Đề bài: Em hãy phân tích tác phẩm “Thương vợ” của Trần Tế Xương
I. Tìm hiểu chung:
- Tác giả:
- Trần Tế Xương (1870 – 1907), quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định.
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo nhưng đỗ tú tài (sau 8 lần thi trượt).
- Lập gia đình sớm lúc 18 tuổi.
- Tú xương chỉ sống 37 tuổi nhưng để lại 150 bài thơ chủ yếu là thơ Nôm đủ các thể loại: thơ đường luật, lục bát, văn tế.
- Ông có cá tính phóng khoáng, không chịu bó mình trong khuôn khổ trường thi.
- Tác phẩm:
- Sáng tác chủ yếu là thơ Nôm:
+ Thơ Tú Xương gồm 2 mảng: trào phúng và trữ tình.
+ Đề tài: bà Tú trong thơ Tú Xương.
- Nội dung: thơ bộc lộ lòng nhân đạo, yêu nước sâu sắc.
II. Đọc – hiểu văn bản:
- Nỗi vất vả gian truân của bà Tú:
- “Quanh năm”: thời gian có tính lặp lại, khép kín→làm nổi bật nỗi vất vả, nhọc nhằn của bà Tú.
- “Mom sông”: không gian mua bán, chênh vênh nhiều nguy hiểm→nhấn mạnh sự khó khăn, tăng cảm giác về sự nhỏ bé, yếu ớt của bà Tú.
- Sử dụng số từ “năm, một” kết hợp quan hệ từ “với”, kết hợp lượng từ “đủ” →thấy được gánh nặng chồng con đè lên đôi vai của bà Tú, từ đó cho thấy ông Tú ghi công vợ một cách chi tiết, bởi bà rất đảm đang, tháo vác, chu đáo với chồng con, đồng thời tự trách mình góp thêm gánh nặng cho vợ.
- “Thân cò”: dùng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian sáng tạo:“con cò lặn lội”, kết hợp đảo ngữ để nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú→gợi nỗi đau thân phận.
- Sử dụng từ chỉ thời gian kết hợp từ chỉ không gian “quãng vắng” →để thấy cái rợn ngợp của thời gian và sự nguy hiểm của không gian từ đó độc giả vừa nhận biết nỗi nhọc nhằn, vất vả của bà Tú, vừa thấy tấm chân tình, quan tâm, lo lắng của ông Tú dành cho vợ.
- “Eo sèo”: sự kì kèo, ngã giá, bớt một thêm hai→bà Tú vất vả khi phải gánh trên vai chồng con lại gặp cảnh khách hàng khó tính thì sự khó khăn vất vả càng tăng thêm.
- “Buổi đò đông”: cảnh chen chút, bươn chảy trên sông nước với bao sự chen lấn, xô đẩy chứa đầy bất chấp.
- Nghệ thuật đối: “khi quãng vắng”, “buổi đò đông” →nổi bật sự vất vả, gian truân của bà Tú.
- Đức tính cao đẹp của bà Tú:
- “Nuôi đủ” thể hiện gánh nặng đặt lên đôi vai bà Tú, cho thấy đây là người phụ nữ đảm đang, tháo vác, chu đáo với chồng con.
- Thành ngữ: “một duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa” kết hợp với số từ “một, hai” cùng cách sử dụng từ cổ “âu đành phận” →Tú Xương muốn cho người đọc biết ông thật hạnh phúc và may mắn khi có được một người vợ vẫn lặng lẽ, vẫn một mình gánh chịu vất vả lao động, tự xem đó là nợ là số phận không chối bỏ, luôn chấp nhận hi sinh không lời oán trách.
Þ Bà Tú là hình ảnh điển hình cho người phụ nữ Việt Nam tần tảo, giàu đức hi sinh, thủy chung.
- Tấm lòng và nhân cách của ông Tú:
- Yêu thương, quý trọng, tri ân vợ, thấu hiểu nỗi vất vả nhọc nhằn của vợ.
- Tự trách mình là gánh nặng, là món nợ đời để vợ phải gánh chịu.
- Tự phán xét, tự lên án bản thân đã hờ hững trước sự nhọc nhằn vất vả của vợ.
- Lời chửi trong hai câu cuối là Tú Xương tự chửi mình, nhưng cũng chính là chửi định kiến xã hội bạc bẽo – là nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ.
- Nghệ thuật: Vận dụng sáng tạo, ngôn ngữ thi liệu, văn học dân gian kết hợp chất trữ tình và chất trào phúng.
- Ý nghĩa văn bản: Chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng tiếng cười tự trào và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của nhà thơ.
Trên đây là bài phân tích tác phẩm “Thương vợ” của Trần Tế Xương. Các em cùng tham khảo nhé.
Chúc các em học tốt!