Phân tích bài Chiều tối trong tập nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

Phân tích bài Chiều tối trong tập nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

BÀI MẪU 1

1. Năm 1942, Bác Hồ sang Trung Quốc. Bác bị bọn phản động Quốc dân bắt. Chúng giải Bác suốt 13 huyện của huyện Quảng Tây, giải tới giải lui khắp 18 nhà lao. Có ngày Bác phải đi trên 50 cây số trong mưa gió:
Năm mươi ba cây số một ngày
Áo mũ dầm mưa, rách hết giày
Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ
Ngồi trên hố xí đợi ngày mai
Tuổi gì sức yếu,gian khổ đến như vậy là cùng. Nhưng vốn là con người yêu đời nên trên những chặng đường bị giải đi, Bác vẫn làm thơ ghi lại cảm xúc của mình.
Trong Nhậ Kí trong tù có nhiều bà thơ ghi lại cảm xúc này. Đi đường, trên đường đi, Đi Nam Ninh,Giữa đường đáp thuyền đi huyện Ung…
Chiều tối là một trong những bài người làm trên đường đi giải

2. Bài Chiều tối có kết cấu chặt chẽ. Từ câu một đến câu 4( Khai , thừa, chuyến, hợp), cảm xúc liền mạch.
2.1 Hai câu 1,2:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Đây là cảnh chiều tối nơi rừng núi. Cảnh dược vẽ nên bằng vài nét chấm phá: chim bay về rừng, “chòm mây trôi nhẹ” giữa tầng không.
Thực khó lòng nghĩ rằng hình ảnh êm đềm lại là cảm xúc của một người tù đã bị giải đi suốt ngày. Phải có tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sồng htif mới có cảm xúc đẹp đến như vậy. Hiện lên qua hai câu thơ trữ tình là tâm hồn của một thi sĩ giàu cảm xúc, cảm nhận thiên nhiên thật tinh tế.
2.2. Câu 3:
Cô em xóm núi ay ngô tối
Sau khi tả cảnh xóm núi: Chim bay về núi ngủ, mây trôi nhè nhẹ trên trời, tác giải tả cảnh cô gái xây ngô vào buổi tối. Trong nguyên tác không có chữ tối, chỉ có xay ngô (ma bao túc). Như Vậy, thêm chữ tối vào kể cũng không sai, chỉ có điều đặt chữ tối vào đây thì ý lộ quá rõ, nó làm giảm cái hay của câu bốn. Câu ba gắn chặt với câu 4, nói lên hoạt động liên tục của cô gái xay ngô ” ma bao túc”, “bao túc ma hoàn”. Thời gian trôi dần theo cối ngô.

2.3 Câu 4
Xay hết lò than đã rực hồng
Khi hết cối ngô thì “lò than đã rực hồng”, trời đã tối, nhìn vào màn đêm thấy lò than đã rực lên. Trong nguyên tắc, nhịp câu bốn là 4-3( bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng)
Trong bản thơ dịch thơ thì nhịp 2-5, phải giữ nhịp thơ 3-4 như trong nguyên tác thì mới thể hiện đúng ý thơ. Nhịp 3 ngắn, thể hiện đúng cái tối đến nhanh, thu dần cuộc sống lại bên lò than, cái ấm tụ lại, tỏa ra chữ hồng.
Còn ngắt nhịp 2-5 thì không thể hện được ý trên, nó làm giảm đi niềm vui của Bác khi thấy cảnh ssongs của những người nghèo. Họ vât vả thật , nhưng cuộc sống thanh thản,bình yên. Câu 4 nói lên đầy đủ cảm xúc của Bác: niềm vui sau một chặng đường dài gian khổ khi thấy cảnh sống của người lao động, lòng bác lại ấm lại.

3. Trong các bài thơ, nhất là các bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của Bác, mạch thơ kín, ý chuyển dần câu 4 thì đọng lại. Đặc sắc về nghệ thuật và nội dung rõ nhất ở câu 4.
Bài chiều tối cũng như nhiều bài khác của Bác, ý thơ chuyển linh hoạt.
Bàn về bà thơ này, Hoàng Trung Thông có viết:
“…Câu đầu nói về con chim đi xa mỏi mệt,về chiều tìm chốn đậu. Làn mây giữa tầng không, làn mây che trời cũng uể oải mệt mỏi như thế, cũng muốn tìm chỗ trú chân. Còn cô em trong xóm núi thì đang xay ngô tối, một công việc rất thủ công và nặng nhọc, và cô em cứ xay hoài cho đến khi hết cũng là lúc hòn than đã đỏ. Tất cả ba câu thơ trên đều miêu tả sự mệt mỏi, vội vã, nặng nề. Giá như chỉ dừng lại ở đó thì nhà Thơ Hồ Chí Minh của chúng ta cũng không khác gì nhà thơ Liễu Tống Nguyên đời Đường và bài thơ Giang Tuyết…Nhưng Hồ Chí Minh rất Đường mà lại không Đường một chút nào.
Với một chữ “hồng”, Bác đã làm rực sáng lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, vộ vã, sự nặng nề dễn tả trong ba câu thơ đầu,đã làm rực sáng lên khuôn mặt của cô em sau khi xay khô. Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ Đường người ta còn gọi là “con mắt của thơ” hoặc là “nhãn tự”, nó sáng lên, nó cân lại, chỉ một chư thôi,với hai mươi bảy chữ khác dầu nặng đến mấy đi chăng nữa.
Với chữ “hồng ” đó, có ai còn cảm giác nặng nề mệt mỏi nhọc nhằn nữa đâu, mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia. Đó là mùa đỏ của tình cảm khác.

BÀI MẪU 2: PHÂN TÍCH BÀI THƠ CHIỀU TỐI TRONG TẬP NHẬT KÍ TRONG TỪ CỦA HỒ CHÍ MINH

1. Nhật Kí trong tù có nhiều bài thơ viết về buổi chiều. Khoảng thời gian cuối cùng ấy đã trở thành thi hứng cho nhiều bài thơ của Hồ Chí Minh. Chúng ta gặp ở đây một buổi chiều gió lạnh của buổi chiều hoang hôn với tiếng chuông chùa, tiếng sa giục người nhanh chân bước.Chúng ta cũng gặp ở đây nỗi xót xa của một tấm lòng với cánh hoa tàn trong cảnh chiều hôm. Và một buổi chiều tối nào đó trên con đường tù đày thăm thẳm. Hồ Chí Minh đã xúc cảm mà nên thơ với một cánh chim bay, một áng mây trôi…
2.1 Bài thơ tả cảnh chiều. Người đọc bắt gặp ở đây bút pháp chấm phá quen thuộc của nhà thơ. Chỉ với vài nét mà người ddax mở ra cho người đoch cả một thế giới. Trong bức tranh cảnh chiều ấy. hồ Cí Minh chỉ vẽ một cánh chim về rừng tìm chốn ngủ, một áng mây trôi nhẹ giữa tầng không , nhưng cũng đủ để gợi lên nỗi bâng khuâng, xao xuyến của lòng người. Cánh chim nhỏ nhoi khiến bầu trời như mở rộng thêm ra, chòm mây lẻ loi trôi chầm chậm giữa tầng không khiến cho trời đất cangd bao la. Trước cái mênh mông vô hanjc ủa vũ trụ lòng người bỗng man mác, bâng khuâng.

Mặt khác hình ảnh chim bay về rừng tìm chốn ngủ, chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không cũng khiến cho lòng người xao xuyến. Suốt ngày chim đi kiếm ăn, bây giờ chim bay về rừng tìm chốn ngủ là chim đang bay theo quy luật tự nhiên của loài chim. Mây trôi giữa trời là bay theo quy luật của ngàn đời này. Tạo vật đang vận hành theo quy luật của muôn đời, chỉ có người đi là chưa dừng chân. Cho nên nhìn cánh chim bay,nhìn áng mây trôi lòng sao khỏi bồi hồi xao xuyến. Hóa ra câu thơ tả cảnh mà người đọc vẫn nhận ra một thoáng nao nao của lòng người.

2.2. Nhưng Hồ Chí Minh không để cho thoáng buồn ấy lấn át. Người tựa lòng mình vào ánh lửa chiều hôm, một ánh lửa làm ấm nóng cả bài thơ, cả lòng người.
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
Bài thơ chuyển từ bức tranh thiên nhiên sang bức tranh nhân sinh một cách thật tự nhiên. Hình ảnh cô em xóm núi và ánh lửa chiều hôm làm cho bức tranh không còn hiu hắt, quạnh quẽ mà ấm áp hơi thở của sự sống. Đưa hình ảnh con người với công việc bình thường là xay ngô vào bài thơ thấm đẫm chất Đường thi, hình như Hồ CHí Minh không có ý định thi vị hóa cuộc sống, mà chỉ gợi lên một vẻ đẹp bình dị, tươi tăn của cuộ sống bình thường, không một chút trang sức, gọt đẽo nào. Câu thơ đi vào lòng người với tất cả vẻ đẹp khỏe khoắn và bình dị của nó.

Về mặt bút pháp, Hồ Chí Minh dã thể hiện những nét đặc sắc hiếm thấy: Mấy chữ “Ma Bao túc” ở cuối câu đã được láy lại ở đầu câu bốn “Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng”, không chỉ tạo nên một câu thơ ngắt dòng rất lạ, mà còn tạo được láy âm nhịp nhàng. diễn ta được vòng quay không dứt của cối xay ngô, làm cho câu thơ đầy tính tạo hình.Nhịp thơ 4/3 ngắt ở nhịp sau chữ “hoàn” như vừa diễn tả công việc xay ngô vừa kết thúc cũn là lò than đã rực hồng. Cái hay của bài thơ là nhà thơ không dùng một chữ “tối” nào mà người đọc vẫn nhận ra đêm tối đang buông xuống nhờ ánh hồng của lò than.

Bài thơ tả cảnh chiều tối theo hướng vận động từ chiều đến tối, từ ngày sang đêm, nhưng không hề gợi lên sự tăm tối, tàn tạ, trái lại đầy ánh sáng và hơi ấm. Ánh sáng và hơi ấm của bài thơ toát lên từ ánh lửa chiều hôm, từ nhịp điệu cuộc sống con người và còn toát lên từ trái tim lạc quan yêu đời của Hồ CHí Minh.

3. Chiều tối là bài thơ tả cảnh, nhưng người đọc lại nhận ra ở đấy có một tâm hồn biết nâng niu, trân trọng từ một áng mây trời cho đến một cánh chim bay, từ ánh lửa chiều hôm cho đến hình bóng con người. Tâm hồn ấy dù ở đâu, dù hoàn cảnh nào cũng có thể khám phá những vẻ đẹp khác nhau để mà bồi hồi, xao xuyến.

Trên đây là 2 bài văn mẫu Phân tích bài Chiều tối trong tập nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.Các bạn tham khảo nhé!

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *