu là đồ con hoang, đồ không có bố!
Lúc này, hình như bác Phi-líp đã nhận ra tôi nên bác an ủi tôi, hứa sẽ cho tôi một ông bố và bác khuyên tôi về nhà kẻo mẹ lại mong. Vậy là tôi đành theo lời bác trở về nhà. Khi tôi về đến nhà thì thấy mẹ đang có vẻ rất lo lắng. Tôi chạy đến ôm chầm lấy mẹ và lại khóc nức nở. Hình như mẹ đã hiểu chuyện gì đã xảy ra nên cũng ôm tôi vào lòng, đôi má đỏ bừng và hai hàng lệ tuôn rơi. Thế rồi tự nhiên trong đầu tôi nảy ra ý định, tôi chạy đến bên bác Phi-líp và nói:
– Bác có muốn làm bố cháu không
Bác Phi-líp vân xim lặng còn mẹ tôi thì có vẻ thẹn thùng. Một phút im lặng trôi qua, bác Phi-líp liền cười đáp:
– Có chứ, bác muốn chứ.
Tôi sung sướng ôm ghì lấy cổ bác Phi-líp, dụi mặt vào lồng ngực vạm vỡ của bác.
Ngày hôm sau đi học, lũ bạn lại xúm vào trêu chọc tôi. Thay vì uất ức hay giận dữ, tôi kiêu hãnh đáp: “Bố tớ là bác thợ rèn Phi-líp!”. Lũ bạn nhao nhao: “Không đúng! Không đúng! Mày phải có một ông bố đàng hoàng như chúng tao cơ!”. Tôi không hiểu thế nào là một ông bố đàng hoàng nên đành nín nhịn, chờ tan buổi học.
Lúc đi ngang qua lò rèn, tôi rẽ vào gặp bác Phi-líp, kể lại mọi chuyện cho bác nghe. Tôi thấy vẻ mặt bác trầm ngâm hẳn. Bác lẩm bẩm:” Thôi được! Thôi được! Cháu hãy về nhà đi! Cháu sẽ có bố. Bác sẽ là ông bố thực sự, ông bố đàng hoàng của cháu!”
Mấy hôm sau, một điều bất ngờ ghê ghớm đã xảy ra: bác Phi-líp đến gặp mẹ tôi và ngỏ lời cầu cầu hôn với mẹ. Bác bảo tôi cần có bố, cần có người bảo vệ. Bác đã đem lại cơ hội cho mẹ tôi được làm vợ một người đàn ông tử tế. Khỏi phải nói tôi vui mừng đến chừng nào! Thế là từ nay, đố đứa nào dám ức hiếp tôi nữa. Bố Phi-líp mạnh mẽ và tốt bụng sẽ là chỗ dựa vững chắc cho cuộc đời tôi. Mẹ tôi ngạc nhiên lắm, cứ hết nhìn tôi lại nhìn bố Phi-líp. Rồi mẹ lấy chiếc chăn choàng lên vai, lau nước mắt.
Bố Phi-líp đã dọn đến ở hẳn với hai mẹ con tôi. Mấy người thợ rèn khen hành động của bố là đúng, bố chỉ cười. Tôi rất thích được ngồi trên đôi vai rắn chắc của bố vào mỗi chiều đi dạo dọc bờ sông. Những lúc như thế tôi lại nũng nịu gọi:” Bố Phi-líp của con! Con yêu bố lắm!” . Tôi thấy mình thật là hạnh phúc.