Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn

Đề bài: Em hãy viết bài văn nghị luận về đức tính khiêm tốn

  • Mở bài:nghị luận về đức tính khiêm tốn

Muốn được người khác yêu mến và kính trọng ta cần phải khiêm tốn. Khiêm tốn, giản dị là một trong những đức tính quan trọng nhất của con người.

  • Thân bài:nghị luận về đức tính khiêm tốn

* Nghị luận về đức tính khiêm tốn: Khái niệm khiêm tốn là gì?

Khiêm tốn hay còn gọi là khiêm nhường, khiêm cung, là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không kiêu căng, tựu mãn, không tự hco mình là hơn người khác, luôn hướng về phía tiến bộ, không ngừng học hỏi ở người khác và trong cuộc sống.

* Nghị luận về đức tính khiêm tốn: Người có đức tính khiêm tốn là người như thế nào?

Người có đức tính khiêm tốn là người biết kính trên nhường dưới, không tự mãn về những gì mình có, không kiêu ngạo về những gì mình làm, luôn cẩn thận gìn giữ những giá trị mình nhận được. Họ là những người có tính nhã nhặn, sống nhún nhường, luôn luôn hướng thượng, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, luôn đề cao tri thức và sự hiểu biết, hoài bão của cá nhân là tiến mãi không ngừng, chủ đích là không khoe khoang, không tự đề cao cá nhân mình với người khác.

Người khiêm tốn luôn có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu. Họ luôn thành kính, biết tôn trọng lẫn nhau, để có thể học hỏi được từ người khác.

Người có lòng khiêm tốn luôn khiêm nhường học hỏi, theo đuổi tận cùng các giá trị tốt đẹp, tôn trọng tri thức, con người và đề cao những gì tốt đẹp, chuẩn mực trong cuộc sống, luôn giữ gìn nhân cách lành mạnh, cao thượng.

* Nghị luận về đức tính khiêm tốn: Biểu hiện của người khiêm tốn:

Biểu hiện cao nhất của sự khiêm tốn là lòng biết ơn. Người khiêm tốn luôn thể hiện sự trân trọng và tri ân của mình đối với thành quả lao động. Bởi đó là kết tinh của sức lực và tinh thần, của tình yêu thương và trách nhiệm đối với cuộc sống mà bản thân mình phải giữ gìn, học hỏi.

Người có sẵn tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường không đáng kể, luôn luôn tìm đủ mọi phương diện để học hỏi thêm lên. Họ luôn là người giàu khát vọng, có ý chí vươn cao, vươn xa đạt được những thành tựu lớn lao và cống hiến hết mình cho xã hội.

Người khiêm tốn luôn khát khao học hỏi, hay tự cho mình là kém, còn phải tiến thêm nữa và cần phải trau dồi nhiều hơn nữa. Họ không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết, nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp,nên kết giao được với nhiều người.

Người khiêm tốn không đề cao mình và hạ thấp người khác, không so sánh thiệt hơn, nên bản thân luôn vô vi, an lạc và hạnh phúc. Trong công việc họ luôn cầu tiến, tương trợ lẫn nhau, khiêm nhường lắng nghe và chia sẻ kinh nghiệm một cách chân thành.

* Nghị luận về đức tính khiêm tốn: Tại sao sống phải có lòng khiêm tốn?

Khiêm tốn là một trong những đức tính tiêu biểu, cao quý của con người, là một mẫu đức của dân tộc ta. Đây cũng là một đức tính quý báu của cha ông ta.

Người sống có lòng khiêm tốn luôn được người khác kính trọng, yêu thương và giúp đỡ. Bởi thế người có đức tính khiêm tốn luôn dễ thành công trong cuộc sống.

Sống có lòng khiên tốn sẽ giúp ta loại bỏ mọi thói hư tật xấu, thanh lọc tâm hồn, nâng cao nhân cách, tăng cường tình yêu cuộc sống và niềm tin tưởng vào con người.
– Tri thức là vô tận, bởi thế phải khiêm nhường học hỏi để tiến bộ. Sự kiêu căng có thể làm hỏng cả một thiên tài. Không biết thỏa mãn, đố kị, ghen tuông với thành tự của người khác sẽ khiến ta thấp hèn, đau khổ.

Sống có lòng khiêm tốn sẽ khiếm ta bình tâm vượt qua trở ngại, hạn chế được những vấp váp do vội vã trên đường đời. Sống có lòng khiêm tốn sẽ giúp ta có đủ thời gian để cảm nhận và thêm yêu cuộc sống, biết trân trọng các giá trị hiện có và nhìn rõ được những cơ hội ở tương lai.

Người sống có đức tính khiêm tốn sẽ trở thành mẫu mực là tấm gường sáng để người khác học hỏi, noi gương.

* Nghị luận về đức tính khiêm tốn: Những tấm gương sáng về đức tính khiêm tốn:

Các bậc vĩ nhân đều là những tấm gương sáng ngời về đức khiêm tốn. Dù đạt nhiều thành tựu trong cuộc đời, cống hiến hết mình cho sự tiến bộ của xã hội nhưng hầu hết họ đều xem như thế là chưa đủ. Họ suốt đời học hỏi, tìm tòi và sáng tạo. Bởi thế, nhà bác học Dacuyn đã từng ân cần khiêm tốn nói với con gái: “Bác học không cón gnhiax là ngừng học” biểu hiện rực rỡ tính khiêm tốn ở con người.

 

Bác Hồ của chúng ta là một người khiêm tốn, thậm chí rất khiêm tốn. Giữ chức vụ cao nhất của Nhà nước ta, là một trong những lãnh tụ xuất sắc của phong trào cách mạng thế giới…, được ghi nhận là “Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất”, nhưng Người vẫn chỉ xem mình là một nhà cách mạng chuyên nghiệp phục vụ nhân dân với lòng khiêm tốn vô hạn. Tấm gương cuộc đời Bác là một định nghĩa hết sức sinh động về sự khiêm tốn.

* Nghị luận về đức tính khiêm tốn: Làm thế nào để rèn luyện đức tính khiêm tốn?

Để rèn luyện được tính khiêm tốn trước hết phải sống bao dung. Sống bao dung giúp ta nhận rõ lẽ đúng sai, hơn kém, biết trân trọng con người và hành động đúng đắn đem lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống.

Hãy biết ơn và biết trân trọng những giá trị hiện có trong cuộc sống, thể hiện lòng thành kính đối với các bậc ch ông đi trước đã có công tạo dựng cuộc sống cho chúng ta thụ hưởng. Lòng biết ơn giúp ta nhận ra những thiếu sót của mình, biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác và chân thực nhìn ra những khía cạnh của mình một cách đúng đắn nhất.

Không bao giờ so sánh thiệt hơn, biết lắng nghe và thấu hiểu, biết cảm nhận cuộc sống bằng chính tâm hồn chân thiện của mình. Biết sống đúng theo những chuẩn mực được xã hội công nhận và đề cao. Không khoe khoa, tự phụ hay đề cao bản thân, biết chấp nhận giới hạn và nhu cầu của bản thân ở mức cân bằng, không có lòng tham hay sự thù ghét người khác.

Biết kính trọng người giỏi (hiểu biết hơn mình) và nhường nhịn giúp đỡ người yếu (chưa biết) hơn mình. Chăm chỉ học hỏi trau dồi bản thân, luôn cầu thị sự hiểu biết, không cầu thị sự thể hiện. Biết ơn những gì mình đã nhận được, biết ơn mọi người xung quanh mình, vì có họ mới có tổ chức, có môi trường của mình, và mới có sự tồn tại của mình ở đây.

Tất cả vì sự hoàn thành mục tiêu công việc, vì đó là thước đo giá trị của bản thân mình, không vì sự thỏa mãn, vì sự thể hiện hay vì lợi ích cá nhân. Ham học hỏi, khiêm nhường học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ người khác thành công là bí quyết thành công của các thiên tài.

Hiểu như thế chúng ta mới thấy rằng, bản chất thật của con người thì quí trọng hơn những giá trị chóng qua bên ngoài. Vì thế, tập luyện sống khiêm tốn đúng mức sẽ giúp chúng ta đi tới sự thật ấy. Khiêm tốn sẽ sinh hoa quả bình an, tự tại.

  • Kết bài:nghị luận về đức tính khiêm tốn

Khiêm tốn là một đức tính cần có ở mỗi người. Mỗi chúng ta ngày nay với những con người có tài năng thì hãy biết xây dựng bồi đắp và rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn này bởi vì chỉ có thế thì bạn mới được lòng những người xung quanh mình và nhận lại những cái mình học hỏi từ họ, cả sự kính trọng yêu mến của họ dành cho mình nữa.

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *