Phân tích hình ảnh đất nước và niềm tin ngời sáng trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi

Đề bài: Phân tích hình ảnh đất nước đau thương căm hờn đứng lên chiến đấu với sức mạnh và niềm tin ngời sáng trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi

Bài văn mẫu Phân tích hình ảnh đất nước và niềm tin ngời sáng trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi

Đất nước là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi, là thành tự của thơ ca kháng chiến chống Pháp, là tác phẩm tiêu biểu về chủ đề đất nước. Bài thơ nói lên tình yêu đất nước và miền đau đớn trước thực tại đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh. Trước thực tại nghiệt ngã đó, nhà thơ lại càng thiết tha hòi niệm. Qua đó nhà thơ muốn nói lên hình ảnh đất nước từ đau thương căm hờn đã anh dũng đứng lên chiến đấu với sức mạnh niềm tin ngời sáng để làm cho đất nước tươi đẹp hơn.

Trong phần hai của bài Đất nước, tác giả đã dựng lên tượng đài Tổ quốc với vẻ đẹp bi tráng. Đó là vẻ đẹp của đất nước từ đau thương đã vững vàng đứng lên chiến đấu với sức mạnh và niềm tin sáng ngời.

Đất nước đau thương bởi chiến tranh, bởi tội ác của bọn thực dân xâm lược:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều.

Câu thơ bắt nguồn từ cảm xúc thực mà tác giả gặp trên đường hành quân. Hành quân qua Bắc Giang, nhà thơ chứng kiến những cánh đồng bị tài phá không màu xanh, sự sống, những vành đai trắng kẻ thù lập nên quanh đồn bốt, những cánh đồng dưới ánh mặt trời chiều đỏ. Dây thép gai đồn giặc tua tuả in lên bầu trời.

Từ hình ảnh thực cụ thể, câu thơ nâng lên tầng khái quát đặc tả đất nước Việt Nam trong đau thương, trong khói lửa chiến tranh. Nhìn cánh đồng dưới nắng đỏ ối, tác giả có cảm giác như cánh đồng quê đang chảy máu. Dây thép gai in lên nền trời như đâm nát cả bầu trời bình yên. Hình ảnh gợi lên trong lòng ta bao đau thương nhức nhối. Cánh đồng cho ta hạt lúc, củ khoai thì giờ đây đang ứa máu. Bầu trời cho ta không khí trong lành, cho ta sự bình yên thì giờ đây đang bị quân thù điên cuồng tàn phá. Trong nỗi đau xót xa ấy, có cả niềm yêu mến thiết tha sâu sặng đối với đất nước lại có cả nỗi căm hờn đối với quân xâm lược.

Biện pháp nghệ thuật theo hướng nhân cách hóa: “Cánh đồng quê chảy máu” đã vật chất hóa nỗi đau, nỗi đau như được cảm nhận bằng da thịt, có cảm giác như thân hình Tổ quốc đang bị cào xé. Thêm vào đó, những động từ mạnh được sử dụng: “cánh đồng quê chảy máu, đâm nát trời chiều” càng gợi lên bao nỗi nhức nhối. Câu thơ có sự hòa quyện giữa thực và ảo bởi nghệ thuật ngược sáng của điện ảnh. Qua cách nhìn đó, tác giả mới có cảm nhận cánh đồng quê dưới ánh chiều đỏ ối như nhuốm một màu. Câu thơ Nguyễn Đình Thi làm ta nhớ đến câu thơ của một ông vua thời Trần khi ngắm cảnh sông Bạch Đằng trong buổi chiều tà:

Ánh nước chiều hôm màu đỏ khé

Tưởng rằng máu giặc vẫn chưa khô.

(Trần Minh Tông).

Sau hai câu thơ nói về đất nước đau thương bởi chiến tranh là hai câu thơ nói về tâm trạng của người lính trên đường hành quân:

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

Động lực thôi thúc đất nước, thôi thúc người lính lên đường chiến đấu là lòng căm hờn quân xâm lược và tình yêu tha thiết đối với người thương. Hai ngọn lửa căm hờn và yêu thương đều cháy bỏng, đều “nung nấu” trong tâm hồn người lính. Họ lên đường chiến đấu vì tình đất nước, vì tình riêng đã hòa quyện làm một.

Trên nền đất nước đau thương bởi chiên tranh, tâm tưởng người lính được soi rọi bởi “ánh mắt người yêu”. Hình ảnh “đôi mắt” của người yêu như ngôi sao xanh soi tỏ bầu trời đêm. Ngôi sao xanh của niềm tin, niềm hi vọng soi sáng cả đường hành quân của người chiến sĩ cách mạng. Hình ảnh ấy như ngôi sao thương nhớ, hi vọng, niềm tin, là một vẻ đẹp cứ trở đi trở lại trong thơ Nguyễn Đình Thi:

Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh

Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây

Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh

Sưới ấm lòng chiến sĩ giữa ngàn cây.

(Nhớ)

Tia lửa nơi ta bay lên cao

Trong mắt người yêu thành trời sao

(Em bảo anh)

Tâm hồn người chiến sĩ trong thơ Nguyễn Đình Thi mang một vẻ đẹp lãng mạn, gợi nhớ đến vẻ đẹp lãng mạn của những người chiến binh trong Tây Tiến của Quang Dũng: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới. Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

Khi kẻ thù dây bao tội ác thì không chỉ người lính đứng lên, mà:

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu

Đã bật lên những tiếng căm hờn.

Những con người hiền lành như hạt lúa, củ khoai đã đứng lên thành sức mạnh của cả khối căm hờn. Câu thơ làm ngời lên vè đẹp của con người Việt Nam, những con người của lòng yêu thương, giàu lòng nhân ái nhưng cũng vô cùng gan góc, kiên kiền. Đó là những con người: “Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa. Trong và đục sáng hai bờ suy tưởng. Sống hiên nganh mà nhân ái chan hòa (Huy Cận).

Trong bài thơ Đất nước, tác giả còn nói lên nhận thức về vai trò của nhân dân đối với đất nước:

Ôm đất nước những người áo vải

Đã đứng lên thành những anh hùng.

Động từ “ôm” nói lên sự gắn bó thiết tha máu thịt giữa nhân dân với đất nước. Những người lao động, những người áo vải khi đứng lên bảo vệ đất nước mình thì họ đã trở thành anh hùng của thời đại mới. Đây là một quan niệm mới của Nguyễn Đình Thi về chủ nghĩa anh hùng. Người anh hung của thời đại mới là những con người bình thường giản dị, là quần chúng nhân dân.

Mối quan hệ gắn bó giữa đất nước và nhân dân được nhận thức rất rõ trong bài thơ này của Nguyễn Đình Thi về sau tiếp tục trở thành tư tưởng đất nước của nhân dân – tư tưởng chủ đạo trong đoạn trích Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm).

Vẻ đẹp của đất nước đúng lên chiến đấu với sức mạnh và niềm tin yêu ngời sáng và dâng trào trong bốn câu thơ:

Súng nổ tung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

Với bốn câu thơ này, tác giả đã dựng nên một tượng đài Tổ quốc với vẻ đẹp bi tráng. Bốn câu thơ có cảm hứng trực tiếp từ không khí sôi động của chiến trường Điện Biên mà tác giả đã từng được chứng kiến. Trong mưa bom bão đạn, trong mưa dầm gió bấc, bộ đội ta đào hào tiến công đồn giặc. Người trước ngã, người sau tiếp bước, ào ạt xông lên như nước vỡ bờ. Khi chiến hào tới sát đồn địch, những người lính rũ bùn đứng lên tiến công trong ánh sáng chói lòa của lửa đạn.

Từ hình anht thực, cụ thể, tác giả đã đẩy câu thơ lên tầm khái quát mang tính biểu tượng: Nước Việt Nam từ trong máu lửa của chiến tranh, từ trong bùn nhơ nô lệ đã vươn mình đứng dậy với sức mạnh “Phù Đổng”, chói lòa ánh sáng tương lai.

Để dựng tượng đài Tổ quốc với vẻ đẹp bi tráng, tác giả đã sử dụng nghệ thuật đậm chất sử thi. Chất anh hùng ca, chất sử thi thấm đượm trong từng yếu tố, từ ngôn ngữ đến hình tượng và nhịp điệu câu thơ.

Về ngôn ngữ, đoạn thơ xuất hiện nhiều cụm động từ, những cụm động từ này liên kết với nhau tạo thành những chuyển rung dữ dội: “súng nổ”, “rung trời, “giận dữ”, “người lên”, “nước vỡ bờ”, rũ bùn đứng dậy”. Những động từ này phản ánh được không khí sôi động, khí thế hào hùng của quân dân ta trên chiến trườn Điện Biên.

Những hình tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp kì vĩ, lòng căm thù của nhân dân trút xuống đầu giặc được cảm nhận như sự căm hơn của trời đất: “Súng nổ rung trời giận dữ”. Sức mạnh của nhân dân được cảm nhận như sức mạnh của thiên nhiên, của đất trời, “người lên như nước vỡ bờ”. Hình ảnh ấy được đặc trong sự đối lập tương phản: “Máu lửa/rũ bùn/sáng lòa”, đã làm ngời lên vẻ đẹp bi tráng của Tổ quốc.

Nếu như trong toàn bộ bài thơ Đất nước có những câu viết theo thể thơ tự do, câu ngắn câu dài đan xen nhau thì ở bốn câu thơ cuối này, tác giả lại viết bằng thể thơ sáu chữ. Câu thơ ngắn gợi lên sự mạnh mẽ, sôi động, dồn dập và chắc khỏe:

Súng nổ/rung trời/giận dữ

Người lên/như nước/vỡ bờ

Rũ bùn/đứng dậy/sáng lòa.

Những câu thơ được ngắt nhịp 2/2/2. Đó là nhịp của những con sông, nhịp của triều dâng, lũ cuốn hết lớp này đến lớp khác. Kết thúc bài thơ là hai chữ “sáng lòa” càng làm lấp lánh thêm vẻ đẹp của tượng đài Tổ quốc.

Đất nước là bài thơ được viết trong suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ xứng đáng được coi là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài đất nước. Bằng tình yêu thiết tha và niềm tự hào vô bờ về đất nước. Nguyễn Đình Thi đã không thể không đau đớn khi nhìn thấy đất nước đau thương của mình bị tàn phá. Nhà thơ đã nói lên sức mạnh ngời sáng quả cảm của dân tộc, anh dũng hi sinh để đất nước phồn vinh, ấm no hơi, tươi đẹp hơn.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *