Thể tích của một hình là giá trị cho biết hình đó chiếm bao nhiêu phần trăm không gian ba chiều, Bạn cũng thể xem thể tích của một hình là lượng nước hoặc không khí. Đơn vị phổ biến của thể tích mà bao gồm Centimet khối, mét khối, inch khối, và feet khối. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn công thức tính thể tích của 6 hình khổi ba chiều thường gắp trong các dạng toán, bài kiểm tra toán, bao gồm hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình trụ, hình chóp, hình nón và hình cầu.
Công thức tính thể tích
Công thức tính thể tích hình lập phương
HÌnh lập phương là một khối ba chiều có mặt là hình vuông. Hay nói cách khác đây là một hình hộp có tất cả các cạnh bằng nhau. Chúng ta có thể nhìn thấy ví dụ về hình lập phương đó chính là viên xúc xắc.
Vì tất cả các cạnh của hình lập phương đều bằng nhau cho nên công thức tính thể tích của hình lập phương cũng rất đơn giản. V= s3 . Để tìm được S3 thì bạn chỉ cần nhân nó với ba lần thể tích, S= SxSxS
Để tìm chiều dài của một cạnh hình lập phương tùy từng trường hớp mà đề bài có thể cho sẵn giá trị này hoặc bạn phải tự đo cạnh của hình lập phương bằng thước. Vì đây là hình lập phương tức là tất các canh đều bằng nhau cho nên bạn chỉ cần đo một cạnh bất kỳ.
Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
Hình hộp chữ nhật hay còn gọi là lăng kính chữ nhật là một hình khối 3 chiều với 6 mặt đều nhau là hình chữ nhất. Hay có thể nói theo cách khác là hình hộp chữ nhật đơn giản là hình hộp chữ nhật 3 chiều hay một hình hộp.
Hình lập phương chính là một dạng đặc biệt của hình hộp chữ nhật.
Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật:
V= l.w.h
Trong đó:
L: Chiều dài
W: chiều rộng
H: chiều cao
Chiều dài hình hộp chữ nhất chính là cạnh dài nhất của mặt thuộc hình hộp chữ nhật mà mặt đó nằm song song với mặt phẳng của hình đó.Chiều dàu có thể được chỉ rõ trong giản đồ, hoặc bạn phải dùng thước để đo.
Chiều rộng hình hộp chữ nhật chính là cạnh còn lại, cạnh ngắn hơn của mặt song song với mặt phẳng của hình hộp đó, Các bạn có thể xác định bằng cách xem biểu đồ hoặc sử dụng thước để đo.
Công thức tính thể tích hình trụ tròn
Hình trụ là hình một hình khối không gian có hai đáy phẳng là hai hình tròn giống nhau và một mặt cong nối liền hai đáy. Công thức tính thể tích hình trụ tròn thì bạn cần biết chiều cao của hình đó và đường kính mặt đáy. Công thức để tính thể tích hình trụ tròn như tròn: V = πr2h với V là Thể tích, r là bán kính của mặt đáy, h là chiều cao của hình trụ, và π là hằng số pi
Công thức tính Thể tích Hình chóp
Hình chop là hình khối không gian có đát là một đa giác và các mặt bên của hình chóp giao nhau tại một điểm gọi là đỉnh của hình chóp. Một hình chóp có đáy là một đa giác đều tức là các cạnh của đa giác bằng nhau.
Công thức tính thể tích hình chóp đa giác đều là V=1/3bh.
Trong đó:
B là thể tích mặt đáy (đa giác đáy)
h là chiều cao của hình chóp, cũng chính là khoảng cách từ đỉnh của hình chóp tới mặt đáy của nó).
Công thức tính thể tích hình nón
Các đặc điểm của hình nón. Hình nón là một hình khối không gian ba chiều có mặt đáy là hình tròn và một đỉnh duy nhất.
Công thức tính thể tích hình nón. V = 1/3πr2h
Trong đó:
r là bán kính mặt đáy
h là chiều cao của hình nón và π là hằng số pi, ta có thể làm tròn và lấy giá trị của π là 3,14.
Tính thể tích hình cầu
Nhận biết hình cầu. Hình cầu là một vật thể không gian tròn hoàn toàn với khoảng cách từ một điểm bất kỳ trên mặt cầu tới tâm của hình cầu là một số không đổi. Hay nói cách khác hình cầu là hình quả bóng.
Công thức tính thể tích hình cầu sẽ bằng: V = 4/3πr3
Trên đây là công thức tính thể tích của các hình cơ bản các bạn có thể tham khảo và áp dụng nhé.