Cảm nhân về thiên nhiên trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh

Đề bài: Anh (chị) hãy nêu cảm nhận về thiên nhiên trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh.

Bài mẫu: Cảm nhận thiên nhiên trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh

Một phương diễn rất đẹp trong đời sống tâm hồn của Hồ Chí Minh là tình yêu thiên nhiên. Trong số 133 bài thơ của tập Nhật kí trong tù, có tới 20 bài thơ tả cảnh. Và ngay cả trong những bài thơ Bác không có ý định tả cảnh, tả vẫn gặp rất nhiều hình ảnh của thiên nhiên. Nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai có một nhận xét rất chính xác: “Tập Ngục trung nhật kí đã dành cho thiên nhiên một địa vị danh dự”.

Cảm nhân về thiên nhiên trong tập
Bài mẫu: Thiên nhiên trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh

Tuy nhiên nói đến thiên nhiên trong Nhật kí trong tù mà không nói đến bài Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi” của Bác thì lại là một thiếu sót lớn và không hiểu hết thơ Bác. Bác thơ Bác viết:

Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây, gió,trăng, hoa,tuyết,núi,sống
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong

Ở đây Bác đã đề ra một yêu cầu của thời đại đối với thơ và nhà thơ. Thơ hiện đại nên có chất thép,chất chiến đấu và nhà thơ cũng phải có tinh thần cách mạng. Hiểu như vậy, chúng ta mới có thể lí giải vì sao trong Nhật kí trong tù, Bác lại viết về thiên nhiên nhiều đến thế và thiên nhiên trong thơ Bác luôn được cảm nhận bằng tâm hồn nghệ sĩ,một thiên nhiên hiện lên thật chân thực,nhiều cảnh không kém khắc nghiệt,dữ dội nhưng cũng đầy chất thơ.

Thiên nhiên trong Nhật kí trong tù được biểu hiện chủ yếu trong hai phạm vi không gian:trên nhiều chặng đường bị áp giải và trong cảnh tù đày chật hẹp. Song dù ở đâu, chúng ta luôn luôn có một cảm giác như được gặp một nghệ sĩ, một con người có tâm hồn rộng mở,yêu tha thiết thiên nhiên, yêu con người, yêu cái đẹp của thiên nhiên và con người. Ta lại càng cảm phục Bác vì những bài thơ về thiên nhiên ấy lại không phải được viết nên bởi một con người tự do, nhàn tản mà bởi một người tù,cố luôn phải mang gông, chân bị xiềng, tay bị trói đang ngồi sau cánh cửa nặng trijhc của buồng giam kia,hay đang phải lê bước trên con đường đi đày…Ấy thế mà tâm hồn Bác vẫn vượt ra khỏi bốn bức tường giam, thoát ra khỏi những song sắt lạnh lùng mà đón chào, mà thu hút lấy những gì còn có thể gọi là nguồn vui mà cảnh vật bên ngoài có thể cung cấp được cho đời sống nội tâm người tù khao khát tự do. Nhưng nào có gì đặc biệt đâu, chỉ là: một tia sáng mặt trời lúc ban mai, một luồng gió mát và mùi hoa từ ngoài sân thoảng tới, một bóng đen thẫm của lùm cây, một chùm sao Bắc Đẩu nhấp nháy xa xa và nhất là ánh trăng. Không ai có thể quên được vầng trăng trong thơ Bác “thơ Bác đầy trăng”. Vầng trăng trong thơ Bác tượng trưng cho cái đẹp của thiên nhiên tạo vật, cho khát vọng tự do:

Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu

Bài tham khảo: Thiên nhiên trong tập "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh
Bài tham khảo: Thiên nhiên trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh

Trong thơ Bác, trăng luôn hiện ra với hình ảnh một người bạn. Trăng được cảm nhận trong nhiều hoàn cảnh thơ khác nhau, nhưng có lẽ chỉ một lần duy nhất Bác nói đến chuyện ngắm trăng, và trăng hiện lên đẹp nhất, sinh động nhất là bài Vọng nguyệt. Trăng được cảm nhận bằng tâm hồn của một thi sĩ:

Trong tù không có rượu, không có hoa để thưởng trăng như những tao nhân xưa, nhưng trăng vẫn sáng, cảnh vẫn đẹp nồng thắm như mời chào. Bỏ qua những nghi thức thông thường, tăng vàng người tù ngắm nhau mê mải như đôi bạn tri kỉ,không còn thấy ngục tù, không còn thấy xiềng xích. Bác thực sự đã trở thành một nhà thơ và tâm hồn của người tù ấy một lần nữa lại hiện lên thật đẹp với những cảm xúc rất nghệ sĩ về một cái đẹp, về một kiếp hoa sớm nở tối tàn:

Hoa hồng nở,hoa hồng lại rụng
Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình
Hương hoa bay thấu vào trong ngục
Kể với tù nhân nỗi bất bình

Với một sự cảm thông sâu sắc, nhà thơ nhận thấy mặc dù những cánh hoa sớm nở tối tàn. Hương hoa hay hồn hoa bay đi tìm sự sống, nó tìm đến người tù Hồ Chí Minh- để chia sẻ với nỗi bất bình kia.

Thiên nhiên hiện lên trong những lần chuyển lao được Bác cảm nhận bằng bút pháp chân thực. Nếu nhà tù với bức tường kín không gian hãm được hồn thơ của Bác thì những xiềng xích, gồm cùm của những lần chuyển lao cũng không dập tắt được cảm hứng thơ của Người. Trong những lần bị giải đi từ nhà lao này đến nhà lao khác, Bác thường bị giải đi bộ và phải ra đi từ rất sớm “đường đi khúc khuỷu lại gồ ghế”, và tường phải qua “núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Có ngày Bác phải cuốc bộ “năm mươi ba ba cây số” khiến “mũ áo dầm mưa rách hết giày”…Nhưng có hề chi1 Nhà thơ vẫn tự do ngắm nhìn đường sá, núi non, sông nước, làng mạc xung quanh với một tinh thần thép của một người cộng sản.

Cảm nhân về thiên nhiên trong tập
Thiên nhiên trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh

Một cánh chim bay về tổ, một chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không, một ánh lửa hồng của một bếp lửa làng quê vào lúc hoàng hồn, một tiếng chuông chùa ngân nga, một tiếng sáo trẻ thơ bay bổng, một cảnh ngoài đồng giữa những ngày mạ xanh hay mùa lúa chín.

Đừng tưởng rằng đó là một thái độ lạc quan, một sự buông xuôi bỏ mặc của một con người bất lực trước hoàn cảnh, mà ngược lại, đó chính là một bản lĩnh, một phong thái ung dung của một nhà hiền triết đã nắm chắc được quy luật vận động của cách mạng. Cho nên bất kể gian khổ, tối tăm đến đâu, Người vẫn tìm ra ánh sáng và niềm vui. Thiên nhiên luôn được cảm nhận bằng một tái tim phơi phới lạc quan, yêu đời, yêu sự sống. Khác với thiên nhiên trong thơ ca cổ điển, thiên nhiên trong thơ Bác không bao giờ mang màu sắc hiu hắt, cô quạnh mà luôn luôn ấm nóng sự sống, từ tư tưởng đến hình ảnh luôn luôn có sự vận động từ tối đến sáng, từ buồn sang vui, từ tàn lụi đến sự sống, và con người luôn luôn chủ thể làm bức tranh thiên nhiên ấm áp và sáng hẳn lên. Cảm hứng lãng mạn của một nhà thơ chiến sĩ cộng sản đã phác họa được một thiên nhiên mới, rực rỡ trong cảnh “trời hửng” của một ngày mới, thiên nhiên đất trời được vẽ nên như một “bức tranh quê bằng chữ bạc chữ vàng trên nền trời gấm đỏ”.

Thiên nhiên trong Nhật kí trong tù thật đa dạng và muôn màu sắc, một thiên nhiên luôn luôn hiện diện bằng một nét chân thực với một trái tim nhạy cảm, đầy khát vọng tự do, một bản lĩnh sắt thép của người cộng sản. Cảm nhận những hình ảnh thiên nhiên trong thơ Bác thêm một lần nữa chúng ta hiểu hơn về một khía cạnh cao đẹp của tâm hồn Bác.

Với bài tham khảo “Thiên nhiên trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh” chúc các bạn học tốt !

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *