Este là gì, tính chất hóa học của este

I/ Este là gì?

– Este là kết quả sản phẩm thu được khi ta thay thế nhóm OH trong axit cacboxylic bằng OR của ancol.

– Công thức tổng quát một số loại este thường gặp:

+ Công thức Este no, đơn chức và mạch hở: CnH2nO2 (n 2)

+ Công thức Este đơn chứcRCOOH với rượu đơn chức R’OH:

+ Công thức Este axit đơn chức RCOOH với rượu đa chức R’(OH)n : (RCOO)nR’

+ Công thức Este axit đa chức R(COOH)m với rượu đơn chức: R(COOR’)m

+ Công thức Este axit đa chức R(COOH)m với rượu đa chức R’(OH)n: (trường hợp này ít gặp) Rn(COOR’)n.mR’m
Ta cũng cần lưu ý rằng số chức của este là bội số chung nhỏ nhất của số chức ancol và số chức axit.

Căn cứ theo đặc điểm của mỗi gốc hidrocacbon và số nhóm cacboxyl, este sẽ được chia thành các loại khác nhau như: este no, este không no và este đơn chức, este đa chức…

II. Tính chất vật lí

– Este thường là chất lỏng dễ bay hơi và có mùi thơm dễ chịu của trái cây.

– Este nhẹ hơn nước, thường ít tan trong nước và dễ tách chiết bằng phễu chiết.

– Nhiệt độ sôi thấp hơn nhiều so với nhiệt độ sôi các axit và Ancol cùng số nguyên tử C do giữa các phân tử este không có các liên kết hiđro.

– Nó là dung môi tốt để hòa tan nhiều chất hữu cơ.

III/ Tính chất hóa học của este

  1. Tính chất hóa học của este trong phản ứng thủy phân

Ry(COO)xyR’­x + xyH2O ↔ yR(COOH)x + xR’(OH)y

– Phản ứng thủy phân được thực hiện trong môi trường axit loãng và được đun nóng.

– Nếu muốn tăng hiệu suất phản ứng thủy phân este ta phải dùng dư nước và sử dụng chất xúc tác là axit rồi đun nóng hỗn hợp phản ứng.

– Trong phản ứng thủy phân nếu ancol sinh ra không bền thì phản ứng này sẽ xảy ra theo một chiều.

  1. Tính chất hóa học của este trong phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa)

Ry(COO)xyR’­x + xyNaOH → yR(COONa)x + xR’(OH)y

– mchất rắn sau phản ứng = mmuối + mkiềm dư.

– Phản ứng với este đơn chức: neste phản ứng = nNaOHphản ứng = nmuối  = nancol.

  1. Phản ứng khử este bởi LiAlH4 tạo ra hỗn hợp ancol

  2. Một số phản ứng riêng của este

– Este của ancol không bền khi ta thủy phân hoặc xà phòng hóa mà không thu được ancol:

RCOOCH=CH2 + H2O → RCOOH + CH3CHO

– Este của phenol khi phản ứng tạo ra hai muối và nước:

RCOOC6H5 + 2NaOH → RCOONa + C6H5ONa + H2O

– Este của axit fomic (HCOO)xR khi tham gia phản ứng tráng gương.

(HCOO)xR + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → (NH4CO3)xR + 2xAg + 2xNH4NO3

– Nếu như este có gốc axit hay gốc Ancol không no thì este đó còn có thể  tham gia phản ứng cộng hay phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn.

CH2=CH-COOCH3 + Br2 → CH2Br-CHBr-COOCH3

nCH2=C(CH3)COOCH→ (-CH2-C(CH3)(COOCH3)-)n

(Poli(MetylMetacrylat) – Plexiglass  – thủy tinh hữu cơ)

nCH3COOCH=CH2 → (-CH2-CH(OOCCH3)-)n

(poli(vinyl axetat) – PVA)

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *