Lưu ý kỹ năng thực hành môn Địa Lý

Cô Cao Thị Thư – giáo viên Trường THPT Cẩm Thủy 1 (Thanh Hóa) chia sẻ những nội dung cơ bản cần lưu ý trong ôn tập kĩ năng thực hành Địa lí.

Nắm chắc công thức tính toán

Trước hết, để học sinh có thể thực hiện được phần xử lí số liệu trong các bài thực hành nhận xét bảng số liệu và vẽ biểu đồ, giáo viên tổng hợp một số công thức thường dùng để tính toán sau đó cho học sinh thực hành (thực hiện ở phần nhận xét bảng số liệu và vẽ biểu đồ).

Các công thức bao gồm:

luu-y-khi-on-thi-ky-nang-thuc-hanh-dia-ly
Giáo viên lưu ý học sinh: Tỉ suất gia tăng dân số tính bằng phần trăm (%) nhưng tỉ suất sinh và tỉ suất tử tính bằng phần nghìn nên phải đổi từ phần nghin ra phần trăm bằng cách chia kết quả (hiệu tìm được) cho 10.
Các công thức nêu trên được áp dụng để tính toán trong phần nhận xét bảng số liệu và vẽ biểu đồ.

Đổi đơn vị: 1tấn = 10 tạ = 1.000kg. Nếu đổi tấn ra tạ thì sau khi chia, lấy kết quả chia được nhân với 10, nếu đổi tấn ra kg thì nhân với 1000.

Phân tích và nhận xét bảng số liệu thống kê

Trong các bài thi Địa lý thường có câu hỏi phân tích số liệu, bởi biết dựa vào bảng số liệu để tìm thông tin địa lí là một trong những kĩ năng quan trọng trong học tập và nghiên cứu địa lí.

Loại câu hỏi yêu cầu phân tích số liệu thống kê cho phép đánh giá được mức độ am hiểu, vận dụng kiến thức của người học vào các trường hợp cụ thể, đánh giá được kĩ năng chọn lọc, xác định kiến thức địa lí.

Các bước tiến hành nhận xét như sau: Nhận xét bảng số liệu thực chất là phân tích, so sánh các số liệu theo hàng ngang và cột dọc, rút ra những nhận xét cần thiết.

Để học sinh có thể nhận xét đúng và đủ ý theo yêu cầu của đề bài, giáo viên hướng dẫn học sinh khi phân tích bảng số liệu, cô Cao Thị Thu cho rằng, cần thực hiện lần lượt theo các bước sau đây:

Xác định yêu cầu của câu hỏi trong đề bài , bài tập để xác định mục đích làm việc với bảng số liệu.

Đọc tên bảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, xác định rõ các tiêu chí cần nhận xét.

So sánh các số liệu theo cột dọc và hàng ngang với một trình tự hợp lí, cụ thể:

Nhận xét sự thay đổi của đối tượng địa lí theo thời gian thì so sánh số liệu của các mốc thời gian đầu và cuối của bảng, các mốc thời gian liền kề nhau theo thứ tự, các mốc có tính đột biến.

Đối với các lãnh thổ, cần lưu ý so sánh các đối tượng địa lí của các lãnh thổ lớn với nhau, các lãnh thổ nhỏ với nhau và ngược lại.

Khi nhận xét cơ cấu mà số liệu trong bảng là các số các số liệu tuyệt đối (ví dụ: Triệu tấn, tỉkw/h , triệu người, … mà đề lại yêu cầu nhận xét cơ cấu thì phải tính cơ cấu (tính tỉ lệ %).

Khi trình bày nhận xét phải theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng, từ cao xuống thấp, … bám sát yêu cầu của câu hỏi và kết quả xử lí số liệu. Mỗi nhận xét cần có dẫn chứng cụ thể để tăng tính thuyết phục.

Phần giải thích: Để giải thích được nguyên nhân của các hiện tượng địa lí có trong bảng số liệu phải dựa vào kiến thức đã học.

Vì vậy, học sinh cần phải nắm được các mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật hiện tượng địa lí; mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với dân số, giữa tự nhiên với dân cư và kinh tế xã hội…

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *