Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Đề bài: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện trong trích đoạn “Đất Nước” trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm

Bài văn mẫu số 1: Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Đất nước luôn là một chủ đề bao trùm trong thơ ca, đặc biệt là thơ ca thời kì chống Mĩ. Cảm nhận của các nhờ thơ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ có những nét rất riêng mang dấu ấn sự trải nghiệm bằng chính cuộc sống của mình, nhất là thơ của những cây bút trực tiếp cầm súng. Trong sự cảm nhận về đất nước của các nhà thơ thời kì chống Mĩ, thấm nhuần tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”, đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ nội dung tư tưởng ấy.

Bao trùm cả đoạn thơ nói về đất nước là tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. Đây là một đoạn tiêu biểu nhất trong trường ca Mặt đường khát vọng. Nhà thơ viết để thức tỉnh nhân dân các đô thị miền Nam trong vùng bị giặc chiếm và rộng hơn là cho mọi người nhận thức lại một vấn đề đã trở nên quá quen thuộc, đó là vấn đề đất nước: Đất nước có tự bao giờ? Đất nước là gì? Ai làm nên đất nước… để từ đó mỗi người tự xác định trách nhiệm của mình đối với đất nước.

Thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng những chất liệu thuộc văn hóa dân gian một cách đậm đà và sáng tạo, từ ca dao, tục ngữ đến truyền thuyết, truyện cổ tích, từ những phong tục tập quán đến những chi tiết lấy từ đời sống hàng ngày của nhân dân như cau trầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo ta ăn hàng ngày đến hòn than, con cúi… Có khi tác giả giữ nguyên văn một câu ca dao nhưng chủ yếu là tác giả nhào nặn những chất liệu ấy bằng một cảm xúc với một cách nói mới khiến cho những câu thơ vừa hiện đại vừa thấm đẫm bất liệu dân gian, chẳng hạn như câu thơ:

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Lấy từ ý của câu ca dao:
Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Câu thơ: “Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” là lấy từ bài ca dao nổi tiếng: “Khăn thương nhớ ai khăn rơi xuống đất/Khăn thương nhớ ai khăn vắt lên vai”…

Đoạn thơ được sáng tác theo thể tự do, các dòng thơ cũng như mạch cảm xúc và sự triển khai ý thơ khá tự do, thoải mái, có thể gọi là một thứ tùy bút thơ, nhưng thực ra nó vẫn có một trình tự kết cấu rất logic. Những liên tưởng dựa trên những câu ca dao, các môtíp thần thoại, truyện cổ tích và những chi tiết về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán… tựu trung để thể hiện đất nước trên các phương diện thời gian, không gian địa lí, lịch sử, bề dày văn hóa, phong tục tập quán, lối sống và tình cách dân tộc. Ở phương diện nào thì tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” cũng vẫn là tư tưởng cốt lõi, chi phối mọi cảm xúc của sáng tạo nghệ thuật.

Đó cũng chính là đặc điểm cơ bản của thơ Nguyễn Khoa Điềm, vừa chính luận, triết lí, vừa tình cảm thhiết tha. Chính vì thế khi nói về lịch sử đất nước, tác giả không nói như các nhà lịch sử đưa ra những sử liệu mà bằng cách để cho ta nghe từ thuở ấu thơ, là miếng trầu của bà ăn, cái kèo, cái cột tro nhà, hạt gạo ta ăn hàng ngày đến tình nghĩa của cha mẹ:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.

Những câu thơ không phải chỉ cụ thể hóa khái niệm đất nước bằng những cái thường ngàu dần gũi trong đời sống con người mà còn gợ lên một bề dày lịch sử mốn nghìn năm và chiều sâu của một nền văn hóa phong phú, lâu đời của dân tộc. Những câu thơ cũng không phải chỉ nhắc đến những phong tục tập quán, truyền thống đánh giặc giữ nước mà còn gợi đến các truyền thuyết, các truyện cổ tích vào loại cổ xưa nhất của dân tộc: truyện cổ tích Sự tích trầu cau, truuyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc… và dưới tầng sâu của những câu chữ ấy còn nhắc ta nhớ đến những người đã làm nên đất nước, tức là những người đã sáng tạo ra nền văn hóa, đã tạo ra những truyện dân gian và truyền thống ấy. Họ chính là nhân dân, những con người vô danh giản dị nhưng vô cùng thông minh. Chính họ đã làm ra đất nước. Lời thơ như những lời trò chuyện tâm tình thủ thỉ về những kỉ niệm của chính mình.

Lịch sử của đất nước đã trải qua bốn nghìn năm xây dựng và bảo vệ, khi nghĩ về chiều dài truyền thống dân tộc thường người ra nghĩ về những triều đại, đến những bậc vua chúa và những anh hùng trong sử sách, nhưng đất nước đâu phải chỉ có những bậc vua chúa và những anh hùng lưu danh ấy, đâu chỉ có riêng họ làm nên đất nước, vì thế khi nghĩ về lịch sử bốn nghìn năm, Nguyễn Khoa Điềm chỉ điểm lại các triều đại mà không nhắc đến tên tuổi các anh hùng dân tộc nổi tiếng. Nhà thơ nhấn mạnh đến vô vàn những con người vô danh bình dị trong suốt bốn nghìn năm lịch sử:

Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.

Những con người vô danh ấy chính là nhân dân, họ là một tập thể những anh hùng vô danh. nr Họ sống rất giản dị, họ chính là những người sáng tạo ra đất nước và họ không tiếc máu xương để chiến đấu bảo vệ đất nước. Họ chiến đấu và hi sinh không phải đem lợi ích gì cho cá nhân họ, cũng không phải để lại dòng tên lưu danh mà vì lẽ thiêng liêng cao cả là bảo vệ đất nước. Họ cũng chính là những người đã giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ sau giá trị văn hóa, tinh thần, vật chất của đất nước, của dân tộc, từ hạt lúa với nền văn minh lúa nước, ngọn lửa tạo nên bước tiến của loài người đến những giá trị tinh tần quý báu như ngôn ngữ, giọng nói của cha ông, phong tục tập quán, tên xã tên làng… Họ cũng chính là những người an hùng văn hóa:

Họ giữ lửa truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân.

Những câu thơ không chỉ thể hiện sự nhận thức sâu sắc mà còn ẩn chứa biết bao cảm xúc chân thành của nhà thơ trước những hi sinh thầm lặng và những đóng góp lớn lao của những người vô danh trong suốt chiều dài lịch sử.

Đất nước là máu xương của những con người vô danh, là truyền thống lâu đời của dân tộc tồn tại mãi cho đến ngày hôm nay nhưng đất nước cũng là một không gian địa lí cụ thể từ thuở xa xưa “thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông:, từ thuở một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, người lên núi, kẻ xuống biển sinh cơ lập nghiệp, đất nước còn là không gian gần gũi với đời sống mỗi người: “Đất là nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm”, với tình yêu tuyệt vời của đôi lứa “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Cái không gian ấy cũng là cái không gian sinh tồn trong cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ vẫn giữ gìn mãi những nét đẹp trong phong tục tập quán, cội nguồn làm nên sức mạnh của dân tộc:

Những ai đã khuât
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặ dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biến cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

Từ quan niệm “Đất Nước của nhân dân”, tác giả đã có những phát hiện sâu sắc và mới mẻ về những thắng cảnh của đất nước, đồng thời là niềm tự hào của dân tộc nghìn năm văn hiến:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những hòn núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại 

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, bà Đen, bà Điểm.

Từ sự tích núi Vọng Phu đến hòn Trống Mái, từ lịch tích Thánh Gióng đến sự tích chín mươi chín con voi quây quần thuần phục nơi đất tổ Hùng Vương, từ những sự tích về núi Bút non Nghiên, thắng cảnh Hạ Long đến những địa danh ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm… mỗi danh lam thắng cảnh đều gắn với một truyền thuyết riêng, tạo nên một thời gian cổ tích huyền thoại. Những thắng cảnh ấy đâu phải chỉ là những vật vô tri vô giác ngẫu nhiên do kiến tạo địa lí mà là do những con người cùng hóa thân mình tạo dựng làm nên những vẻ đẹp của đất nước. Từ những danh lam thắng cảnh cụ thể ấy, tác giả đi đến khái quát sâu sắc bằng những câu thơ giàu triết lí:

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dánh hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…

Và khi nói về “Đất Nước của Nhân dân”, một cách tự nhiên, tác giả trở về với ngọn nguồn phong phú đẹp đẽ của nền vă hóa vă học dân gian mà tiêu biểu là ca dao. Vẻ đẹp tinh thần của nhân dân, hơn đâu hết, được thể hiện trong ca dao và cổ tích: “Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”. Tư tưởng cốt lõi của đoạn thơ đến đây được gợi lên một cách trực tiếp thật giản dị mà cũng thật độc đáo. Đến với thơ ca, tác giả chỉ chọn ba câu thơ trong kho tàng ca dao dân gian để nói về ba phương diện quan trọng nhất của đời sống dân tộc. Thật say đắm trong tình yêu “yêu em từ thuở trong nôi”, quý trọng tình nghĩa: “quý công cầm vàng những ngày lặn lội” nhưng cũng thật quyết liệt trong căm thù và chiến đấu: “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy/Đi trả thù mà không sợ dài lâu”. Đấy là những phẩm chất tạo nên vẻ đẹp và sức mạnh kì diệu của dân tộc Việt Nam trong suốt bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” thực ra không phải nói đến Nguyễn Khoa Điềm và thơ ca chống Mĩ mới có mà nó đã xuất hiện từ thời xa xưa. Thơ ca chống Mĩ chỉ là sự kế tục, làm phong phú, sâu sắc thêm cảm hứng này. Từ thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã quan niệm “lật thuyền mới biết dân như nước”. Phan Bội Châu cũng đã từng viết “dân như nước, nước là nước dân”.

Đây là những nhận thức vô cùng đúng đắn, nhưng phải đến giai đoạn chống Mĩ, tư tưởng này mới lại một lần nữa đực nhận thức sâu sắc thêm bởi những vai trò, những đóng góp to lớn, những hi sinh anh dũng của nhân dân trong cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc. Và với Nguyễn Khoa Điềm, từ tưởng này được thể hiện rõ nhất và được nâng lên thành cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Đây là một đóng góp rất quý báu của Nguyễn Khoa Điềm đối với việc bồi dưỡng tình cảm yêu nước cho người đọc.

Bài văn mẫu số 2 Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm

I. MỞ BÀI

Nguyễn Khoa Điềm là 1 nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kì gian khổ. Ông cùng thế hệ với những nhà thơ như Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ, Xuân Quỳnh,…Trong dàn đồng ca chung của thơ ca thời kì “Lửa cháy”, Nguyễn Khoa Điềm cũng viết về hào khí của 1 dân tộc:

“Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai!”

Trong giai đoạn này, Nguyễn Khoa Điềm viết rất sung sức, rất đều tay. Ông đã cho ra đời nhiều tập thơ, nhiều trường ca có giá trị. Nhắc đến thơ của Nguyễn Khoa Điềm, mỗi người yêu thơ không thể không nhắc đến tập thơ tiêu biểu đó là “Đất ngoại ô” còn nhắc đến trường ca, sẽ thật là thiếu sót nếu ta bỏ qua trường ca “Mặt đường khát vọng”. Ai đã từng đọc trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm có thể quên đi 4 chương thơ đầu tiên để chỉ nhớ đến chương cuối đó là chương 5 với nhan đề “Đất nước”. Chương thơ ấy đã được tách ra khỏi trường ca “Mặt đường khát vọng” như 1 bài thơ độc lập và được đưa vao trong chương trình giảng dạy như 1 kiệt tác của Nguyễn Khoa Điềm nói riêng, của thơ ca thời kì “Lửa cháy” nói chung. Thành công của Nguyễn Khoa Điềm trong chương thơ này là nhà thơ đã thể hiện được tư tưởng đất nước của nhân dân:

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

II. THÂN BÀI

Nếu đặt tư tưởng đất nước của nhân dân trong bài thơ này vào trong dòng chảy của văn chương Việt Nam thì đây là 1 tư tưởng không mới bởi cách đây hơn 5 thế kỷ, Nguyễn Trãi đã khẳng định: “Chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”. Hơn 100 năm sau, Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao “dân vi bản” nghĩa là dân là gốc của nước bằng 2 câu thơ:

“Cổ lai quốc dĩ dân vi bản.
Đắc quốc ưng tri tại đắc dân”

Ta còn băt gặp tư tưởng tưởng này ở quan điểm của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu khi ông nói: “Dân là dân nước, nước là nước dân”. Tuy nhiên, quan điểm của những nhà hiền triết trên đây mang nặng ý thức hệ của nhà nước phong kiến phương Đông. Chỉ đến khi cuộc CMXHCN thành công ở miền Bắc nước ta thì tư tưởng đất nước của nhân dân được nhìn dưới ý thức hệ mới đó là tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và được đưa vào trong chương trình giảng dạy. Là sinh viên khóa 1 khoa văn trường đại học sư Phạm Một Hà Nội, Nguyễn Khoa Điềm lại là con trai nhà phê bình Mác xít Hải Triều, ông được tiếp thủ, ảnh hưởng bởi chủ nghĩa Mác – Lênin ngay từ tấm bé. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, quần chúng nhân dân là người làm ra đất nước, làm ra lịch sử còn cá nhân con người chỉ giữ vai trò quan trọng mà thôi.

Năm 1964, rời ghế nhà trường trở về quê hương đúng ngày quê hương đầy bóng giặc như trong “Quê hương” của Giang Nam:

“Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi”

Nguyễn Khoa Điềm trực tiếp cầm súng chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là 1 thời kì lịch sử cho phép ông nhìn nhận lại vai trò to lớn của nội dung. Như vậy với cái nhìn đồng đại của thế giới quan Mác xít kết hợp với cái nhìn lịch đại của đất nước 4000 năm nội dung ra trận bảo vệ đất nước, Nguyễn Khoa Điềm viết rất thành công tư tưởng đất nước cua nội dung ở 1 bài thơ rất dài mà đoạn trích trên đây gồm 90 câu.


Thành công đầu tiên khi thể hiện tư tưởng đất nước của nội dung là Nguyễn Khoa Điềm đã lựa chọn cho mình chất liệu văn hóa rất phù hợp đó là chất liệu văn hóa dân gian. Vẫn biết rằng chất liệu thuộc hình thức nghệ thuật của 1 bài thơ mà nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ còn trái tim là nghệ sĩ. Tuy nhiên việc thể hiện tiếng nói của trái tim là rất quan trọng. Nói như Bạch Cư Dị:

“Lời là gốc
Ý là cành
Thanh là hoa
Nghĩa là quả”

Thơ ca là nghệ thuật của ngôn từ. Chính nghệ thuật đã đem lại cho thơ ca trở thành lĩnh vực của 1 sự độc đáo. Trong bất cứ 1 nền văn học nào đều có 2 dòng văn hóa song song tồn tại đó là văn hóa dân gian và văn hóa chính thống hay còn gọi là văn hóa bác học. Văn hóa dân gian là nền tảng văn hóa ở 1 đất nước, 1 dân tộc. Trong bài thơ này, Nguyễn Khoa Điềm không dùng văn hóa chính thống. Nói cách khác, ông từ chối văn hóa chính thống, quay trở lại lấy văn hóa dân gian làm chất liệu để viết bài thơ này.

Văn hóa dân gian vốn được hiểu là văn hóa do nội dung sáng tạo ra trong quá trình lao động sản xuất, chinh phục tự nhiên, được đúc kết thành những kinh nghiệm, những câu tục ngữ ca dao truyền đến muôn đời. Văn hóa dân gian trong phạm vi bài thơ này là những câu tục ngữ ca dao, những làn điệu dân ca, những câu hò sông nước, những câu chuyện cổ tích, những phong tục tập quán mà Nguyễn Khoa Điềm đã gói gọn trong câu thơ:

“Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

Văn hóa dân gian là sản phẩm tinh thần của nhân dân. Nguyễn Khoa Điềm đã mượn sản phẩm tinh thần của nhân dân để viết về tư tưởng đất nước của nhân dân. Như vậy, bài thơ “Đất nước” từ nội dung đến hình thức nghệ thuật đều thấm đẫm tư tưởng đất nước của nhân dân.

Đất nước vốn là 1 đề tài lớn nhưng nó hiện lên trong thơ Nguyễn Khoa Điềm không hề chương trình, không hề lí luận khô khan, khó hiểu mà dễ đi sâu vào lòng người như câu hát, điệu ru của bà của mẹ. Ta có cảm giác Nguyễn Khoa Điềm không làm thơ mà như đang cất lên làn điệu dân ca, những câu hò sông nước bởi mỗi người Việt Nam từ trong tiềm thức của mình ai chẳng 1 lần vang lên câu hát vọng về từ xứ Lạng:

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Câu ca này điệp vào thơ của Nguyễn Khoa Điềm ở hình ảnh:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu”

Mỗi độ xuân về, người Việt Nam lại hành hương về đất tổ, lòng ta lại rạo rực, bồi hồi, xúc động trước những câu ca dao mộc mạc chân thành mà đằm thắm:

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng 3 mùng 10”
Toàn bộ điều này được kết tinh trong câu thơ:
“Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ”
Ta còn thấy ở đây có những câu ca dao như:
“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai”

Câu ca dao ấy bước vào “Đất nước” trở thành câu thơ:

“Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

Ta cũng còn bắt gặp những câu chuyện cổ tích như sự tích Thánh Gióng, sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ,… mà tiêu biểu nhất là sự tích trầu cau:

“Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”

Ta còn thấy ở bài thơ này có rất nhiều những phong tục tập quán của người Việt như cách làm ra hạt gạo:

“Hạt gao phải 1 nắng 2 sương xay, giã, giần sàng”

Đó còn là việc nhà việc cửa:

“Cái kèo cái cột thành tên”

Đó là cách để tóc sau đầu của mẹ:

“Tóc mẹ thì bới sau đầu”

Tất cả những đều làm toát lên vẻ đẹp của nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đời. Nó là cách cảm, cách nghĩ của người Việt từ tời thượng cổ. Nó xuyên suốt 1 bài thơ dài với 90 câu, tưới thẫm lên đó là chất liệu dân gian.

Cái hay của Nguyễn Khoa Điềm ở đây đó là ông không bê y nguyên câu tục ngữ ca dao nào thành thơ của mình mà dường như văn hóa dân gian thấm sâu vào tâm hồn ông ngay từ tấm bé qua câu hát điệu ru của bà của mẹ để bây giờ khi viết bài đất nước, ông đã chưng cất nó, chắt lọc nó, xử lí nó qua lăng kính tâm hồn của mình. Thế là mỗi câu thơ dưới ngòi bút Nguyễn Khoa Điềm phảng phất theo làn điệu dân ca, phỏng theo những điệu hát ca dao, phỏng theo câu truyện cổ tích.

Đặt bài thơ “Đất nước” trong bối cảnh ngày hôm nay, khi nền văn học Việt Nam đang hội nhập với nền văn học thế giới. Mỗi người Việt Nam yêu nước cần phải bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Chúng ta phải hòa với văn học thế giới nhưng không được tan. Và thế là “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm 1 lần nữa khẳng định những thành công vốn có của bài thơ này, xứng đáng trở thành hành trang tinh thần của mỗi chúng ta.

Một trong những thành công nữa của Nguyễn Khoa Điềm trong bài thơ này ta cần phải kể đến đó là cách triển tư tưởng đất nước của nhân dân. Cần phải khẳng định “Đất nước” được Nguyễn Khoa Điềm viết khá đều tay như 1 dòng nội tâm tuôn chảy vì nhà phê bình văn học Diệp Tiếp đã nói: “thơ là tiếng lòng”. Đọc bài thơ, ta có cảm giác Nguyễn Khoa Điềm không hề sắp đặt theo 1 đề cương nào. Vì vậy độc giả bạn đọc khó có thể chia cắt hay phân tách. Với cảm hứng khám phá, cắt nghĩa, lí giải, Nguyễn Khoa Điềm đã tìm ra khái niệm đất nước. Khi viết bài thơ này, hình như Nguyễn Khoa Điềm luôn đứng trước hàng loạt câu hỏi: Đất nước là gì? Đất nước này do ai làm ra? Đất nước này do ai gìn giữ và bảo vệ trong suốt 4000 năm qua? Trích đoạn “Đất nước” là 1 câu trả lời đầy triết luận triết lí nhưng cũng giàu chất thơ: đó chính là nhân dân. Trong bài thơ, ta có thể dễ dàng nhận thấy khái niệm đất nước và nhân dân có chung nội hàm. Nhân dân là hiện thân sự sống của Đất nước, là chủ thể của Đất nước. Họ là chủ thể về địa lí, chủ thể về lịch sử, chủ thể về văn học, phong tục tập quán. Ngược lại, Đất nước đi lên, phát triển, giàu mạnh nhằm đáp lại lòng mong mỏi của nhân dân.

Là một người chiến sĩ làm thơ, gót chân của Nguyễn Khoa Điềm đi nhiều trên dải đất hình tia chớp thân yêu. Đi đến đâu, nhìn vào lĩnh vực nào, khía cạnh nào, phương diện nào, Nguyễn Khoa Điềm đều khẳng định đất nước này chính là nhân dân làm ra. Vì vậy, nhìn sâu vào bên trong mạch thõ, ta nhận thấy tình yêu đất nước của nhân dân được Nguyễn Khoa Ðiềm triển khai trên ba bình diện: bề rộng của không gian địa lí lãnh thổ, chiều dài của thế giới lịch sử và bề dày của nền văn học phong tục tập quán. 3 bình diện này quan hệ biện chứng hữu cơ với nhau. Thậm chí, có những câu thơ cùng một lúc mang cả ba bình diện. Chính điều này đã làm nên mạch thống nhất trong tư tưởng của nhà thơ, sự thống nhất của bài thơ.
Đầu tiên, Đất nước được triển khai từ bình diện không gian địa lí lãnh thổ. Nói đến không gian địa lí, lãnh thổ nước ta là phải nói đến một dải đất hình tia chớp mà ta đã từng quen thuộc qua những vần thơ:

Quê hương ta một dải
Từ mũi Cà mau
đến địa đầu Móng Cái

Nguyễn Khoa Điềm khi viết bài thơ này, ông đi tìm đất nước ở những cái ngày xửa ngày xưa ở trong câu chuyện cổ tích. Vì vậy, nhà thơ mở đầu khúc ca “Đất nước” bằng những câu thơ:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể”

Trở về với cái “ngày xửa ngày xưa” ấy, Nguyễn Khoa Điềm đã phát hiện ra 2 nguyên tố gốc, hai nguyên tố cơ bản làm ra đất nước đó là “đất” và “nước”. Trong quá trình hình thành thực thể đất nước cũng như phát triển đất nước, “đất” và “nước” là hai tế bào đầu tiên. Nguyễn Khoa Điềm biến hóa, nhân đôi, sinh sôi nảy nở để trở thành cơ thể đất nước hoàn chỉnh. Ở đây ông đồng nhất đất là người “anh”, nước là người “em”:

“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm”

Dùng thuyết âm dương, Nguyễn Khoa Điềm đã nhập “đất” vào với “nước” để tìm ra khái niệm đầu tiên:

“Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

Với cách cắt nghĩa, khám phá để lí giải, Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định làm ra Đất nước này đó chính là sự hò hẹn của đôi ta. Đôi ta ở đây chính là “anh” và “em”, là sự hóa thân của nhân dân. Nói cách khác, nhân dân là người làm ra đất nước.

Để thêm phần thuyết phục độc giả bạn đọc, Nguyễn Khoa Điềm một lần nữa lại tách khái niệm đất nước để khẳng định:

“Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Cùng khoảng “thế giới đằng đẵng” và “Không gian mênh mông” kia, Nguyễn Khoa Điềm lại tìm ra 1 khái niệm mới của đất nước:

“Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ”

Như vậy rõ ràng chính sự đoàn tụ của muôn dân đã làm ra đất nước. Như vậy với hai lần cắt nghĩa, lí giẩi, Nguyễn Khoa Điềm đã khăng định với người đọc nhân dân là người làm ra đất nước ở góc độ không gian địa lí.

Và cứ như thế, không mạnh mẽ gân guốc, chẳng mạnh mẽ hào hùng Nguyễn Khoa Điềm thủ thỉ, tâm tình với bạn đọc để khẳng định rằng phát triển đất nước này trong 4000 năm qua không ai khác ngoài nhân dân bằng những câu thơ:

“Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn”

Như vậy, đất nước này có phát triển, có “vẹn tròn, to lớn” nhờ có “chúng ta cầm tay mọi người”, nhờ có tinh thần đoàn kết của nhân dân. Tinh thần đoàn kết ấy tạo ra sức mạnh nội lực của đất nước, giúp đất nước phát triển to lớn hơn. Như vậy tựu trung lại, phát triển đất nước này trong suốt 4000 năm qua chính là nhờ có nhân dân.

Một trong những đặc sắc của Nguyễn Khoa Điềm trong chương thơ này là ông đã đi lí giải tên địa danh của đât nước để chứng minh rằng bảo vệ đất nước này trong suốt 4000 năm qua không ai khác cũng là nhân dân. Vẫn biết rằng một đất nước là sự cộng gộp của biết bao nhiêu ngọn núi, con sông, ruộng đồng, gò bãi… Ở đâu cũng có tên đất, tên làng, tên núi, tên sông..Một mảnh đất chừng nào thiếu đi tên gọi, chừng ấy nó thiếu đi sự sống thiêng liêng của con người. Nhưng đặt tên gọi không thể tùy tiện bởi đằng sau tên gọi là 1 huyền thoại, đằng sau huyền thoại là một cuộc đời. Chính cuộc đời ấy, con người ấy ngã xuống bảo vệ đất nước này, làm nên đất đai của xứ sở.

Hòn Vọng Phu ngàn năm còn đó như minh chứng cho lòng thủy chung, son sắt ngàn đời của người phụ nữ Việt Nam bởi hai chữ Vọng Phu chính là chờ chồng. Đất nước ta đã phải trải qua 30 năm của hai cuộc chiến tranh trường kì gian khổ. Biết bao nhiêu người con trai ra trận, người con gái trở về nuôi cái cùng con, chờ chồng đằng đẵng hóa đá với biết bao cảm động. Nhân dân ở đây còn được hóa thân thành chàng Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh tan giặc Ân trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Đây chính là tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam. Nội dung cũng là hình ảnh người học trò nghèo đã “góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên”. Họ còn là người yêu quê hương, thổi hồn mình vào con cóc, con gà “cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”. Đó còn là những con người ta nhớ mặt đặt tên:

“Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”

Nhưng thử hỏi đất nước này có biết bao nhiêu con người đã ngã xuống vì ngày mai độc lập, ngã xuống để bảo vệ đất nước mà ta không biết mặt đặt tên:

Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Làm sao ta quên được hình ảnh anh giải phóng quân bước vào “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân:

“Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.”

Đó chính là dáng đứng của người Việt Nam ở thế kỷ 20 – những con người ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc thân yêu.

Như đã nói, là người chiến sĩ làm thơ, gót chân của Nguyễn Khoa Điềm đã in hằn trên mọi nẻ của Tổ quốc thân yêu. Đi đến đâu, nhìn vào lĩnh vực nào, khía cạnh nào, phương diện nào, ông đều chia sẻ tất cả là do nhân dân làm ra. Ông đã đúc kết thành đoạn thơ rất đẹp:

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”

Những cuộc đời ấy ngã xuống bảo vệ đất nước này, làm nên đất đai của xứ sở. Như vậy, có thể thấy rõ chính nội dung là người bảo vệ đất nước này trong 4000 năm qua.

Từ một tiền đề vững chắc như vậy, Nguyễn Khoa Điềm đã triển khai tiếp đất nước ở chiều dài thế giới lịch sử. Nói đế lịch sử của nước ta là phải nói đến con số của 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đặc sắc của Nguyễn Khoa Điềm khi triển khai đất nước ở chiều dài thế giới lịch sử đó là ông không đi theo hướng của các nhà sử gia chính thống – họ nhìn lịch sử là sự tiếp nối của các triều đại. Nguyễn Trãi đã từng đi theo hướng này trong t/p “Bình ngô đại cáo”:

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên xưng đế một phương”
Chế Lan Viên cũng đã từng viết:
“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc,
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”

Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm nhìn lịch sử như một cuộc chạy tiếp sức của 4000 thế hệ, 4000 lớp người mang trong mình ngọn lửa sức sống Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ nhất ở đoạn thơ:

“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con”

Trong suốt 4000 năm ấy, người Việt Nam cứ truyền ngọn lửa yêu nước từ lớp người này qua lớp người khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ đời này qua đời khác, từ lồng ngực người già qua trái tim của thế hệ trẻ. Lớp lớp người Việt Nam ra trận để viết lên trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam như một nhà thơ đã từng viết:

“Tôi muốn viết bài thơ trên báng súng
Con lớn lên để viết tiếp thay cha
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
Người hôm nay viết tiếp người hôm qua”

Như vậy rõ ràng viết lên trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam là nhân dân Việt Nam. Trang sử ấy được viết lên bằng máu, bằng mồ hôi, bằng nước mắt, bằng cuộc đời của biết bao con người. Nhận định về vấn đề này, Engels đã nói: “Không có máu và nước mắt của nhân dân, dân tộc ấy không thể có lịch sử.”

Bên cạnh đó, viết về lịch sử trong bài thơ này, Nguyễn Khoa Điềm không chỉ dừng lại ở lịch sử của chiến trận. Lịch sử của Nguyễn Khoa Điềm là lịch sử của sự gợi mở. Trong suốt 4000 năm qua, nội dung Việt Nam đã lưu truyền đất nước này ở nhiều phương diện. Họ gìn giữ hạt giống để mùa sau. Họ gìn giữ cả ngọn lửa. Ngọn lửa ở đây chính là ngọn lửa của dân tộc Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên trong mỗi đêm thiêng, người Việt Nam lại thường nhớ đến ngọn lửa. Họ truyền lại cho ta cả giọng điệu, cả ngôn ngữ. Họ giữ gìn cả 1 nền văn hóa bởi nói như chủ tịch HCM: “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.” Như vậy, ta có thể thấy rõ chính nội dung là người đã làm ra, gìn giữ và bảo vệ đất nước này trong suốt 4000 năm qua. Tóm lại, nội dung là chủ thể của đất nước ở phương diện lịch sử.

Nếu viết bài thơ “Đất nước” mà Nguyễn Khoa Điềm chỉ dừng lại ở không gian địa lí lãnh thổ và thế giới lịch sử không thôi thì chưa thể có khái niệm đất nước hoàn chỉnh bởi một đất nước cần phải có bề dày về văn học, phong tục tập quán. Vì vậy, ở bài thơ này Nguyễn Khoa Điềm đã triển khai tư tưởng đất nước của nhân dân ở bình diện thứ 3 đó là bề dày của văn học phong tục tập quán. Một lần nữa, Nguyễn Khoa Điềm lại thể hiện sự đặc sắc của mình khi ông không đi theo hướng của các nhà văn học chính thống – họ nhìn văn học bằng cách điểm lại những đền đài, thành quách, những công trình văn chương nghệ thuật đồ sộ của nền văn học bác học. Văn học của Nguyễn Khoa Điềm rất giản dị, rất gần gũi đối với cuộc sống của mỗi con người nhưng lại có sức sống lâu đời, bền bỉ nhất. Nó gắn liền với sự ra đời, sự phát triển của đất nước. Nó có từ thủa khai thiên lập địa. Văn học ấy là những câu tục ngữ ca dao, những làn điệu dân ca, những câu hò sông nước, những câu chuyện cổ tích, những phong tục tập quán gắn liền với đời sống tinh thần của người Việt… Nó do nội dung làm ra và lưu truyền đến tận ngày hôm nay.

Với hướng suy tưởng này, Nguyễn Khoa Điềm đã có những khám phá bất ngờ, có thể làm ngỡ ngàng tất cả người yêu thơ. Tiêu biểu ta phải kể đến việc ông khám phá ra miếng trầu như là một công trình về văn chương nghệ thuật ở câu thơ:

“Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”

Câu thơ này tưởng như một nghịch lí bởi đất nước bắt đầu từ nghìn xưa sao lại bắt đầu từ bây giờ? Thế nhưng nếu người yêu thơ dừng lại để suy nghĩ, ngẫm nghĩ sâu vào trong mạch tư tưởng của câu thơ này thì đây lại là sự hợp lí sâu sắc bởi mỗi miếng trầu bà ăn hôm nay là sự khám phá, tìm tòi của người Việt từ thời thượng cổ. Trong mỗi miếng trầu ấy có mùi hăng hăng của lá trầu, cay cay của thuốc, nồng nồng của vôi. Tất cả đều là lịch sử thăng trầm của đất nước 4000 năm được kết tinh vào trong mỗi miếng trầu. Nói cách khác, mỗi miếng trầu bà ăn hôm nay đều đã có 4000 năm tuổi. Nó gắn liền với sự tích cổ của người Việt đó là sự tích trầu cau. Nó gắn liền với những câu thành ngữ, tục ngữ như “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Không phải ngẫu nhiên viết về dân tộc Việt Nam, người ta vẫn thường mượn hình ảnh miếng trầu. Giữa hai giờ súng nổ, chị Út Tịch trong “Người mẹ cầm súng” của Ng Thi đã đặt súng xuống, bỏm bẻm nhai miếng trầu của cô Tấm ngày xưa. Chính miếng trầu ấy đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần để Út Tịch vào trận đánh quân thù. Như vậy rõ ràng miếng trầu ở đây chính là văn học Việt Nam. Từ tiền đề ấy, Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định văn học của đất nước này là do nhân dân sáng tạo ra. Nó làm toát lên vẻ đẹp một nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đời.

Như vậy nhân dân vừa làm ra địa lí lãnh thổ, nội dung vừa gìn giữ, phát triển địa lí. Nhân dân làm ra lịch sử, phát triển lịch sử đến ngày hôm nay. Và cũng chính nhân dân chứ không ai khác đã làm ra văn học, phát triển, bảo vệ nền văn học muôn đời cho đến tận ngày hôm nay. Với tất cả những góc độ chứng minh như vậy, Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định đất nước này là của Nhân dân.

III. KẾT BÀI

Vẫn biết rằng trường ca là một thể thơ dài, khó thuộc, khó nhớ và người viết trường ca dễ bị sa vào lối liệt kê, kể lể. Trích đoạn “Đất nước” nói riêng, trường ca “Mặt đường khát vọng” nói chung tuy không tránh khỏi tì vết này nhưng với tất cả những gì Nguyễn Khoa Điềm đã mang lại cho bài thơ “Đất nước”, với tư tưởng đất nước của Nhân dân, “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm xứng đáng là những vần thơ của năm tháng không thể nào quên.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *