Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành 

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành

Giá trị của “Lặng lẽ Sa Pa” là ở chỗ tác phẩm đã khắc hoạ được chân dung của những con người trẻ tuổi dám nghĩ, dám làm, dám sống đầy bản lĩnh và nghị lực, sống tốt cho mình và cho mọi người.

“Lặng lẽ Sa Pa” là truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thành Long sáng tác năm 1970. Truyện ra đời trong hoàn cảnh miền Bắc đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, là hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam. Ra đời trong giai đoạn ấy, truyện mang dấu ấn của một thời điểm lịch sử mà mọi người dân đều có ý thức sống cho cái chung và dường như quên đi chính bản thân mình. Người thanh niên làm khí tượng trong truyện là một điển hình cho thế hệ thanh niên chỉ biết xả thân mình cho đất nước. Đọc “Lặng lẽ Sa Pa”, chúng ta chợt thấy mình như lắng lại trong chiều sâu xúc cảm.

Bài tham khảo: Phân tích Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long
Bài tham khảo: Phân tích Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long

Truyện bắt đầu thật tự nhiên theo vòng quay của bánh chiếc xe chở khách lên Tây Bắc và lời kể của người lái xe. Hình ảnh người thanh niên chạy xuống đón xe khi xe ngừng đă ngay lập tức làm người đọc phải chú ý: “người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ”. Phải, chính người con trai ấy là nhân vật chính trong truyện, là người làm nên những điều bất ngờ không những chỉ cho người hoạ sĩ già và cô kĩ sư trẻ mà còn cho cả người đọc.

Giá trị của “Lặng lẽ Sa Pa” là ởchỗ tác phẩm đã khắc hoạ được chân dung của những con người trẻ tuổi dám nghĩ, dám làm, dám sống đầy bản lĩnh và nghị lực, sống tốt cho mình và cho mọi người.

Nhân vật đầu tiên phải nhắc đến là anh thanh niên hai mươi bảy tuổi đời, sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét. Anh đã sống thật đặc biệt và nghĩ suy thật đặc biệt ở cái độ tuổi tưởng chừng chưa “chín” ấy. Sống một mình trên đỉnh núi mây mờ quanh năm bao phủ, mọi người phong cho anh biệt hiệu “người cô độc nhất thế gian”, nhưng anh vẫn vui vẻ và yêu đời, sống tốt. Nhìn vườn hoa quanh nhà anh với đủ các loại hoa rực rỡ, nhìn căn phòng ngăn nắp, sạch sẽ của anh, người ta buộc phải hiểu đây là một con người nghiêm túc, có chiều sâu. Càng phải hiểu điều đó hơn nữa khi nghe những lời anh tâm sự. Anh cũng là người, cũng biết buồn, biết sợ. Lúc mới lên làm việc, anh buồn đến nỗi khiêng cây chắn ngang đường để chặn xe lại, để gặp mọi người,vì anh “thèm người lắm”. Ôi, cái cảm giác “thèm người” ấy mới chân thật làm sao! Quả thực làm sao mà sông nôi khi quanh ta không có ai.

Còn nữa, anh quan niệm cũng thật thú vị: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”, và sách nữa, sách cũng là bạn, là người để anh tâm sự, trò chuyện. Suy nghĩ như vậy, anh cảm thấy bớt cô đơn. Rõ ràng, con người ấy sông bằng ý chí, bằng một tình yêu thật lớn với cuộc đời.

Chính cách sống và nghĩ suy của anh đã làm cho người hoạ sĩ già và cô gái trẻ phải suy ngẫm. Người hoạ sĩ già đang cảm thấy mình như trẻ lại với ước ao làm được thật nhiều việc có ý nghĩa. Còn cô gái, “trong cô dâng lên cảm giác hàm ơn”, có lẽ, chính anh đã thắp sáng lên trong cô bao hoài bão, bao ước nguyện thánh thiện được dâng hiến sức lực của mình cho cuộc đời.

Bài mẫu:Phân tích Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long
Bài mẫu:Phân tích Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long

Nhân vật thứ hai trong truyện có lẽ nên nói về cô gái này. Cô vừa ra trường, nhận công tác tại CTy Nông nghiệp Lai Châu. Chính tác giả đã khẳng định về cô: “Cô là thanh niên thề ra trường có thể đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì, nhận bất kì lương hướng, tiếp đón thế nào, cô thấy lòng cô cũng nhẹ nhàng”. Như vậy, chính cô gái cũng là một mẫu người dám xông pha, dám sống cao hơn cuộc sống chật hẹp của đời thường. Lần đầu xa Hà Nội, cô thấy mình háo hức, đầy những xúc cảm kì lạ. Cô bấy giờ chính là anh của những năm tháng trước, ởcô, người đọc có quyền tin tưởng rồi đây, tại một nơi nào đấy, cô cũng sẽ vui vẻ hoàn thành mọi công việc được giao, ởbuổi ban đầu bước vào đời, cô gặp anh đểmột lần nữa thấy được hướng đi đúng cho mình và bước đi mạnh mẽ, can đảm hơn.

Như vậy, hai người trẻ tuổi ấy đã gặp nhau trong niềm say mê chung đối với công việc, trong ý thức chung về sự cống hiến cho đất nước. Niềm mê say tràn đầy nhựa sống ấy của họ làm bừng lên sức trẻ cho tác phẩm. Và chính người họa sĩ ở vào tuổi đã chuẩn bị về hưu lại muốn mình được tiếp tục sống và làm việc cho đời. Ông dự định đi “thực tế” chuyến cuối cùng rồi về cùng anh em liên hoan tiễn biệt. Nhưng đến đây, ông bỗng cảm nhận mình còn phải sống và hiến dâng. Ông quyết sẽ trở lại, để “biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào”.

Ra đời năm 1970, trong không khí hai miền đang hăng say xây dựng và chiến đấu, “Lặng lẽ Sa Pa” đã từ trong lặng lẽ mà tạo nên những âm vang rất riêng, góp phần giúp cho mọi người nhìn nhận người mà sống tốt hơn, dâng hiến nhiều hơn. Hình ảnh chàng trai và cô gái với những suy nghĩ và việc làm của họ nghe cứ như một huyền thoại khiến cho lớp trẻ ngày nay chợt giật mình để nghĩ suy về mình nhiều hơn. Liệu chúng ta có dám tự nguyện sống và hành động, suy nghĩ như họ không? Đó là câu hỏi mà chúng ta, những học sinh cần phải biết trả lời cho một ngày không xa của tương lai mình.

Bằng giọng kể chân thật, hồn hậu mà cũng thật giản dị, bằng cách xây dựng truyện theo một trình tự tự nhiên trước – sau, bằng cách kết hợp miêu tả cảnh với tình, tác giả Nguyễn Thành Long đã khéo léo đưa người đọc đến với đỉnh cao Yên Sơn ngập tràn mây và gió, để tiếp xúc và hiểu được những con người thật sự lí tưởng, đểyêu thêm cuộc sống, yêu thêm công việc.

“Lặng lẽ” mà lại không lặng lẽ, tác phẩm Nguyễn Thành Long đã đểlại tiếng vang cho hôm nay. Hy vọng, đó sẽ là những vang vọng trong tâm hồn của nhiều thế hệ thanh niên mai sau.

Với bài tham khảo “Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long” chúc các bạn học tốt!

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *