Phân tích bài thơ sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh

Đề bài: em hãy phân tích bài thơ sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh

Bài văn mẫu phân tích bài thơ sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh

Nếu mùa xuân là mùa của hội tụ của những bàn tay nghệ sỹ tài hoa thì mùa thu bước vào thi ca cũng tự nhiên gần gũi. Trước đây, Nguyễn Khuyến nổi tiếng với chùm thơ thu bước vào thi ca cũng tự nhiên gần gũi. Trước đây Nguyễn Khuyến nổi tiếng với chùm thơ thơ thu: Thu điếu, Thu vịnh, thu ẩm. Xuân Diệu có Đây mùa thu tơi thật nhỏ nhẹ, khiêm nhường. Lưu Trọng Lư có Tiếng thu bất hủ với thời gian. Hữu Thỉnh góp mặt cho mùa thu đất nước một góc quê hương. Cái khoảng khắc rất đặc biệt, khoảnh khắc sang thu. Đọc bài thơ Sang thu của ông, ta có một cảm giác rất lạ, không rõ rệt, chỉ thấy bồi hồi, xúc động trong từng câu thơ hình ảnh:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, cô đọng về lời mà ý tình xúc tích. Cả bài thơ giọng điệu nhẹ nhàng đôi lúc trầm lắng suy tư. Bài thơ là sự rung động của một hồn thơ trước thiên nhiên khi đất trời sang thu, một bức tranh giao mùa tuyệt đẹp.

Mở đầu bài thơ, người đọc có thể nhân ra ngàu cảm nhân tinh tế của Hữu Thỉnh khi tiết trời sang thu:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se

Từ bỗng thể hiện sự đột ngột, bất chợt trong cảm nhận. Nhưng chính cái bất ngờ ấy thật nên thơ và đáng yêu! Trong một buổi chiều thu ở làng quê Bắc Bộ nhà thơ đã chợ ra điều gì? Hương ổi phả vào trong gió se. Vì sao lại là hương ổi chứ không phải là các hương vị khác? Người ta có thể đưa vào trong bức tranh mùa thu các hương vị ngọt ngào của ngô đồng, cốm xanh, hoa ngâu… nhưng Hữu thì thì không. Đứng giữa vườn ổi xá lị chín vàng, giữa tiết trời cuối hạ đầu thư, ông nhân r acais hương vi chua chua, ngòn ngọt của những quả ổi chín vàng ươm. Hương vị ấy đơn sơ, mộc mạc đồng nội, rất quen thuộc của quê hương. Thế nà ít ai nhân ra sự hấp dẫn của nó. Bằng cảm nhận thật tinh tế, bằng khứu giác, nhà thơ đã chợt nhận ra những dấu hiệu của thiên nhiên khi mùa thu lại về. Em thật sự rung động trước cái “bỗng nhận ra ấy của tác giả. Chắc hẳn nhà nhà thơ phải gắn bó với thiên nhiên lắm nên mới có được sự cảm nhận tinh tế và nhạy cảm như thế.

Dấu hiệu của sự chuyển mùa còn được thể hieenh qua ngọn gió se mang theo hương ổi chín. Gió se là làn gió nhẹ, thoáng chút hơi lạnh, còn được gọi là gió heo may. Ngọn gió se se lạnh, se se thổi, thổi vào cảnh vật, thổi vào cảnh vật, thổi vào lòng người một cảm giác mơn man xao xuyến. Từ phả được dùng trong câu thơ phả vào trong gió se mới độc đáo làm sao! Nó diễn tả được tốc độ của gió, vừa đủ chậm để nhà thơ cảm nhận sự hiện hữu của nó trong không gian, vừa góp phần thể hiện sự bất chợt trong cảm nhận: Hương ổi có sẵn mà chẳng ai nhận ra, thế mà Hữu Thỉnh đã bất chợt nhận ra và xao xuyến vì cái hương đồng gió nội ấy.

Không chỉ có hương ổi “gió se” gợi lên nhiều liên tưởng. Tác giả nhân hóa làn sương như muốn diễn rả sự cố ý đi chậm chạp của nó khi chuyển động. Nó bay đi qua ngõ, giăng mắc vào giậu rào, hàng cây khô trước ngõ xóm đầu thôn. Nó có cái vẻ duyên dáng, yểu điệu của một làn sương, một hình bóng thiếu nữ hay của một người bạn gái nào đất. Đâu chỉ có thế cái hay của tư láy chùng chình còn là gợi tâm trạng. Sương dềnh dàng hay lòng người đang tư lự hay tâm tư tác giả cũng chùng chình?

Khổ thơ thứ nhất khéo lại bằng câu thơ:

Hình như thu đã về

Hình như không có nghĩa là không chắc chắn mà thể hiện cái ngỡ ngàng, ngạc nhiên và chú bâng khuâng. Từ ngọn gió se mang theo hương ổi chín thơm, vàng ươm nơi vườn tược đến cái duyên dáng yểu điệu của làn sương cứ chùng chình không vội vã trước ngõ, tác giả đã nhận ra sự chuyển mình nhẹ nhàng nhưng khá rõ rệt của thời tiết và thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa, bằng đôi mắt tinh tế và gắn bó với cuộc sống nơi làng quê, của một người lính đã từng trải qua những năm tháng chiến tranh. Nếu không phải là Hữu Thỉnh, liệu ra có cảm nhận được cái duyên hương thu, có được cái tâm trạng như nhà thơ không?

Dùng dằng quan họ
Nở tím bên sống Thương
Nắng thu đang trải đầy
Đã trăng non múi bưởi
Bên cầu con nghé đực
Cả chiều sang sông

Chiều Sông Thương

Sang thu đậm chất dân gian làng quê dân giã mang đậm hơi thở của ruộng đồng nhưng vẫn rõ nét triệt lý:

Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi

Mưa bớt dần, sấm mùa hạ ít khi đi sang thu hàng cây không còn phải giật mình đột ngột. Đó là quy luật tự nhiên. Nhưng hai câu thơ còn có ý nghĩa hàm ngôn “Sấm” là những âm vang ba động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” chính là những người từng trải đứng tuổi sẽ vững càng hơn trước tác động của ngoại cảnh.

Khi sáng tác Sang thu, Hữu Thỉnh cùng với dân tộc vừa trải qua những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Cuộc chinh chiến ấy như một mùa hạ oi ả, bức bối. Sống những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Cuộc chinh chiến ấy như một mùa hạ oi ả, bức bối. Sống giữa những năm tháng hòa bình vào một buổi chiều thu êm ả thanh bình ở làng quê, tác giả cảm nhận sự thanh thản trong tâm hồn như “sông được lúc dềnh dàng” bởi trước kia dẫu có muốn con người cũng chẳng thể dềnh dàng, chùng chình, cho nên dẫu có gặp sóng gió cuộc đời, tác giả vẫn bình tĩnh chấp nhận đương đầu, không trở ngại nào đánh gục được chỉ có thể làm cho con người có cơ hội khẳng định mình.
Nếu ở khổ 1 trạng thái cảm xúc của tác giả mới chỉ là bỗng hình như thì ở hai câu thơ còn lại, sự vận động của màu thu đã được cụ thể giá bằng những sắc thái đổi thay của tạo vật.

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã

Vì con sông thì dềnh dàng còn chim lại vội vã? Đây là những cảm nhận rất tinh tế và có cơ sở khoa học nhưng vẫn giàu sức biểu cảm. “Sông được lúc dềnh dàng”, vì sang thu nước sông bắt đầu cạn chảy chậm lại. Còn những đàn chim vội vã vì mùa he chím trú mưa, ít có cơ hội kiếm mồi. Bây giờ sang thu kiếm mồi. Bây giờ sang thu khô ráo hơn, chúng tranh thu đi kiếm mồi và trú rét ở phương Nam khi trời ấm áp. Hai hoạt động dường như có vẻ đối lập nhau, nhưng với lối nhân hóa, Hữu Thình đã phả vào vật hồn người, tác giả đã làm cho cho con sông trở nên duyên dáng, gần người hơn, thể hiện một không gian khêu gợi hồn thơ.

Dấu hiệu sang thu còn được miêu tả rất sinh động qua hình ảnh.

Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Đây là một hiện tượng sáng tạo thú vị. Mây mùa hạ thường xám xịt đen kịt tạo nên cảm giác nặng nề. Mây mùa thu trong vắt “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt”. Sự thật không có đám mây nào như thế. Vì làm sao có sự phân chia rạch ròi mắ nhìn thấy được trên bầu trời. Đó là đám mây trong liên tưởng, tưởng tượng của tác giả. Nhưng chính cái hình ảnh mùa hạ nối với mùa thu bởi nửa đám mây lững lờ cũng dềnh dàng chùng chình, bảng lảng trên tầng không làm cho người đọc cảm nhận không gian và thời gian lúc chuyển mùa thu đẹp làm sao! Có thể nói đây là câu thơ đẹp nhất trong bài, tiêu biểu nhất của bài thơ sang thu.

Nhà thơ còn cảm nhận được những biểu hiện bào khác của thời tiết khi chuyển mùa hạ sang thu?

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa

Đại từ phiếm chỉ bao nhiêu diễn tả số nhiều. Không đếm được, làm sao đếm được nắng, những tác giả cảm nhận năn cuối hạ đầu thu đã bớt nồng nàn, oi ả tia nắng đã bớt rực rỡ và những cơn mưa ào ạt cũng đã thưa dần.

Hữu Thĩnh cũng đã có những câu thơ đoạn thơ gần tứ thơ này nhưng không tài hoa bất ngờ thú vị bằng chẳng hạn:

Đi suốt cả ngày thu
Vẫn chưa về tối nao

Sang thu là một khúc giao mùa nhẹ nhàng thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí, đã nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc, góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương, đem đến cho chúng ta tình yêu quê hương đất nước qua nét thu Việt Nam.

Bài văn mẫu phân tích bài thơ sang thu sẽ giúp các bạn học tốt hơn. Chúc các bạn thành công trong kỳ thi sắp tới.

 

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *